Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo Chủ đề 4 - Tiết 2 - Em yêu dân ca

Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 4 - Tiết 2 - Em yêu dân ca. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TIẾT 2

ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 3

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC NGHE NHẠC

– DÂN CA MỘT SỐ VÙNG VIỆT NAM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Dân ca là những bài hát do ai sáng tác?

A. Vua chúa.

B. Quan lại.

C. Quý tộc.

D. Nhân dân.

Câu 2: Dân ca được lưu truyền bằng phương thức nào?

A. Chữ viết.

B. Các kí tự.

C. Truyền miệng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu không phải thể loại dân ca tiêu biểu?

A. Hát giao duyên.

B. Hát đồng quê.

C. Hát ví.

D. Hát đồng dao.

Câu 4: Các bài hát dân ca thường thể hiện sắc thái như thế nào?

A. Hơi nhanh, dí dỏm.

B. Suy tư, sâu lắng.

C. Nhịp nhàng, uyển chuyển.

D. Sâu lắng, trầm buồn.

Câu 5: Dân ca Việt Nam gồm có mấy loại?

A. 2 loại.

B. 3 loại.

C. 4 loại.

D. 5 loại.

Câu 6: Dân ca Việt Nam gồm những loại nào?

A. Dân ca miền núi phía Bắc.

B. Dân ca vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

C. Dân ca Nam Bộ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Đâu không phải là điệu hát nổi tiếng của dân ca Nam Bộ?

A. Lí gà gáy.

B. Lí qua cầu.

C. Lí con cua.

D. Lí con sáo.

Câu 8: Đâu là nhận định đúng về dân ca Nam Bộ.

A. Dân ca Nam Bộ bao gồm cả hát, múa, nhạc nhằm mục đích thực hiện những nghi lễ trọng đại.

B. Dân ca Nam Bộ được sáng tác để cổ vũ tinh thần của nhân dân miền Nam Việt Nam.

C. Dân ca Nam Bộ có những làm điệu ngọt ngào, sâu lắng của tâm hồn con người vùng đất phương Nam.

D. Dân ca Nam Bộ là những bài hát được sáng tác vào những năm kháng chiến chống giặc bảo vệ tổ quốc.

Câu 9: Dân ca có những chức năng như thế nào?

A. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, trân trọng giá trị nghệ thuật của con người ở mỗi vùng quê.

B. Giáo dục tình cảm và thẩm mĩ cho giới trẻ.

C. Giáo dục điều hay, lẽ phải và cách ứng xử, giao tiếp với mọi người.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Dân ca Nam Bộ mang những tính chất nào?

A. Phóng khoáng.

B. Hòa sảng.

C. Chân thành.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là dân tộc có sự đóng góp cho dân ca miền núi phía Bắc?

A. Dân tộc Chăm.

B. Dân tộc Dao.

C. Dân tộc Tày.

D. Dân tộc Thái.

Câu 2: Đâu không phải là thể loại đặc sắc của dân ca đồng bằng và trung du Bắc Bộ?

A. Hát ru.

B. Hát xoan.

C. Hát ghẹo.

D. Chèo tàu.

Câu 3: Đất tổ Hùng Vương nổi tiếng với điệu hát dân ca nghi lễ nào?

A. Hát ví.

B. Quan họ.

C. Hát xoan.

D. Điệu hò.

Câu 4: Đờn ca tài tử là thể loại dân ca đặc sắc ở vùng nào?

A. Dân ca Bắc Bộ.

B. Dân ca Trung Bộ.

C. Dân ca Nam Bộ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đâu là thể loại dân ca tiêu biểu ở Nam Bộ.

A. Điệu lí và hát xoan.

B. Điệu lí và điệu hò.

C. Điệu hò và quan họ.

D. Quan họ và hát xoan.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Đâu là bài hát dân ca quen thuộc của dân tộc Thái?

A. Gà gáy.

B. Mùa xuân về.

C. Ngủ đi em.

D. Lí đĩa bánh bò.

Câu 2: Đâu là địa phương nổi tiếng với các điệu dân ca ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

A. Hà Nội.

B. Hưng Yên.

C. Ninh Bình.

D. Bắc Ninh.

Câu 3: Bắc Ninh nổi tiếng với các điệu dân ca?

A. Điệu lí.

B. Quan họ.

C. Hát xẩm.

D. Hát ví giặm.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Loại hình dân ca miền núi Bắc Bộ nào được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể?

A. Hát then.

B. Hát trầu văn.

C. Hát giao duyên.

D. Hát xẩm.

Câu 2: Đâu bài dân ca thuộc thể loại hát xoan?

A. Bèo dạt mây trôi.

B. Hồng hồng tuyết tuyết.

C. Khúc hát sông quê.

D. Thập tịch mời vua.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay