Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo CĐ 6 - Tiết 2, 3
Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 6 - Tiết 2, 3. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án âm nhạc 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
CHỦ ĐỀ 6: GIAI ĐIỆU VÙNG CAOTIẾT 2, 3
ÔN TẬP BÀI HÁT: VÙNG CAO QUÊ EM
NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU
(14 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Bài hát Vùng cao quê em được viết theo điệu hát nào, của dân tộc nào?
A. Xòe hoa – dân tộc Thái.
B. Đi cấy – dân tộc Thái.
C. Xe chỉ vá may – dân tộc Tày.
D. Lượn nàng ới – dân tộc Tày.
Câu 2: Bài hát Vùng cao quê em có nhịp độ là gì?
A. Vừa phải.
B. Chậm.
C. Hơi chậm.
D. Hơi nhanh.
Câu 3: Hai mẫu tiết tấu a và b trong SGK Âm nhạc 7 – CTST trang 39 đều được viết theo nhịp nào?
A. 2/2.
B. 4/4.
C. 2/4.
D. 8/8.
Câu 4: Bài hát Vùng cao quê em do ai đặt tên và viết lời?
A. Thanh Mai.
B. Tố Mai.
C. Hoàng Mai.
D. Phương Mai.
Câu 5: Tính chất âm nhạc của ca khúc Vùng cao quê em là gì?
A. Trong sáng, tha thiết.
B. Chậm rãi, trẻ trung.
C. Nhẹ nhàng, vui tươi.
D. Chậm rãi, sâu lắng.
II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)
Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng về nội dung của bài hát Vùng cao quê em?
A. Bức tranh thiên nhiên núi rừng tươi đẹp, hình ảnh các em học sinh đến trường với niềm vui sướng, hân hoan.
B. Bức tranh thiên nhiên biển cả rộng lớn, hình ảnh các cư dân làng chài đang đánh bắt cá nhộn nhịp.
C. Bức tranh thiên nhiên núi rừng tươi đẹp, hình ảnh những người dân đang đi hái quả khi đến mùa thu hoạch.
D. Bức tranh thiên nhiên biển cả rộng lớn, hình ảnh các con thuyền đánh cá đang chuẩn bị ra khơi với tâm trạng hứng khởi.
Câu 2: Bài hát Vùng cao quê em có bao nhiêu ô nhịp?
A. 12 ô nhịp.
B. 14 ô nhịp.
C. 16 ô nhịp.
D. 18 ô nhịp.
Câu 3: Những làn điệu lí Nam Bộ có đặc điểm gì?
A. Mộc mạc, giản dị.
B. Tràn đầy tinh thần lạc quan, yêu đời của người dân Nam Bộ.
C. A, B đều đúng.
D. A, B đều sai.
Câu 4: Nốt nhạc nào có dấu chấm dôi trong bài hát Vùng cao quê em?
A. Nốt Son.
B. Nốt Rê.
C. Nốt Mi.
D. Nốt La.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Bài học rút ra được từ ca khúc Vùng cao quê em là gì?
A. Phát huy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc anh em.
B. Biết yêu thiên nhiên, đất nước.
C. Có ý thức, trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa âm nhạc của các dân tộc.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Mục tiêu của các bạn học sinh khi được học tập là gì?
A. Kiếm nhiều tiền nuôi gia đình.
B. Ra nước ngoài học tập.
C. Dựng xây quê hương đất nước tươi đẹp.
D. Biết được nhiều tri thức thú vị.
Câu 3: Đâu là điệu hát của dân tộc Tày?
A. Hát Then.
B. Hát ví.
C. Hát quan họ.
D. Hát xẩm.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Trong đoạn nhạc sau, nốt nhạc nào sử dụng dấu chấm dôi, nốt nhạc nào sử dụng dấu nối?
A. Nốt Rê sử dụng dấu chấm dôi; nốt La sử dụng dấu nối.
B. Nốt Rê sử dụng dấu chấm dôi; nốt Son sử dụng dấu nối.
C. Nốt Mi sử dụng dấu chấm dôi; nốt La sử dụng dấu nối.
D. Nốt Mi sử dụng dấu chấm dôi; nốt Son sử dụng dấu nối.
Câu 2: Điệu hát Then Cao Bằng có nét độc đáo gì?
A. Tươi vui, rộn ràng.
B. Dồn dập, mạnh mẽ.
C. Sâu lắng, nhẹ nhàng.
D. Dìu dặt, tha thiết.
=> Giáo án âm nhạc 7 chân trời tiết 2, 3: Ôn tập bài hát: vùng cao quê em. nhạc cụ thể hiện tiết tấu