Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo Chủ đề 1 - Tiết 2 - Vui mùa khai trường

Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1 - Tiết 2 - Vui mùa khai trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo Chủ đề 1 - Tiết 2 - Vui mùa khai trường
Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo Chủ đề 1 - Tiết 2 - Vui mùa khai trường
Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo Chủ đề 1 - Tiết 2 - Vui mùa khai trường
Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo Chủ đề 1 - Tiết 2 - Vui mùa khai trường
Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo Chủ đề 1 - Tiết 2 - Vui mùa khai trường

TIẾT 2. NHẠC CỤ

Nhạc cụ thể hiện tiết tấu

Nhạc cụ Sáo Recorder: Luyện tập thổi nốt Mi

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Các mẫu tiết tấu thường sử dụng hình nốt nào?

A. Nốt đen.

B. Nốt trắng.

C. Nốt đơn,

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Có thể đọc kết hợp gõ tiết tấu với loại nhạc cụ nào?

A. Phách.

B. Song loan.

C. Tambourine.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Quan sát hình và cho biết đây là dấu nào?

A. Dấu nhắc lại.

B. Khung thay đổi.

C. Dấu quay lại.

D. Dấu chuyển tiếp.

Câu 4: Khung nhạc sau đây sử dụng kí hiệu đặc biệt nào?

A. Dấu nhắc lại.

B. Dấu quay lại.

C. Khung thay đổi.

D. Dấu chuyển tiếp.

Câu 5: Segno còn được gọi là dấu gì?

A. Dấu móc nối.

B. Dấu quay lại.

C. Dấu nhắc lại.

D. Dấu nâng giọng.

Câu 6: Bài đọc nhạc số 1 được trích trong tác phẩm nào?

A. Bắc Kim Thang.

B. Mùa xuân về.

C. Giai diệu Ireland.

D. Cây sáo thần.

Câu 7: Bài đọc nhạc được viết ở nhịp nào?

A. Nhịp 2/3.

B. Nhịp 2/4.

B. Nhịp 4/2.

D. Nhịp 4/4.

Câu 8: Dấu nhạc đặc biệt xuất hiệu ở đầu Bài đọc nhạc số 1 là dấu gì?

A. Dấu nhắc lại.

B. Dấu miễn nhịp.

C. Dấu quay lại.

D. Dấu chấm dôi.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Dấu nhắc lại được dùng với mục đích gì?

A. Lặp lại câu hát 3 lần.

B. Giảm độ cao của giọng xuống 1 nốt.

C. Nhắc lại một đoạn nhạc hoặc toàn bộ tác phẩm.

D. Chuyển tiếp sang khung nhạc tiếp theo.

Câu 2: Dấu nhắc lại trong bài “Vui đến trường” được sử dụng ở khung nhạc nào?

A. Khung nhạc đầu tiên.

B. Khung nhạc thứ hai.

C. Khung nhạc thứ hai từ dưới lên.

D. Khung nhạc cuối cùng.

Câu 3: Khung thay đổi được sử dụng khi nào?

A. Khi có sự thay đổi ở cuối phần nhắc lại.

B. Khi có một nốt cao chuẩn bị xuất hiện.

C. Khi có một khung nhạc được lặp lại nhiều lần.

D. Khi có một sự thay đổi bất ngờ.

Câu 4: Dấu nhắc lại có tác dụng như thế nào?

A. Nhắc lại một đoạn nhạc hay toàn bộ tác phẩm.

B. Nhắc lại các nốt cao trong bài nhạc.

C. Nhắc lại các nốt trầm trong bài nhạc.

D. Nhắc lại các đoạn nhạc nằm sau dấu nhắc lại.

Câu 5: Khi gặp dấu nhắc lại trên bản nhạc, ta thực hiện như thế nào?

A. Thực hiện 2 lần khung nhạc có xuất hiện dấu nhắc lại.

B. Thực hiện 2 lần nốt sau dấu nhắc lại.

C. Thực hiện đến dấu nhắc lại thứ hai ta quay lại từ dấu nhắc lại thứ nhất.

D. Thực hiện ngắt quãng các nốt có dấu nhắc lại xuất hiện.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Trình tự thực hiện trong khung nhạc dưới như thế nào?

A. 1 – 2 – 3 – 4 – 2 – 3.

B. 1 – 2 – 3 – 2 – 3 – 4.

C. 1 – 2 – 3 – 3 – 2 – 4.

D. 1 – 2 – 3 – 4 – 1 – 2 – 3 – 4.

Câu 2: Trình tự thực hiện trong khung nhạc dưới như thế nào?

A. 1 – 2 – 3 – 4 – 3 – 4 – 5 – 6.

B. 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 3 – 4.

C. 1 – 2 – 3 – 4 – 4 – 3 – 5 – 6

D. 1 – 2 – 3 – 4 – 1 – 2 – 5 – 6.

Câu 3: Trình tự thực hiện trong khung nhạc dưới như thế nào?

A. a – b – b.

B. a – b – a.

C. b – a – a.

D. b – a – b.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đâu là cách bấm sai khi thổi trên sáo recorder?

A. G: bấm lỗ 0, 1, 2, 3.

B. A: bấm lỗ 0, 2.

C. B: bấm lỗ 0, 1.

D. C: bấm lỗ 0, 2.

Câu 2: Đâu là cách bấm nốt Mi trên sáo recorder?

A. Bấm lỗ 0, 1, 2,  ở tay trái và bấm lỗ 3, 4, 5 ở tay phải.

B. Bấm lỗ 0, 1, 2,  ở tay phải và bấm lỗ 3, 4, 5 ở tay trái.

C. Bấm lỗ 0, 1, 2, 3 ở tay trái và bấm lỗ 4, 5 ở tay phải.

D. Bấm lỗ 0, 1, 2, 3 ở tay phải và bấm lỗ 4, 5 ở tay trái.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay