Phiếu trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 10 cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM TIN 10 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 03
Câu 1: Hàm nào sau đây được sử dụng để thêm một phần tử vào cuối danh sách trong Python?
A. append()
B. insert()
C. extend()
D. add()
Câu 2: Thao tác nào sau đây được sử dụng để lấy ra một phần tử khỏi danh sách và đồng thời xóa nó khỏi danh sách?
A. pop()
B. remove()
C. delete()
D. discard()
Câu 3: Hàm nào sau đây được sử dụng để sắp xếp các phần tử trong danh sách theo thứ tự tăng dần?
A. sort()
B. order()
C. arrange()
D. sorted()
Câu 4: Kiểm thử chương trình là gì?
A. Quá trình viết code cho chương trình.
B. Quá trình tìm kiếm và sửa chữa lỗi trong chương trình.
C. Quá trình chạy chương trình để xem nó có hoạt động đúng hay không.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Tại sao cần bổ sung câu lệnh theo dõi kết quả trung gian khi truy vết?
A. Để chương trình chạy nhanh hơn.
B. Để giúp người lập trình hiểu rõ hơn về cách chương trình hoạt động và tìm ra lỗi (nếu có).
C. Để tiết kiệm bộ nhớ.
D. Để làm cho code dễ đọc hơn.
Câu 6: Khi sử dụng hàm sqrt() ta cần khai báo thư viện:
A. datetime
B. ramdom
C. zlib
D. math
Câu 7: Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng về hàm tự định nghĩa không trả lại giá trị?
A. Trong mô tả hàm hoặc không có return hoặc có return nhưng không có giá trị sau từ khoá return.
B. Trong mô tả hàm không có từ khoá return.
C. Trong mô tả hàm chỉ có một từ khoá return.
D. Trong mô tả hàm phải có tối thiểu hai từ khoá return.
Câu 8: Khi sử dụng hàm có sẵn (trong một thư viện) ta cần:
A. Phải khai báo hàm trước khi gọi.
B. Phải xây dựng lại hàm đó.
C. Gọi hàm có sẵn thực hiện mà không cần xây dựng lại hàm đó.
D. Phải khai báo và xây dựng lại.
Câu 9: Một hàm có thể được thực hiện với những giá trị do chương trình truyền vào qua
A. File dữ liệu.
B. Dữ liệu đầu vào.
C. Điều kiện hàm.
D. Lời gọi hàm.
Câu 10: Kết quả đoạn chương trình sau là gì?
S = "0123456789"
T = " "
for i in range(0, len(s), 2):
T = T + S[i]
print(T)
A. "02468"
B. ""
C. "13579"
D. "0123456789"
Câu 11: Cho đoạn chương trình sau:
s=’abcde’
print(s[:4])
Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:
A. ‘abcd’
B. ‘abc’
C. ‘cde’
D. ‘bcde’
Câu 12: Cho xâu st=’abc’. S[0]=?
A. 0
B. ‘c’
C. ‘b’
D. ‘a’
Câu 13: Cho xâu st=’abc’. Hàm len(st) có giá trị là:
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 14: Bộ dữ liệu kiểm thử (test) có những tính chất gì?
A. Cần có càng nhiều càng tốt.
B. Tính chất phát hiện lỗi của chương trình.
C. Không cần có tính chất gì.
D. Cần được sinh ngẫu nhiên và phủ kín các trường hợp biên của dữ liệu đầu vào bài toán.
Câu 15: Đâu là mô tả đúng về lỗi cú pháp?
A. lỗi câu lệnh viết không theo đúng quy định của ngôn ngữ lập trình.
B. lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện được. Lỗi này sẽ được thông báo ngay trên màn hình.
C. lỗi mặc dù các câu lệnh viết đúng quy định của ngôn ngữ nhưng sai trong thao tác xử lí nào đó.
D. Đáp án khác.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................