Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Vật lí 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 11 cánh diều
TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 11 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Điện tích có đơn vị là:
A. N.
B. m.
C. C.
D. N.m.
Câu 2: Hằng số điện môi của không khí có thể coi:
A. ε = 0.
B. ε < 0.
C. ε > 0.
D. ε ≈ 1.
Câu 3: Chọn phát biểu sai?
A. Điện tích điểm là điện tích coi như tập trung tại một điểm.
B. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
C. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
D. Khi hút nhau các điện tích sẽ dịch chuyển lại gần nhau.
Câu 4: Hai điện tích q1 và q2 đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. q1 và q2 cùng là điện tích dương hoặc cùng là điện tích âm.
B. q1 là điện tích âm và q2 là điện tích dương.
C. q1 là điện tích dương và q2 là điện tích âm.
D. q1.q2 = 0.
Câu 5: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất không phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
A. Độ lớn của các điện tích.
B. Dấu của các điện tích.
C. Bản chất của điện môi.
D. Khoảng cách giữa hai điện tích.
Câu 6: Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường về
A. khả năng thực hiện công.
B. tốc độ biến thiên của điện trường.
C. mặt tác dụng lực
D. năng lượng.
Câu 7: Véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều
A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.
B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.
C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử.
D. phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.
Câu 8: Cho một điện tích điểm –Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều
A. hướng về phía nó.
B. hướng ra xa nó.
C. phụ thuộc độ lớn của nó.
D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh
Câu 9: Đường sức điện cho biết
A. độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy.
B. độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy.
C. độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy.
D. hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.
Câu 10: Cường độ điện trường là
A. đại lượng vật lý đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực. Đo bằng tích số giữa lực điện trường tác dụng lên điện tích thử và độ lớn của điện tích thử đặt tại điểm đó.
B. đại lượng vật lý đặc trưng cho hạt mang điện về phương diện tác dụng lực. Đo bằng thương số giữa lực điện trường tác dụng lên điện tích thử và độ lớn điện tích thử đặt tại điểm đó.
C. đại lượng vật lý đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực. Đo bằng thương số giữa lực điện trường tác dụng lên điện tích thử và độ lớn điện tích thử đặt tại điểm đó.
D. đại lượng vật lý đặc trưng cho hạt mang điện về phương diện tác dụng lực. Đo bằng tích số giữa lực điện trường tác dụng lên điện tích thử và độ lớn điện tích thử đặt tại điểm đó.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?
A. Tại một điểm trong điện trường ta chỉ vẽ được một đường sức điện đi qua
B. Các đường sức điện của hệ điện tích là đường cong không kín
C. Các đường sức điện không bao giờ cắt nhau
D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Câu 12: Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường
A. tăng 2 lần.
B. giảm 2 lần.
C. không đổi.
D. giảm 4 lần.
Câu 13: Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng
A. hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.
B. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương.
C. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm.
D. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.
Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng về đường sức của điện trường gây bởi điện tích điểm + Q?
A. là những tia thẳng.
B. có phương đi qua điện tích điểm.
C. có chiều hướng về phía điện tích.
D. không cắt nhau.
Câu 15: Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là
A. trung điểm của AB.
B. tất cả các điểm trên trên đường trung trực của AB.
C. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều.
D. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................