Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo CĐ 5 -Tiết 3

Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 5 -Tiết 3. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5: MÙA XUÂN TƯƠI ĐẸP

TIẾT 3

ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 4 – MÙA XUÂN VỀ

(22 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)

Câu 1:Bài đọc nhạc số 4 – Mùa xuân về là do ai sáng tác?

A. Nhạc sĩ Văn Thành Nho.

B. Nhạc sĩ Phan Trần Bảng.

C. Nhạc sĩ Dương Thụ.

D. Nhạc sĩ Văn Cao.

 

Câu 2: Ai là người phối bè cho Bài đọc nhạc số 4 – Mùa xuân về?

A. Hồ Ngọc Khải.

B. Nguyễn Ngọc Khải.

C. Lê Ngọc Khải.

D. Hoàng Ngọc Khải.

 

Câu 3:Bài đọc nhạc số 4 – Mùa xuân về viết theo nhịp bao nhiêu?

A. Nhịp 2/2.

B. Nhịp 4/4.

C. Nhịp 8/8.

D. Nhịp 6/8.

 

Câu 4:Bài đọc nhạc số 4 – Mùa xuân về có nhịp độ là gì?

A. Thong thả.

B. Chậm vừa.

C. Chậm rãi.

D. Vừa phải.

 

Câu 5:Bài đọc nhạc số 4 – Mùa xuân về có bao nhiêu ô nhịp?

A. 18.

B. 20.

C. 22.

D. 24.

 

Câu 6:Bài đọc nhạc số 4 – Mùa xuân về có mấy dấu chấm dôi?

A. 3 dấu.

B. 2 dấu.

C. 5 dấu.

D. 6 dấu.

 

Câu 7: Bài hát Mùa xuân trong rừng có nội dung gì?

A. Khung cảnh khu rừng khi mùa thu đến.

B. Khung cảnh khu rừng khi mùa xuân đến.

C. Khung cảnh khu rừng khi mùa đông đến.

D. Khung cảnh khu rừng khi mùa hạ đến.

 

Câu 8: Đoạn nhạc của bài hát Mùa xuân trong rừng có mấy dấu chấm dôi?

A. 8 dấu.

B. 6 dấu.

C. 9 dấu.

D. 4 dấu.

 

II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)

Câu 1: Dấu nối và dấu luyến khác nhau ở đâu?

A. Dấu nối liên kết hai hay nhiều nốt nhạc khác cao độ, dấu luyến liên kết hai hay nhiều nốt nhạc cùng cao độ.

B. Dấu nối làm tăng giá trị trường độ của nốt nhạc, dấu luyến làm giảm giá trị trường độ của nốt nhạc.

C. Dấu nối làm giảm giá trị trường độ của nốt nhạc, dấu luyến làm tăng giá trị trường độ của nốt nhạc.

D. Dấu nối liên kết hai hay nhiều nốt nhạc cùng cao độ, dấu luyến liên kết hai hay nhiều nốt nhạc khác cao độ.

 

Câu 2: Ở bài đọc nhạc số 4, dấu chấm dôi xuất hiện ở những chữ nào?

A. Không, ngừng, rừng, cây, lá, xuân.

B. Không, ngừng, rừng, mát, hát, vơi.

C. Cây, lá, xuân, mát, hát, vơi.

D. Cây, lá, xuân, chân, biếc, ngân.

 

Câu 3: Ở bài đọc nhạc số 4, các nốt nhạc sử dụng dấu chấm dôi là?

A. Đô trắng, Rê trắng, Mi trắng, Pha trắng, Rê đen.

B. Đô trắng, Rê trắng, Son trắng, Rê đen, Son trắng dòng kẻ phụ phía dưới.

C. Đô trắng, Rê trắng, Mi trắng, Son trắng, Son trắng dòng kẻ phụ phía dưới, Rê đen.

D. Đô trắng, Rê trắng, Pha trắng, Rê đen.

 

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là chính xác khi nhận xét về giá trị sử dụng của đàn t’rưng?

A. Đàn t’rưng thường được dùng trong hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đàn được sử dụng độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát.

B. Đàn t’rưng thường được dùng trong lễ tế thần linh. Đàn được sử dụng độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát.

C. Đàn t’rưng thường được dùng trong các lễ hội dân gian. Đàn được sử dụng độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Bài đọc nhạc số 4 có mấy ô nhịp?

A. 14 ô nhịp.

B. 16 ô nhịp.

C. 18 ô nhịp.

D. 20 ô nhịp.

 

Câu 6: Các kí hiệu âm nhạc đã học ở chủ đề 3 xuất hiện trong bài đọc nhạc số 4 là gì?

A. Dấu nhắc lại, dấu luyến.

B. Dấu nhắc lại, khung thay đổi.

C. Dấu luyến, khung thay đổi.

D. Dấu nối, dấu luyến.

 

III. VẬN DỤNG (06 CÂU)

Câu 1: Bài đọc nhạc số 4 viết ở nhịp nào?

A. Nhịp 2/4.

B. Nhịp 3/4.

C. Nhịp 2/2.

D. Nhịp 4/4.

 

Câu 2: Tên các nốt đen xuất hiện trong bài đọc nhạc số 4 là?

A. Đô, Rê, Mi, Pha, Son dòng kẻ phụ phía dưới.

B. Đô, Mi, pha, Son, La dòng kẻ phụ phía dưới.

C. Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, La dòng kẻ phụ phía dưới.

D. Đô Rê, Mi, Pha, Son, La dòng kẻ phụ phía dưới.

 

Câu 3: Bài đọc nhạc số 4 chia làm mấy nét nhạc?

A. 4 nét nhạc.

B. 5 nét nhạc.

C. 6 nét nhạc.

D. 7 nét nhạc.

 

Câu 4: Ở bài hát Mùa xuân ơi, dấu nối xuất hiện ở những chữ nào?

A. Sang, đã, về.

B. Sang, vui, vẫy.

C. Sang, đã, vẫy

D. Sang, vui, về.

 

Câu 5: Dấu chấm dôi xuất hiện mấy lần và xuất hiện ở đâu trong bài hát Mùa xuân ơi?

A. Xuất hiện 1 lần ở chữ “lành”.

B. Xuất hiện 1 lần ở chữ “vui”.

C. Xuất hiện 2 lần ở chữ “lành”, “vui”.

D. Xuất hiện 2 lần ở chữ “sang”, “vui”.

 

Câu 6: Bài hát Mùa xuân ơi được viết theo nhịp nào?

A. Nhịp 4/4.

B. Nhịp 2/4.

C. Nhịp 3/4.

D. Nhịp 6/8.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Quan sát hình ảnh và cho biết, câu nào có sử dụng 2 dấu chấm dôi?

A. Kìa trong xanh nước chảy không ngừng, Nghe gió reo cùng rừng cây lá.

B. Kìa trong xanh nước chảy không ngừng, Dòng suối mát, làn êm trôi.

C. Kìa trong xanh nước chảy không ngừng, Nghe tiếng chim… chào mùa xuân.

D. Kìa trong xanh nước chảy không ngừng, Làn nước biếc, nhạc vang ngân.

 

Câu 2: Trong đoạn nhạc sau có mấy dấu nối, mấy dấu luyến?

A. 2 dấu nối, 2 dấu luyến.

B. 3 dấu nối, 1 dấu luyến.

C. 1 dấu nối, 3 dấu luyến.

D. 4 dấu nối, không có dấu luyến.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay