Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo CĐ 5 - Tiết 2

Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 5 - Tiết 2. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5: MÙA XUÂN TƯƠI ĐẸP

TIẾT 2

ÔN TẬP BÀI HÁT: MÙA XUÂN CHO EM

LÍ THUYẾT ÂM NHẠC

(22 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (07 CÂU)

Câu 1: Bài hát Mùa xuân cho em được chia làm mấy đoạn?

A. 5 đoạn.

B. 2 đoạn.

C. 3 đoạn.

D. 4 đoạn.

 

Câu 2: Bài hát Mùa xuân cho em là do nhạc sĩ nào sáng tác?

A. Nguyễn Văn Hảo.

B. Nguyễn Ngọc Thiện.

C. Trần Tiến.

D. Trần Hoàn.

 

Câu 3: Đoạn 2 bài hát được viết ở nhịp nào?

A. 2/2.

B. 2/4.

C. 4/4.

D. 6/8.

 

Câu 4: Dấu miễn nhịp còn có tên gọi nào khác?

A. Dấu trầm.

B. Dấu vang.

C. Dấu giảm nhịp.

D. Dấu ngân.

 

Câu 5: Nhịp độ là gì?

A. Độ ngân vang của âm thanh.

B. Độ cao thấp của âm thanh.

C. Tốc độ chuyển động của âm thanh.

D. Độ mạnh nhẹ của âm thanh.

 

Câu 6: Nhịp độ thường được viết ở đâu?

A. Phía trên khuông nhạc ở đầu bản nhạc hay đoạn nhạc, chương nhạc.

B. Phía dưới khuông nhạc ở đầu bản nhạc hay đoạn nhạc, chương nhạc.

C. Phía trái khuông nhạc ở đầu bản nhạc hay đoạn nhạc, chương nhạc.

D. Phía phải khuông nhạc ở đầu bản nhạc hay đoạn nhạc, chương nhạc.

 

Câu 7: Thuật ngữ chỉ nhịp độ được chia thành mấy nhóm?

A. 2 nhóm.

B. 3 nhóm.

C. 5 nhóm.

D. 4 nhóm.

 

II. THÔNG HIỂU (07 CÂU)

Câu 1: Dòng nào sau đây không đúng khi nói về nhịp điệu bài hát?

A. Bài hát có nhịp điệu rộn ràng, hân hoan.

B. Bài hát có nhịp điệu trong sáng, tươi vui.

C. Bài hát có nhịp điệu tươi vui, nô nức.

D. Bài hát có nhịp điệu nhẹ nhàng, trầm buồn.

 

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng về nội dung bài hát Mùa xuân cho em?

A. Bài hát thể hiện cảm xúc vui ngập tràn của lứa tuổi học trò được đến trường trong cảnh sắc tươi đẹp của mùa xuân.

B. Bài hát thể hiện niềm hân hoan và những mong ước về tương lai tươi sáng của lứa tuổi học trò trong ngày tựu trường.

C. Bài hát thể hiện những mong ước về tương lai tươi sáng của các em học sinh khi đến trường học tập cùng thầy cô, bạn bè trong cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp.

D. Niềm sung sướng, hạnh phúc của những em nhỏ vùng cao khi có một ngôi trường mới khang trang trong mùa xuân mới.

 

Câu 3: Có những loại nhóm nhịp độ nào?

A. Nhịp độ chậm, nhịp độ trung bình, nhịp độ nhanh.

B. Nhịp độ chậm rãi, nhịp độ thong thả, nhịp độ hối hả.

C. Nhịp độ chậm, nhịp độ vừa, nhịp độ nhanh.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

 

Câu 4: Trong nhóm nhịp độ chậm có mấy loại nhịp độ?

A. 3 loại.

B. 4 loại.

C. 2 loại.

D. 5 loại.

 

Câu 5: Trong nhóm nhịp độ nhanh có mấy loại nhịp độ?

A. 1 loại.

B. 4 loại.

C. 2 loại.

D. 3 loại.

 

Câu 6: Largo là thuật ngữ chỉ nhịp độ như thế nào?

A. Rất chậm.

B. Chậm vừa.

C. Chậm.

D. Chậm rãi.

 

Câu 7: Đâu là thuật ngữ chỉ nhịp độ nhanh nhất trong các loại nhịp độ?

A. Presto.

B. Allegro.

C. Prestissimo.

D. Allegro moderato.

 

III. VẬN DỤNG (06 CÂU)

Câu 1: Bài hát Mùa xuân cho em viết ở nhịp độ nào?

A. Nhanh.

B. Nhanh vừa.

C. Hơi nhanh.

D. Hối hả.

 

Câu 2: Thứ tự sắp xếp nào dưới đây là chính xác từ chậm đến nhanh của nhịp độ?

A. Largo < Andante < Allegro moderato < Allegretto < Prestissimo.

B. Largo < Andante < Allegretto < Andantino < Allegro moderato.

C. Largo < Andante < Moderato < Allegro moderato < Prestissimo.

D. Largo < Andante < Adagio < Allegretto < Prestissimo.

 

Câu 3: Đâu là thuật ngữ chỉ nhịp độ “hối hả”?

A. Presto.

B. Allegro.

C. Prestissimo.

D. Allegretto.

 

Câu 4: Dòng nào dưới đây là thứ tự sắp xếp từ nhanh xuống chậm chính xác của nhịp độ vừa?

A. Allegretto > Moderato > Allegro moderato > Andantino.

B. Allegretto > Andantino > Allegro moderato > Moderato.

C. Allegro moderato > Moderato > Allegretto > Andantino.

D. Allegro moderato > Allegretto > Moderato > Andantino.

 

Câu 5: Kí hiệu “Rit.” chỉ ý nghĩa gì về nhịp độ?

A. Cao lên.

B. Ghìm lại.

C. Chậm dần.

D. Nhanh dần.

 

Câu 6: Thuật ngữ Rallentando có kí hiệu là gì và mang ý nghĩa gì về nhịp độ?

A. Kí hiệu: Rall, ý nghĩa: chậm dần.

B. Kí hiệu: Ral, ý nghĩa: chậm dần.

C. Kí hiệu: Rall, ý nghĩa: nhanh dần.

D. Kí hiệu: Ral, ý nghĩa: nhanh dần.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài hát Lời cô được học ở chủ đề 3 có nhịp độ là gì? Nhịp độ đó trong tiếng Ý viết như thế nào?

A. Vừa phải - Moderato.

B. Vừa phải - Andantino.

C. Hơi nhanh - Moderato.

D. Hơi chậm - Andantino.

 

Câu 2: Bài hát nào sau đây cùng chủ đề mùa xuân?

A. Ngày xuân long phụng sum vầy.

B. Như hoa mùa xuân.

C. Khúc giao mùa.

D. 4 dấu nối, không có dấu luyến.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay