Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo CĐ 5 - Tiết 4
Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 5 - Tiết 4. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án âm nhạc 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 5: MÙA XUÂN TƯƠI ĐẸPTIẾT 4
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ ĐỖ NHUẬN
NGHE NHẠC: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sinh vào ngày, tháng, năm bao nhiêu?
A. 10/02/1992.
B. 01/02/1992.
C. 10/12/1922.
D. 01/12/1998.
Câu 2: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận mất năm bao nhiêu?
A. 1992.
B. 1990.
C. 1989.
D. 1991.
Câu 3: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sinh ra ở đâu?
A. Hải Phòng.
B. Hải Dương.
C. Hà Nam.
D. Ninh Bình.
Câu 4: Thời niên thiếu, Đỗ Nhuận từng sống ở đâu?
A. Hải Phòng.
B. Nam Định.
C. Quảng Ninh.
D. Ninh Bình.
Câu 5: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận biết chơi loại nhạc cụ nào?
A. Sáo trúc.
B. Đàn nguyệt.
C. Đàn bầu.
D. Tất cả các loại nhạc cụ trên.
Câu 6: Đâu là đặc điểm của các ca khúc do nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác?
A. Đề tài phong phú.
B. Tính chất âm nhạc đa dạng.
C. A, B đều đúng.
D. A, B đều sai.
Câu 7: Đỗ Nhuận là nhạc sĩ thứ mấy của Việt Nam sáng tác opera?
A. Thứ hai.
B. Đầu tiên.
C. Thứ mười.
D. Thứ ba.
Câu 8: Vở nhạc kịch đầu tiên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận có tên là gì?
A. Người tạc tượng.
B. Cô Sao.
C. Nguyễn Trãi.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Bài hát Việt Nam quê hương tôi do ai sáng tác?
A. Nhạc sĩ Trần Hoàn.
B. Nhạc sĩ Phong Nhã.
C. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
D. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Câu 10: Bài hát Việt Nam quê hương tôi được sáng tác vào năm nào?
A. 1960.
B. 1954.
C. 1958.
D. 1965.
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Bài hát Việt Nam quê hương tôi được viết theo nhịp nào?
A. 2/2.
B. 2/4.
C. 4/4.
D. 3/4.
Câu 2: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có vị trí như thế nào trong nền âm nhạc Việt Nam?
A. Thuộc thế hệ nhạc sĩ đầu tiên của nền âm nhạc cổ điển Việt Nam.
B. Thuộc thế hệ nhạc sĩ đầu tiên của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam.
C. Thuộc thế hệ nhạc sĩ trưởng thành trong kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
D. Thuộc thế hệ nhạc sĩ trưởng thành của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam.
Câu 3: Các sáng tác cùa nhạc sĩ Đỗ Nhuận thuộc lĩnh vực nào?
A. Nhạc hát.
B. Nhạc đàn.
C. A, B đều đúng.
D. A, B đều sai.
Câu 4: Vở opera đầu tiên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận được sáng tác vào năm nào?
A. 1965.
B. 1966.
C. 1960.
D. 1968.
Câu 5: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác mấy vở nhạc kịch?
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 6: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác ở những thể loại nào?
A. Nhạc kịch.
B. Ca kịch.
C. Khí nhạc.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Đặc điểm chung của các tác phẩm do nhạc sĩ Đỗ Nhuận viết là gì?
A. Đậm chất dân gian.
B. Âm hưởng hào hùng.
C. Trầm lắng, thương cảm.
D. Vui tươi, rộn rã.
Câu 8: Bài hát Việt Nam quê hương tôi mang giai điệu như thế nào?
A. Trữ tình, nhẹ nhàng, vui tươi.
B. Lãng mạn, tha thiết, mượt mà.
C. Trữ tình, mượt mà, du dương, tha thiết.
D. Lãng mạn, nhẹ nhàng, da diết.
Câu 9: Bài hát Việt Nam quê hương tôi có nội dung gì?
A. Hình ảnh đất nước trong mùa xuân tươi mới.
B. Hình ảnh đất nước trong mùa hè mát mẻ.
C. Hình ảnh đất nước trong mùa thu se lạnh.
D. Hình ảnh đất nước hiện lên như một bức tranh trải rộng bao la.
Câu 10: Bài hát Việt Nam quê hương tôi bộc lộc cảm xúc gì?
A. Xúc động, buồn thương.
B. Xúc động, tự hào, tự tin.
C. Tiếc nuối, xót xa.
D. Vui mừng, hạnh phúc.
III. VẬN DỤNG (05 CÂU)
Câu 1: Hải Dương là vùng đất như thế nào?
A. Một trong những cái nôi của dân ca quan họ.
B. Một trong những chiếu chèo nổi tiếng của vùng châu thổ sông Hồng.
C. Một trong những khởi nguồn của dân ca Bắc Bộ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Ca khúc nào dưới đây là do nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác?
A. Một mùa xuân nho nhỏ.
B. Quê hương.
C. Chiến thắng Điện Biên.
D. Hãy đến với con người Việt Nam.
Câu 3: Tên vở ca kịch nổi tiếng do nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác là gì?
A. Sóng cả không ngã tay chèo.
B. Quả dưa đỏ.
C. A, B đều sai.
D. A, B đều đúng.
Câu 4: Bản nhạc Tây Nguyên được viết cho loại nhạc cụ nào?
A. Đàn dây.
B. Đàn bầu.
C. Đàn nguyệt.
D. Sáo trúc.
Câu 5: Bản nhạc Mùa xuân trong rừng là viết cho loại nhạc cụ nào?
A. Piano.
B. Flute.
C. A, B đều đúng.
D. A, B đều sai.
IV. VẬN DỤNG CAO (03 CÂU)
Câu 1: Bài hát nào dưới đây không phải của nhạc sĩ Đỗ Nhuận?
A. Du kích sông Thao.
B. Đường bốn mùa xuân.
C. Quê hương Việt Nam.
D. Hành quân xa.
Câu 2: Đoạn nhạc sau xuất hiện những hình nốt nhạc nào?
A. Nốt đen, nốt trắng, nốt móc đôi.
B. Nốt đen, nốt trắng, nốt đen chấm.
C. Nốt đen, nốt trắng, nốt trắng chấm.
D. Nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn.
Câu 3: Câu hát “Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi” nằm trong bài hát nào?
A. Việt Nam quê hương tôi.
B. Xin chào Việt Nam.
C. Quê hương Việt Nam.
D. Việt Nam ơi!.
=> Giáo án âm nhạc 7 chân trời tiết 4: Thường thức âm nhạc – Nghe nhạc