Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo CĐ 6 - Tiết 1
Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 6 - Tiết 1. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án âm nhạc 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 6: GIAI ĐIỆU VÙNG CAOTIẾT 1
HÁT: VÙNG CAO QUÊ EM
(17 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (07 CÂU)
Câu 1: Bài hát Vùng cao quê em được viết theo điệu hát nào?
A. Xòe hoa.
B. Đi cấy.
C. Xe chỉ vá may.
D. Lượn nàng ới.
Câu 2: Bài hát Vùng cao quê em do ai đặt tên và viết lời?
A. Thanh Mai.
B. Hoàng Mai.
C. Tố Mai.
D. Phương Mai.
Câu 3: Điệu hát Lượn nàng ới là dân ca dân tộc nào?
A. Dân tộc Thái.
B. Dân tộc Chăm.
C. Dân tộc Mường.
D. Dân tộc Tày.
Câu 4: Bài hát Vùng cao quê em được viết theo nhịp nào?
A. Nhịp 3/4.
B. Nhịp 2/4.
C. Nhịp 4/4.
D. Nhịp 2/2.
Câu 5: Bài hát Vùng cao quê em có cấu trúc mấy đoạn?
A. 4 đoạn.
B. 2 đoạn.
C. 1 đoạn.
D. 3 đoạn.
Câu 6: Bài hát Vùng cao quê em có nhịp độ là gì?
A. Vừa phải.
B. Chậm.
C. Hơi chậm.
D. Hơi nhanh.
Câu 7: Tính chất âm nhạc của ca khúc Vùng cao quê em là gì?
A. Trong sáng, tha thiết.
B. Chậm rãi, trẻ trung.
C. Nhẹ nhàng, vui tươi.
D. Chậm rãi, sâu lắng.
II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)
Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng về nội dung của bài hát Vùng cao quê em?
A. Bức tranh thiên nhiên núi rừng tươi đẹp.
B. Hình ảnh các em học sinh đến trường với niềm vui sướng, hân hoan.
C. A, B đều đúng.
D. A, B đều sai.
Câu 2: Ca khúc Vùng cao quê em có mấy lời hát?
A. 2 lời.
B. 1 lời.
C. 3 lời.
D. 4 lời.
Câu 3: Mỗi lời ca của bài hát có mấy câu hát?
A. 4 câu.
B. 3 câu.
C. 5 câu.
D. 2 câu.
Câu 4: Những làn điệu lí Nam Bộ có đặc điểm gì?
A. Mộc mạc, giản dị.
B. Tràn đầy tinh thần lạc quan, yêu đời của người dân Nam Bộ.
C. A, B đều đúng.
D. A, B đều sai.
III. VẬN DỤNG (04 CÂU)
Câu 1: Sắp xếp các câu sau để được lời 1 bài hát Vùng cao quê em?
(1) Đồi nương đồi nương xanh nắng vàng lúa ngọt ngào, hương đưa gió vui đùa trên nương.
(2) Này bạn bạn ơi!
(3) Núi rừng quê hương mình, cùng suối đẹp tựa ngàn hoa.
A. (1) – (2) – (3).
B. (1) – (3) – (2).
C. (2) – (3) – (1).
D. (3) – (2) – (1).
Câu 2: Ở lời 1 của bài hát, những chữ nào được hát luyến?
A. Hương.
B. Suối.
C. Lúa.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Bài hát có mấy dấu nối?
A. 3 dấu.
B. 4 dấu.
C. 1 dấu.
D. 5 dấu.
Câu 4: Ở bài hát Vui kéo lưới, dấu chấm dôi xuất hiện mấy lần?
A. 2 lần.
B. 5 lần.
C. 4 lần.
D. 3 lần.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Những bài hát nào dưới đây không phải của dân tộc Tày?
A. Lập xuân.
B. Xòe hoa.
C. Con đường về bản.
D. Nương ngàn đón nắng.
Câu 2: Đâu là điệu hát của dân tộc Tày?
A. Hát Then.
B. Hát ví.
C. Hát quan họ.
D. Hát xẩm.
=> Giáo án âm nhạc 7 chân trời tiết 1: Hát - Vùng cao quê em