Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo CĐ 7 - Tiết 1
Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 7 - Tiết 1 Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án âm nhạc 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 6: GIAI ĐIỆU VÙNG CAOTIẾT 4
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
(25 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Sáo Mông là loại nhạc cụ gì?
A. Nhạc cụ gõ.
B. Nhạc cụ hơi.
C. Nhạc cụ dây.
D. Nhạc cụ phím.
Câu 2: Sáo Mông là nhạc cụ của dân tộc nào?
A. Mông.
B. Thái.
C. Chăm.
D. Ba-na.
Câu 3: Chất liệu làm nên sáo Mông là gì?
A. Tre.
B. Nứa.
C. Trúc.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Sáo Mông thường có mấy lỗ bấm?
A. 5 - 6 lỗ bấm.
B. 8 – 9 lỗ bấm.
C. 7 - 8 lỗ bấm.
D. 10 lỗ bấm.
Câu 5: Ở lỗ thổi của sáo Mông có gắn cái gì?
A. Lam đồng hình tròn.
B. Lam đồng hình bầu dục.
C. Lam đồng hình vòng cung.
D. Lam đồng hình lưỡi gà.
Câu 6: Tính tẩu là loại nhạc cụ gì?
A. Nhạc cụ hơi.
B. Nhạc cụ dây gảy.
C. Nhạc cụ gõ.
D. Nhạc cụ phím.
Câu 7: Tính tẩu là nhạc cụ của dân tộc nào?
A. Tày.
B. Nùng.
C. Thái.
D. Tất cả các dân tộc trên.
Câu 8: Tính tẩu được cấu tạo gồm mấy bộ phận?
A. 3 bộ phận.
B. 2 bộ phận.
C. 4 bộ phận.
D. 5 bộ phận.
Câu 9: Bài hát Xuân về trên bản Mèo do ai viết?
A. Trần Tiến.
B. Trịnh Công Sơn.
C. Tiến Vượng.
D. Phạm Tuyên.
Câu 10: Bài hát Xuân về trên bản Mèo được viết theo nhịp bao nhiêu?
A. 2/2.
B. 2/4.
C. 3/4.
D. 4/4.
II. THÔNG HIỂU (08 CÂU)
Câu 1: Sáo Mông còn có tên gọi khác là gì?
A. Sáo 7 lỗ.
B. Sáo 8 lỗ.
C. Sáo Mèo.
D. Không có tên gọi nào khác.
Câu 2: Âm thanh của sáo Mông có đặc điểm gì?
A. Đầy đặn, ấm áp.
B. Trong trẻo, mượt mà.
C. Hơi đục, pha lẫn tiếng rè.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Sáo Mèo có thể diễn tả được những trạng thái tình cảm nào?
A. Bay bổng, trữ tình.
B. Nhanh, vui tươi.
C. Chậm buồn, da diết.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Lắng nghe âm thanh của sáo Mèo, người nghe liên tưởng đến điều gì?
A. Cuộc sống thanh bình của người dân miền núi phía Bắc.
B. Cuộc sống vất vả, khó khăn của ngườii dân miền núi phía Bắc.
C. Hình ảnh mùa màng bội thu của người dân miền núi phía Bắc.
D. Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng ở miền núi phía Bắc.
Câu 5: Tính tẩu còn có tên gọi nào khác?
A. Đàn tẩu.
B. Đàn tính.
C. Đàn nhị.
D. Đàn bầu.
Câu 6: Hộp cộng hưởng ở đàn tính được làm bằng gì?
A. Vỏ quả bầu khô, trên mặt bịt một tấm gỗ dày, nặng.
B. Xơ mướp, trên mặt bịt một tấm gỗ dày, nặng.
C. Vỏ quả bầu khô, trên mặt bịt một tấm gỗ nhẹ, mềm và mỏng.
D. Xơ mướp, trên mặt bịt một tấm gỗ nhẹ, mềm và mỏng.
Câu 7: Tính tẩu phát ra âm thanh như thế nào?
A. Êm dịu, nhẹ nhàng, đầm ấm, hơi đục, ít độ ngân.
B. Êm dịu, nhẹ nhàng, đầm ấm, trong trẻo, ít độ ngân.
C. Êm dịu, đầm ấm, hơi đục, ngân vang.
D. Êm dịu, đầm ấm, trong trẻo, ngân vang.
Câu 8: Âm thanh của tính tẩu phù hợp với những giai điệu như thế nào?
A. Chậm rãi, thiết tha.
B. Nhẹ nhàng, mềm mại.
C. Buồn thương, da diết.
D. Linh hoạt, rộn ràng.
III. VẬN DỤNG (05 CÂU)
Câu 1: Sáo Mông có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với một số dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc?
A. Gắn liền với đời sống tinh thần của người Mông.
B. Góp phần tạo nên sự đặc sắc trong nền văn hóa âm nhạc của các dân tộc Việt Nam.
C. A, B đều đúng.
D. A, B đều sai.
Câu 2: Tính tẩu thường được dùng trong những hình thức diễn tấu nào?
A. Độc tấu.
B. Hòa tấu.
C. Đệm cho hát múa.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Đâu là thể loại âm nhạc tín ngưỡng của các dân tộc Tày, Nùng, Thái gắn liền với tính tẩu?
A. Hát then.
B. Hát quan họ.
C. Chèo.
D. Hát xẩm.
Câu 4: Bài hát Xuân về trên bản Mèo có âm sắc đặc trưng là gì?
A. Nhẹ nhàng, sâu lắng.
B. Lúc khoan thai, dịu dàng lúc vui tươi, rộn ràng.
C. Tha thiết, dịu dàng.
D. Trong trẻo, vui tươi.
Câu 5: Bài hát Xuân về trên bản Mèo thể hiện nội dung gì?
A. Khung cảnh núi rừng chìm trong sương mù sớm.
B. Khung cảnh núi rừng hùng vĩ, thơ mộng.
C. Khung cảnh núi rừng rộng lớn, huyền bí.
D. Khung cảnh núi rừng thanh bình, sáng tươi.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài hát nào sau đây cũng viết về vùng miền núi phía Bắc?
A. Chiếc khăn piêu.
B. Hoa ban trắng.
C. Tiếng hát giữa rừng Pác Pó.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Nhạc cụ nào dưới đây là của dân tộc Thái?
A. Sáo Mèo.
B. Chũm chọe.
C. Tù và.
D. Lục lạc.