Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo Chủ đề 4 - Tiết 1 - Em yêu dân ca

Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 4 - Tiết 1 - Em yêu dân ca. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU DÂN CA (4 tiết)

TIẾT 1

HÁT: LÍ DĨA BÁNH BÒ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Đâu là đặc điểm của các bài hát dân ca?

A. Dân ca là thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, được lưu truyền trong dân gian.

B. Dân ca là các bài hát được sử dụng trong các nghi lễ trọng đại của dân tộc.

C. Dân ca là các bài hát ru của các dân tộc ít người ở miền Nam Việt Nam.

D. Dân ca là các bài hát dành cho thiếu nhi, mới về lứa tuổi học trò tươi đẹp đã qua.

Câu 2: Đâu không phải là thể loại thuộc dân ca?

A. Ca trù.

B. Chầu văn.

C. Hát xẩm.

D. Nhã nhạc cung đình Huế.

Câu 3: Dân ca được chia làm 2 loại, đó là những loại nào?

A. Dân ca phân theo nhịp điệu và dân ca phân theo dân tộc

B. Dân ca phân theo dân tộc và dân ca phân theo xuất xứ.

C. Dân ca phân theo vùng miền và dân ca phân theo dân tộc.

D. Dân ca phân theo vùng miền và dân ca phân theo nhịp điệu.

Câu 4: Dân ca Nam Bộ được phân loại theo?

A. Dân ca phân theo vùng miền.

B. Dân ca phân theo nhịp điệu.

C. Dân ca phân theo dân tộc.

D. Dân ca phân theo xuất xứ.

Câu 5: Dân ca vùng miền gồm có những loại nào?

A. Dân ca Bắc Bộ.

B. Dân ca Trung Bộ.

C. Dân ca Nam Bộ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đâu không phải là bài hát dân ca Việt Nam?

A. Cây trúc xinh.

B. Lời cô.

C. Lí đĩa bánh bò.

D. Hò ba lí.

Câu 7: Bài ca “Lí đĩa bánh bò” là dân ca vùng, miền nào?

A. Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

B. Dân ca Hrê.

C. Dân ca Quảng Nam.

D. Dân ca Nam Bộ.

Câu 8: Điệu Lí không phải là thể theo dân ca tiêu biểu của vùng nào?

A. Bắc Bộ.

B. Trung Bộ

C. Nam Bộ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Bài dân ca “Lí đĩa bánh bò” được viết ở nhịp

A. Nhịp 2/4.

B. Nhịp 2/3.

C. Nhịp 4/4.

D. Nhịp 6/8.

Câu 10: Bài dân ca “Lí đĩa bánh bò” có tiết tấu như thế nào?

A. Rộn ràng.

B. Sâu lắng

C. Hơi nhanh.

D. Trầm buồn.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Bài dân ca “Lí đĩa bánh bò” có giai điệu như thế nào?

A. Suy tư, da diết.

B. Suy tư, sâu lắng.

C. Nhẹ nhàng, da diết.

D. Hồn nhiên, dí dỏm.

Câu 2: Đâu không phải là tính chất của của bài dân ca “Lí đĩa bánh bò”.

A. Vui tươi.

B. Sâu lắng.

C. Hồn nhiên.

D. Dí dóm.

Câu 3: Bài dân ca “Lí đĩa bánh bò” ca ngợi tinh thần?

A. Tình thần yêu nước.

B. Tinh thần hiếu học.

C. Tình thần hiếu thảo.

D. Tinh thần thượng võ.

Câu 4: Lời ca của bài dân ca “Lí đĩa bánh bò” được phát triển từ câu thơ nào?

A. Hai tay bưng đĩa bánh bò

Giấu cha giấu mẹ, cho trò đi thi.

B. Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

C. Học là học biết chữ giữ giàng

Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung

D. Học là học để làm người

Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi

Câu 5: Hai câu thơ trong bài dân ca “Lí đĩa bánh bò” thuộc thể loại thơ nào?

A. Thơ 7 chữ.

B. Thơ 8 chữ.

C. Thơ lục bát.

D. Thơ song thất lục bát.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Bài hát “Vui đến trường” có thể trình bày theo hình thức nào?
A. Đơn ca.

B. Song ca.

C. Tốp ca.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nội dung của bài hát là gì?

A. Hình ảnh cô gái tốt bụng, thăm anh học trò nghèo ở trọ.

B. Cô gái giấu cha giấu mẹ đem đĩa bánh bò đến cho cậu học trò nghe.

C. Những bước đi lúng túc của cô gái khi giấu cha giấu mẹ mang đồ ăn đến cho cậu học trò nghèo.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Những khung nhạc có nốt đen chấm dôi, tiết tấu móc giật cần thể hiện lời hát như thế nào?

A. Hát nhẹ nhàng.

B. Hát nhanh hơn.

C. Hát ngân dài.

D. Hát trầm giọng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Bài dân ca “Lí đĩa bánh bò” được lấy cảm hứng từ thể loại văn học nào?

A. Truyền thuyết.

B. Cổ tích.

C. Ca dao.

D. Thành ngữ.

Câu 2: Đâu là nhận xét đúng về bài dân ca “Lí đĩa bánh bò”?

A. Giai điệu mang đậm bản sắc dân tộc

B. Giai điệu được tiếp thu tinh hoa từ âm nhạc nước ngoài.

C. Thể hiện chân thật cuộc sống của người dân Nam Bộ.

D. Thể hiện tinh thần hiếu học của người dân Nam Bộ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay