Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời Bài 6: Viết đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc (Bài viết số 2)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Viết đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc (Bài viết số 2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: CHÂN TRỜI RỘNG MỞ
BÀI 6: VÀO HẠ
VIẾT: VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU LÍ DO TÁN THÀNH HOẶC PHẢN ĐỐI MỘT HIỆN TƯỢNG, SỰ VIỆC (BÀI VIẾT SỐ 2)
(19 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Phần mở đầu trong đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc có nội dung gì?
A. Đưa ra ý kiến tán thành hoặc không tán thành.
B. Nêu hiện tượng, sự việc muốn nhắc đến.
C. Bảo vệ ý kiến bằng các lí do phù hợp.
D. Thể hiện được suy nghĩ, mong muốn, ... về hiện tượng, sự việc.
Câu 2: Đâu không là nội dung của phần triển khai trong đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc?
A. Đưa ra ý kiến tán thành hoặc không tán thành.
B. Bảo vệ ý kiến bằng các lí do phù hợp.
C. Thể hiện được suy nghĩ, mong muốn, .... về hiện tượng, sự việc.
D. Đưa ra thông tin và dẫn chứng minh họa cụ thể.
Câu 3: Phần kết thúc trong đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc có nội dung gì?
A. Đưa ra ý kiến tán thành hoặc không tán thành.
B. Nêu hiện tượng, sự việc muốn nhắc đến.
C. Bảo vệ ý kiến bằng các lí do phù hợp.
D. Thể hiện được suy nghĩ, mong muốn, ... về hiện tượng, sự việc.
Câu 4: Đoạn văn nêu lý do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc cần có những yếu tố cơ bản nào?
A. Chỉ cần nêu cảm xúc cá nhân về hiện tượng, sự việc.
B. Bao gồm ý kiến rõ ràng (tán thành hoặc phản đối) và lý do thuyết phục để giải thích quan điểm.
C. Đưa ra ý kiến trung lập, không nghiêng về tán thành hay phản đối.
D. Chỉ cần nêu sự việc mà không cần lý do cụ thể.
Câu 5: Lý do được đưa ra trong đoạn văn tán thành hoặc phản đối về một sự việc, hiện tượng cần phải:
A. Ngắn gọn, nhưng có tính thuyết phục và dựa trên dẫn chứng, lập luận hợp lý.
B. Chủ yếu dựa vào cảm xúc cá nhân mà không cần dẫn chứng.
C. Được liệt kê nhiều, không cần phân tích sâu.
D. Mơ hồ để người đọc tự suy nghĩ thêm.
Câu 6: Mục đích chính của việc viết đoạn văn nêu lý do tán thành hoặc phản đối về một sự việc, hiện tượng là gì?
A. Chia sẻ cảm xúc cá nhân với người đọc.
B. Kể lại một câu chuyện liên quan đến hiện tượng, sự việc.
C. Trình bày một quan điểm rõ ràng và thuyết phục người đọc đồng tình hoặc hiểu rõ ý kiến của mình.
D. Nêu các lý do theo dạng liệt kê mà không cần kết luận.
Câu 7: Khi viết đoạn văn tán thành hoặc phản đối một sự việc, hiện tượng cần lưu ý điều gì để đoạn văn đạt hiệu quả cao?
A. Trình bày rõ ràng ý kiến, sử dụng lý lẽ, dẫn chứng phù hợp để hỗ trợ quan điểm.
B. Viết thật dài và liệt kê thật nhiều ý kiến mà không cần sắp xếp logic.
C. Đưa ra ý kiến nhưng không cần lý do cụ thể, người đọc tự hiểu.
D. Viết cảm tính, không cần lập luận chặt chẽ.
II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)
Câu 1: Vì sao cần sử dụng dẫn chứng trong đoạn văn nêu lý do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc?
A. Để làm cho đoạn văn dài hơn và phong phú hơn.
B. Để lý giải và thuyết phục người đọc tin vào ý kiến của người viết.
C. Để thể hiện sự sáng tạo trong cách viết.
D. Để tránh việc lặp lại ý kiến ban đầu.
Câu 2: Để đoạn văn nêu lý do tán thành hoặc phản đối về một sự việc, hiện tượng người viết cần tránh điều gì?
A. Sử dụng các dẫn chứng cụ thể để hỗ trợ ý kiến.
B. Thể hiện quan điểm cá nhân một cách chân thật.
C. Sắp xếp các lý do theo trình tự hợp lý.
D. Viết ý kiến không rõ ràng hoặc mâu thuẫn giữa các lý do.
Câu 3: Khi trình bày ý kiến phản đối một hiện tượng trong đoạn văn, việc đưa ra lý do cần đáp ứng điều kiện nào?
A. Lý do cần cụ thể, hợp lý và có thể thuyết phục được người đọc.
B. Lý do phải mang tính cảm xúc và chủ quan, không cần dẫn chứng.
C. Chỉ cần viết ngắn gọn, không cần giải thích chi tiết.
D. Lý do cần phù hợp với mọi quan điểm, không nghiêng về một bên.
Câu 4: Đâu là đặc điểm quan trọng nhất của một đoạn văn tán thành hoặc phản đối về một sự việc, hiện tượng?
A. Sử dụng từ ngữ hoa mỹ để gây ấn tượng với người đọc.
B. Đưa ra nhiều ý kiến khác nhau để tránh tranh cãi.
C. Trình bày ý kiến rõ ràng và sử dụng lý do logic để làm nổi bật quan điểm.
D. Sử dụng câu ngắn gọn, tránh viết dài dòng.
III. VẬN DỤNG (05 CÂU)
Câu 1: Khi viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối việc xả rác bừa bãi ở nơi công cộng. Câu nào dưới đây phù hợp nhất để làm câu mở đoạn cho đoạn văn?
A. Xả rác bừa bãi là hành động thường thấy ở nơi công cộng.
B. Tôi không đồng tình với việc xả rác bừa bãi vì hành động này gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho môi trường và cộng đồng.
C. Việc xả rác bừa bãi tuy không tốt nhưng đôi khi khó kiểm soát.
D. Nhiều người không quan tâm đến vấn đề xả rác nơi công cộng.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------