Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo Chủ đề 2 - Tiết 1 - Gia đình yêu thương
Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2 - Tiết 1 - Gia đình yêu thương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án âm nhạc 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 2. GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
TIẾT 1. HÁT
Bài hát Niềm vui gia đình
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Chủ đề gia đình nói về điều gì?
A. Tình cảm của cháu dành cho bà.
B. Tình cảm của con dành cho mẹ.
C. Tình cảm của anh, chị, em dành cho nhau.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đâu không phải đề tài trong chủ đề gia đình?
A. Nhớ ơn thầy cô.
B. Công cha nghĩa mẹ.
C. Bữa cơm sum họp.
D. Ngôi nhà thân thương.
Câu 3: Các bài hát nói về chủ đề gia đình là?
A. Ba ngọn nến lung linh.
B. Tổ ấm gia đình.
C. Ba kể con nghe.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Đâu không phải là bài hát nằm trong chủ đề gia đình?
A. Bàn tay mẹ.
B. Bố là tất cả.
C. Như hoa mùa xuân.
D. Gia đình nhỏ, hạnh phúc to.
Câu 5: Bài hát “Niềm vui gia đình” thuộc chủ đề?
A. Gia đình.
B. Mùa xuân.
C. Khai trường.
D. Trái Đất.
Câu 6: Ai là tác giả của bài hát “Niềm vui gia đình”?
A. Phạm Tuyên.
B. Kim Ngân.
C. Hoàng Vân.
D. Văn Cao.
Câu 7: Nhạc sĩ Hoàng Vân sinh năm bao nhiêu?
A. 1930.
B. 1931.
C. 1932.
D. 1933.
Câu 8: Nhạc sĩ Hoàng Vân là nhạc sĩ của nền âm nhạc nào?
A. Âm nhạc cung đình.
B. Âm nhạc chuyên nghiệp.
C. Âm nhạc tài tử.
D. Âm nhạc cổ truyền.
Câu 9: Đâu không phải lĩnh vực sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân?
A. Âm nhạc thị trường.
B. Âm nhạc thiếu nhi.
C. Âm nhạc kháng chiến.
D. Âm nhạc trữ tình.
Câu 10: Bài hát “Niềm vui gia đình” gồm có mấy đoạn?
A. 1 đoạn.
B. 2 đoạn.
C. 3 đoạn.
D. 4 đoạn.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Đoạn hai của hài bát “Niềm vui gia đình” bắt đầu từ đâu?
A. Tình thương của mẹ...
B. Hoa đưa hương thơm...
C. Bên nhau vui ca hát....
D. Mong ước cho tình...
Câu 2: Bài hát “Niềm vui gia đình” nói về nội dung gì?
A. Nói lên niềm hạnh phúc khi được bố mẹ đưa đi học.
B. Nói lên niềm hạnh phúc khi được tiếp cận tri thức, được đến trường vui chơi cùng các bạn của mình.
C. Nói lên niềm hạnh phúc khi được khám phá các vùng đất mới cùng gia đình.
D. Nói lên niềm hạnh phúc của cuộc sống, nhắn nhủ mọi người biết yêu thương trân trọng gia đình của mình.
Câu 3: Bài hát “Niềm vui gia đình” có giai điệu như thế nào?
A. Vui tươi, hồn nhiên.
B. Suy tư, sâu lắng.
C. Nhanh vui, dịu dàng.
D. Hoài niệm, trầm buồn.
Câu 4: Bài hát “Niềm vui gia đình” có tiết tấu như thế nào?
A. Sâu lắng.
B. Trầm buồn.
C. Nhanh vui.
D. Da diết.
Câu 5: Trong lúc tập hát, chúng ta cần chú ý điều gì?
A. Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.
B. Thể hiện biểu cảm khi hát.
C. Hát kết hợp với vận động.
D. Tất cả các đáp án trên.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Câu hát “Mong ước cho tình thân gia đình, qua tháng năm càng thêm mặn nồng” nằm trong bài hát nào?
A. Cả nhà thương nhau.
B. Niềm vui gia đình.
C. Mẹ yêu.
D. Gia đình hạnh phúc.
Câu 2: Bài hát “Niềm vui gia đình” có thể trình bày theo hình thức nào?
A. Đơn ca.
B. Song ca.
C. Tốp ca.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Bài hát “Niềm vui gia đình” được viết ở nhịp
A. Nhịp 4/4.
B. Nhịp 4/6.
C. Nhịp 6/8.
D. Nhịp 8/8.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Bài hát “Niềm vui gia đình” truyền tải nội dung gì đến người nghe nhạc?
A. Tình yêu thương, trân trọng gia đình.
B. Niềm vui khi được bố mẹ may quần áo mới để tới trường.
C. Hạnh phúc khi được bố mẹ thưởng quà.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Em sẽ làm gì để thể hiện sự kính yêu và tôn trọng cha mẹ?
A. Chăm chỉ, hiếu thảo với cha mẹ..
B. Giao du với nhiều bạn xấu.
C. Chơi điện tử thật nhiều.
D. Không làm bài tập dẫn đến điểm kém.