Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời Bài 7: Việt Nam
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Việt Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
BÀI 7: VIỆT NAM
ĐỌC: VIỆT NAM
( 29 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (14 CÂU)
Câu 1: Bài thơ trên là của tác giả nào?
A. Lê Anh Xuân.
B. Tố Hữu.
C. Huy Cận.
D. Nguyễn Đình Thi.
Câu 2: Bài thơ nhắc đến những đặc điểm gì của thiên nhiên Việt Nam?
A. Động vật và các loài chim.
B. Các mùa, địa danh và cây trái đặc trưng.
C. Nhà cửa và công trình xây dựng.
D. Phong tục và tập quán.
Câu 3: Trong bài thơ, Việt Nam có bao nhiêu mùa?
A. Hai mùa.
B. Ba mùa.
C. Bốn mùa.
D. Năm mùa.
Câu 4: Dáng đi của người Việt Nam trong bài thơ được miêu tả như thế nào?
A. Dáng đi khỏe mạnh.
B. Dáng đi lấp lánh màu tự do.
C. Dáng đi kiên cường.
D. Dáng đi nhẹ nhàng và uyển chuyển.
Câu 5: Trong bài thơ, địa danh nào được nhắc đến là “mũi đất mỡ màng phù sa”?
A. Trường Sơn.
B. Cửu Long.
C. Hà Giang.
D. Cà Mau.
Câu 6: Tác giả gọi tên Việt Nam với cảm xúc như thế nào?
A. Thiết tha, tự hào.
B. Vui vẻ, hào hứng.
C. Thân thương, bình dị.
D. Lo lắng, ưu tư.
Câu 7: Trong bài thơ, tác giả so sánh sông Cửu Long với hình ảnh nào sau đây?
A. Ánh sáng mặt trời.
B. Đỉnh núi cao.
C. Lòng mẹ bao la sóng trào.
D. Bầu trời xanh thẳm.
Câu 8: Địa danh nào được nhắc đến là “đỉnh” đầu trời trong bài thơ?
A. Cửu Long.
B. Cà Mau.
C. Trường Sơn.
D. Hà Giang.
Câu 9: Tác giả nhắc đến những loại cây nào trong bài thơ?
A. Cây tre, cây xoài, cây dừa, cây lúa.
B. Cây xoài, cây cam, cây dừa, cây cau.
C. Cây xoài, cây tre, cây cau, cây mía.
D. Cây dừa, cây tre, cây lúa, cây cam.
Câu 10: Tác giả nhắc đến đặc điểm nào của sông Cửu Long?
A. Sông Cửu Long nhỏ bé và yên tĩnh.
B. Lòng sông Cửu Long đầy phù sa.
C. Sông Cửu Long mênh mông và lặng sóng.
D. Lòng mẹ bao la sóng trào.
Câu 11: Những địa danh nào được tác giả nhắc đến trong bài thơ?
A. Hà Giang, Cà Mau, Trường Sơn, Cửu Long.
B. Sài Gòn, Hà Giang, Tây Nguyên, Trường Sơn.
C. Hà Nội, Trường Sơn, Cửu Long, Đà Nẵng.
D. Hải Phòng, Tây Bắc, Cà Mau, Trường Sơn.
Câu 12: Theo tác giả, sông núi và con người Việt Nam mang vẻ đẹp nào?
A. Nhẹ nhàng.
B. Lộng lẫy.
C. Tuyệt vời.
D. Hiền hòa.
Câu 13: Hình ảnh “mặt người sáng ánh tự hào” trong bài thơ nhằm nói về đặc điểm gì của người Việt Nam?
A. Sự chăm chỉ và kiên trì.
B. Nét tự hào và tinh thần tự do.
C. Sự hiền lành và thân thiện.
D. Nét tươi vui và cởi mở.
Câu 14: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Mặt người sáng ánh tự hào”?
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Hoán dụ.
D. Ẩn dụ.
II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)
Câu 1: Câu thơ “Bốn mùa một sắc trời riêng đất này” trong bài thơ gợi lên điều gì về đất nước Việt Nam?
A. Đất nước chỉ có một mùa trong năm.
B. Việt Nam luôn có khí hậu ấm áp.
C. Mỗi mùa của đất nước đều có nét đẹp riêng.
D. Đất nước Việt Nam chỉ đẹp vào mùa xuân.
Câu 2: Tác giả nhắc đến “dáng đi lấp lánh màu tự do” để nói về điều gì của người Việt Nam?
A. Lối sống tự nhiên và thoải mái của người Việt.
B. Tính tự do trong sinh hoạt hàng ngày.
C. Khát vọng đổi mới và sáng tạo của người Việt.
D. Niềm tự hào và tinh thần tự do của người Việt Nam.
Câu 3: Câu thơ “Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang” nhằm thể hiện điều gì về cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam?
A. Thiên nhiên hùng vĩ, đầy nắng và gió.
B. Thiên nhiên thơ mộng, bình yên.
C. Thiên nhiên mát mẻ, trong lành.
D. Thiên nhiên ấm áp, dịu dàng.
Câu 4: Ý nghĩa của hình ảnh “Trường Sơn: chí lớn ông cha, Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào” là gì?
A. Thể hiện thiên nhiên hùng vĩ của Việt Nam.
B. Nhấn mạnh sức mạnh và tình yêu thương bao la của dân tộc.
C. Gợi tả cảnh đẹp của miền núi và sông nước Việt Nam.
D. Tả sự đoàn kết và anh hùng của dân tộc.
Câu 5: Câu thơ “Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha” thể hiện cảm xúc nào của tác giả?
A. Tình yêu mãnh liệt và niềm tự hào với đất nước.
B. Nỗi nhớ về quê hương.
C. Lời chia tay với quê hương.
D. Lòng biết ơn với con người Việt Nam.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Việt Nam