Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo Chủ đề 2 - Tiết 2 - Gia đình yêu thương

Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2 - Tiết 2 - Gia đình yêu thương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo Chủ đề 2 - Tiết 2 - Gia đình yêu thương
Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo Chủ đề 2 - Tiết 2 - Gia đình yêu thương

TIẾT 2: NHẠC CỤ

LÝ THUYẾT ÂM NHẠC

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC – NGHE NHẠC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1: Đây là kí hiệu của dấu nào trong nhạc lý?


A. Dấu nối.

B. Dấu móc.

C. Dấu hạ tone giọng.

D. Dấu chấm dôi.

Câu 2: Độ dài của những nốt nhạc nằm trong dấu nối được tính bằng cách nào?

A. Tổng số độ dài của hai nốt sau nối liền

B. Tổng số độ dài của các nốt được nối liền.

C. Tổng số độ dài của các nốt được nối liền với nốt liền trước.

D. Tổng số độ dài của các nốt được nối liền với nốt liền sau.

Câu 3: Ca khúc được chia thành những thể loại nào?

A. Trữ tình.

B. Hành khúc.

C. Hát ru.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Thể loại hành khúc có nhịp độ như thế nào?

A. Vừa phải.

B. Trầm buồn,

C. Nhanh vui.

D. Du dương.

Câu 5: Thể loại hành khúc xuất hiện vào thế kỉ nào?

A. Thế kỉ XV.

B. Thế kỉ XVII.

C. Thế kỉ XIX.

D. Thế kỉ XX.

Câu 6: Thể loại hành khúc có giai điệu như thế nào?

A. Vui tươi, hồn nhiên.

B. Sâu lắng, da diết.

C. Mạnh mẽ, hào hùng.

D. Nhẹ nhàng, sâu lắng.

Câu 7: Đâu là những bài hành khu đi cùng năm tháng?

A. Cùng nhau đi hồng binh.

B. Tiến về Hà Nội.

C. Giải phóng Điện Biên.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm của thể loại trữ tình?

A. Là những bài hát mô phỏng nhịp điệu đều đặn của động tác đưa nôi khi ru trẻ ngủ.

B. Là những bài hát có giai điệu mềm mại, uyển chuyển.

C. Là những bài hát có lời ca tinh tế, giàu hình ảnh.

D. Là những bài hát có nội dung viết về phong cảnh thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, con người...

Câu 9: Đâu là đặc điểm của thể loại hát ru?

A. Lời ca trong các bài hát ru thường là lời tâm tình, tự sự, bộc lộ tình cảm của mẹ với con, bà với cháu.

B. Lời ca trong các bài hát ru thường biểu đạt sự kêu gọi hay thúc giục tinh thần chiến đấu.

C. Lời ca trong các bài hát ru thường tinh tế, giàu hình ảnh về tình yêu quê hương đất nước.

D. Lời ca trong các bài hát ru thường trang trọng, được dùng trong các buổi lễ trọng đại.

Câu 10: Đâu không phải bài hát thuộc thể loại hát ru?

A. Mẹ yêu con.

B. Lời ru trên nương.

C. Ru con mùa đông.

D. Họa mi hót trong mưa.

Câu 11: Đâu là không đặc điểm của thể loại nghi lễ, nghi thức?

A. Là những bài hát có tính chất nghiêm trang.

B. Là những bài hát nhẹ nhàng, du dương.

C. Là những bài hát dùng trong các nghi lễ trang trọng.

D. Là những bài hát dùng trong các buổi lễ của một tổ chức đoàn thể.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Dấu chấm dôi có tác dụng như thế nào?

A. Giữ nguyên giá trị trường độ của nốt nhạc.

B. Giảm một nửa giá trị trường độ của nốt nhạc.

C. Kéo dài thêm một nửa giá trị trường độ của nốt nhạc.

D. Ngân dài gập hai lần giá trị trường độ của nốt nhạc.

Câu 2: Dấu miễn nhịp được miêu tả như thế nào?

A. Có hình nửa vòng tròn nhỏ với một dấu chấm ở giữa.

B. Có hình nửa vòng tròn nhỏ với một dấu chấm ở dưới.

C.  Có hình nửa vòng tròn nhỏ với một dấu chấm ở bên phải.

D. Có hình nửa vòng tròn nhỏ với một dấu chấm ở bên trái.

Câu 3: Đâu không phải là tác dụng của dấu miễn nhịp trong khuôn nhạc?

A. Tăng độ dài của nốt đó không theo quy định số phách trong nhịp.

B. Tăng độ dài của nốt đó theo tính chất tác phẩm.

C. Tăng độ dài của nốt bằng một nửa nốt sau.

D. Tăng độ dài của nốt đó theo cảm xúc của người thể hiện.

Câu 4: Đâu là bài hát Đội ca của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh?

A. Hồn sĩ tử.

B. Những ánh sao đêm.

C. Kim Đồng.

D. Cùng nhau ta đi lên.

Câu 5: Đâu là bài hát Đoàn ca của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?

A. Cùng nhau ta đi lên.

B. Thanh niên làm theo lời Bác.

C. Khúc ca bốn mùa.

D. Cùng nhau đi hồng binh.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Quan sát khung nhạc và cho biết: Dấu chấm đặt cạnh bên phải nốt nhạc là dấu gì?

A. Dấu nối.

B. Dấu miễn nhịp.

C. Dấu móc.

D. Dấu chấm dôi.

Câu 2: Dấu miễn nhịp được đặt ở vị trí nào trên nốt nhạc?

A. Ở trên hoặc bên phải nốt nhạc.

B. Ở trên hoặc dưới nốt nhạc.

C. Ở dưới hoặc bên phải nốt nhạc.

D. Ở dưới hoặc bên trái nốt nhạc.

Câu 3: Lời ca của thể loại hành khúc biểu đạt điều gì?

A. Sự kêu gọi của Tổ quốc.

B. Sự thúc giục tinh thần chiến đấu.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đâu là nhạc sĩ được mệnh danh là kẻ du ca về tình yêu?

A. Văn Cao.

B. Nguyễn Hải.

C. Trịnh Công Sơn.

D. Nguyễn Văn Tý.

Câu 2: Đâu không phải là bài hát thuộc thể loại trữ tình?

A. Làng tôi.

B. Thanh niên làm theo lời Bác.

C. Khúc ca bốn mùa.

D. Mùa xuân nho nhỏ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay