Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Vật lí 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 12 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Nhiệt nóng chảy riêng của sắt là 2,77.105 J/kg. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khối sắt sẽ tỏa ra nhiệt lượng 2,77.105 J khi nóng chảy hoàn toàn.
B. Khối sắt cần thu nhiệt lượng 2,77.105 J để hóa lỏng.
C. 1 kg sắt cần thu nhiệt lượng 2,77.105 J để hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
D. 1 kg sắt tỏa ra nhiệt lượng 2,77.105 J khi hóa lỏng hoàn toàn.
Câu 2: Quá trình hóa hơi có thể diễn ra theo những hình thức nào?
A. Bay hơi và nóng chảy.
B. Bay hơi và sôi.
C. Sôi và đông đặc.
D. Nóng chảy và thăng hoa.
Câu 3: Để xác định nhiệt nóng chảy riêng của nước bằng thí nghiệm thì không cần đo đại lượng nào sau đây?
A. Nhiệt độ nước sau khi đun.
B. Thời gian đun nước.
C. Công suất dòng điện.
D. Khối lượng chất cần đo trong thí nghiệm.
Câu 4: Công thức nào được sử dụng để tính nhiệt lượng cần cung cấp nhằm hóa hơi hoàn toàn một lượng chất lỏng ở điều kiện nhiệt độ không đổi?
A. Q = UIt.
B. Q = λm.
C. Q = mcΔt.
D. Q = Lm.
Câu 5: Giá trị của nhiệt hóa hơi riêng của nước là bao nhiêu?
A. 8,57.105 J/kg.
B. 2,26.106 J/kg.
C. 0,4.106 J/kg.
D. 2,85.105 J/kg.
Câu 6: Nhiệt hóa hơi riêng là thông tin cần thiết trong việc thiết kế thiết bị nào sau đây?
A. Điều hòa.
B. Máy biến áp.
C. Nhiệt kế.
D. Quạt điện.
Câu 7: Dựa trên định luật I của nhiệt động lực học (định luật bảo toàn năng lượng), sự thay đổi nội năng của một hệ thống bằng tổng của những đại lượng nào?
A. Công, động năng và thế năng.
B. Động năng và thế năng.
C. Động năng và nhiệt lượng mà vật nhận được.
D. Công và nhiệt lượng mà vật nhận được.
Câu 8: Công thức nào sau đây dùng để chuyển đổi nhiệt độ từ thang Celsius sang thang Kelvin?
A. T (K) = t (0C) + 273.
B. T (K) = 1,8t (0C) + 32.
C. T (K) = t (0C) – 273.
D. T (K) = 1,8t (0C) – 32.
Câu 9: Đối với vật rắn kết tinh khi đang nóng chảy, khi ta vẫn cung cấp nhiệt lượng thì nhiệt độ của vật
A. vẫn tăng đều.
B. giảm đều.
C. không thay đổi.
D. lúc đầu tăng sau đó giảm.
Câu 10: Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 8 phút ta thấy các nhiệt độ trong các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất?
A. Bình A.
B. Bình B.
C. Bình C.
D. Bình D.
Câu 11: Để xác định nhiệt dung riêng của nước bằng thí nghiệm thì không cần đo đại lượng nào sau đây?
A. Nhiệt độ nước sau khi đun.
B. Thời gian đun nước.
C. Công suất dòng điện.
D. Cường độ dòng điện.
Câu 12: Nhiệt lượng cần để làm nóng 1 kg rượu lên thêm 10C khác với nhiệt lượng cần để làm nóng 1 kg nhôm lên 10C. Đại lượng nào có thể dùng để mô tả sự khác biệt như trên của các chất khác nhau?
A. Nhiệt hóa hơi riêng.
B. Nhiệt lượng riêng.
C. Nhiệt dung riêng.
D. Nhiệt nóng chảy riêng.
Câu 13: Nhiệt độ cao nhất được chọn làm mốc trong thang nhiệt độ Kelvin có tính chất gì?
A. Là nhiệt độ mà nước tinh khiết có thể tồn tại đồng thời ở cả ba thể rắn, lỏng và hơi.
B. Là nhiệt độ sôi của nước tinh khiết.
C. Là nhiệt độ thấp nhất mà các vật có thể có.
D. Là nhiệt độ đóng băng của nước tinh khiết.
Câu 14: Kết luận nào dưới đây không đúng khi nói về thang nhiệt độ Celsius?
A. Kí hiệu của nhiệt độ là t.
B. 10C tương đương với 273,15 K.
C. Đơn vị đo nhiệt độ là 0C.
D. Chọn mốc nhiệt độ nước đá đang tan ở áp suất 1 atm là 00C.
Câu 15: Trong thang nhiệt độ Kelvin, nhiệt độ của nước đang sôi là
A. 273 K.
B. 212 K.
C. 373 K.
D. 312 K.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................