Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo Chủ đề 1 - Tiết 1 - Vui mùa khai trường
Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1 - Tiết 1 - Vui mùa khai trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án âm nhạc 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 1: VUI MÙA KHAI TRƯỜNG
TIẾT 1. HÁT
Bài hát: Vui đến trường
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Chủ đề “Vui mùa khai trường” nói về điều gì?
A. Học sinh.
B. Môi trường.
C. Trái Đất.
D. Thiên nhiên.
Câu 2: Đâu không phải là bài hát phù hợp với chủ đề “Vui mùa khai trường”?
A. Bụi phấn.
B. Mái trường mến yêu.
C. Trái Đất này là của chúng mình.
D. Nhớ ơn thầy cô.
Câu 3: Các bài hát nói về chủ đề “Vui mùa khai trường” là?
A. Kỉ niệm mái trường.
B. Khi tóc thầy bạc trắng.
C. Con đường đến trường.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Ai là tác giả của bài hát “Vui đến trường”?
A. Văn Cao.
B. Lê Quốc Thắng.
C. Phan Việt Phương.
D. Phạm Tuyên.
Câu 5: Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng sinh năm bao nhiêu?
A. Năm 1960.
B. Năm 1961.
C. Năm 1962.
D. Năm 1963.
Câu 6: Đâu không phải là bài hát của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng?
A. Mùa khai trường
B. Vui đến trường.
C. Mái trường mến yêu.
D. Tháng năm êm đềm.
Câu 7: Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng sinh ra ở đâu?
A. Hà nội.
B. Sài Gòn.
C. Bắc Ninh.
D. Thanh Hóa.
Câu 8: Bài hát “Vui đến trường” được viết ở nhịp
A. Nhịp 2/4.
B. Nhịp 2/3.
C. Nhịp 4/4.
D. Nhịp 6/8.
Câu 9: Bài hát “Vui đến trường” có tiết tấu như thế nào?
A. Sâu lắng.
B. Trầm buồn.
C. Da diết.
D. Rộn ràng.
Câu 10: Bài hát “Vui đến trường” có giai điệu như thế nào?
A. Vui tươi, hồn nhiên.
B. Suy tư, sâu lắng.
C. Nhẹ nhàng, da diết.
D. Hoài niệm, trầm buồn.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Bài hát “Vui đến trường” gồm có mấy phần?
A. 1 phần.
B. 2 phần.
C. 3 phần.
D. 4 phần.
Câu 2: Bài hát “Vui đến trường” truyền tải nội dung gì đến người nghe nhạc?
A. Niềm hân hoan của các em học sinh khi tới trường.
B. Niềm vui khi được bố mẹ may quần áo mới để tới trường.
C. Niềm tự hào khi được cô giáo khen thưởng trước lớp.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3 Đâu là hình ảnh so sánh trong bài hát “Vui đến trường”?
A. Hương thơm ngọt ngào từng góc phố thân quen.
B. Cây xanh xanh trong nắng ấm ban mai.
C. Vui đến trường lòng rộn ràng như hoa nở.
D. Chim reo vang bao khúc hát líu lo.
Câu 4: Bài hát “Vui đến trường” thuộc chủ đề nào?
A. Vui mùa khai trường.
B. Vui bước đến trường.
C. Nhớ ơn thầy cô.
D. Bài ca yêu thương.
Câu 5: Bài hát “Vui đến trường” viết về đề tài?
A. Quê hương.
B.Vui chơi.
C. Gia đình.
D. Trường học.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Bài hát “Vui đến trường” có thể trình bày theo hình thức nào?
A. Đơn ca.
B. Song ca.
C. Tốp ca.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Trong lúc tập hát, chúng ta cần chú ý điều gì?
A. Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.
B. Thể hiện biểu cảm khi hát.
C. Hát kết hợp với vận động.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Câu hát “Dưới mái trường là khoảng trời thân thương” nằm trong bài hát nào?
A. Mái trường mến yêu.
B. Vui đến trường.
C. Mùa khai trường.
D. Búp bê bằng bông.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu hát “Chim reo vang bao khúc hát líu lo”?
A. So sánh.
B. Ẩn dụ.
C. Nhân hóa.
D. Điệp ngữ.
Câu 2: Qua bài hát “Vui đến trường”, em học được điều gì?
A. Có ý thức giữ gìn tài sản.
B. Đoàn kết, chan hòa với bạn bè.
C. Tích cực, tự giác trong học tập.
D. Tất cả các đáp án trên.