Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo Chủ đề 3 - Tiết 2 - Nhớ ơn thầy cô

Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3 - Tiết 2 - Nhớ ơn thầy cô. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án âm nhạc 7 chân trời sáng tạo (bản word)

TIẾT 2

NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU

LÍ THUYẾT ÂM NHẠC – BÀI: NHỊP LẤY ĐÀ

ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 2

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC – NGHE NHẠC

 

1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1: Nhịp lấy đà là ô nhịp nằm ở vị trí nào trong bản nhạc?

A. Vị trí đầu tiên.

B. Vị trí ở giữa.

C. Vị trí gần cuối.

D. Vị trí cuối cùng.

Câu 2: Kết thúc nhịp lấy đà bằng cách nào?

A. Một ô nhịp thừa một nhịp.

B. Một ô nhịp không đầy đủ.

C. Cuối ô nhịp có dấu miễn nhịp.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Có những kiểu nhịp lấy đà như thế nào?

A. Lấy đà nửa phách.

B. Lấy đà 1 phách.

C. Lấy đà phách rưỡi.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu không phải đặc điểm của nhịp lấy đà?

A. Sẽ không đủ phách khi kết thúc nếu trong bản nhạc có ô nhịp lấy đà.

B. Hình thức của ô nhịp lấy đà sẽ đủ phách nếu thêm dấu miễn nhịp vào ô nhịp lấy đà.

C. Hình thức của ô nhịp lấy đà sẽ đủ phách nếu thêm dấu lặng vào ô nhịp lấy đà.

D. Nhịp lấy đà là nhịp duy nhất có thể thiếu trường độ.

Câu 5: Thêm dấu nào vào ô nhịp lấy đà để đủ phách?

A. Dấu chấm dôi.

B. Dấu miễn nhịp.

C. Dấu lặng.

D. Dấu nối.

Câu 6: Có thể sử dụng các loại nhạc cụ nào để gõ đệm cho bài “Lời cô”?

A. Phách.

B. Song loan.

C. Tambourine.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Nhạc sĩ Hoàng Vân sinh năm bao nhiêu?

A. 1930.

B. 1931.

C. 1932.

D. 1933.

Câu 8: Tên thật của nhạc sĩ Hoàng Vân là gì?

A. Nguyễn Tăng Hích.

B. Võ Văn Linh

C. Lê Văn Ngọ.

D. Nguyễn Hải Sơn.

Câu 9: Nhạc sĩ Hoàng Vân là nhạc sĩ của nền âm nhạc nào?

A. Âm nhạc cung đình.

B. Âm nhạc chuyên nghiệp.

C. Âm nhạc tài tử.

D. Âm nhạc cổ truyền.

Câu 10: Đâu không phải lĩnh vực sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân?

A. Âm nhạc thị trường.

B. Âm nhạc thiếu nhi.

C. Âm nhạc kháng chiến.

D. Âm nhạc trữ tình.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Đâu là đặc điểm trong sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân?

A. Giàu tính triết lí, ngợi ca.

B. Có giai điệu nồng nàn, mượt mà, vui tươi, trong sáng...

C. Mang đậm chất liệu, âm hưởng dân ca.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu là ca khúc nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác dành cho các em thiếu nhi?

A. Hò kéo pháo.

B. Tình ca Tây Nguyên.

C. Con chim vành khuyên.

D. Tôi là thợ lò

Câu 3: Nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác thể nào nào trong lĩnh vực nhạc đàn?

A. Giao thưởng.

B. Concerto.

C. Hòa tấu thính phòng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu không phải là bài hát truyền thống của ngành kinh tế do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác?

A. Bài hát xây dựng.

B. Quảng Bình quê ta ơi.

C. Hát về cây lúa hôm nay.

D. Bài ca giao thông vận tải.

Câu 5: Ngoài việc sáng tác, nhạc sĩ Hoàng Vân còn phụ trách nhiệm vụ nào?

A. Người thầy đào tạo.

B. Chỉ huy dàn nhạc.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Nhạc sĩ Hoàng Vân được Nhà nước trao tặng giải thưởng danh giá nào vào năm 2000?

A. Giải thưởng cống hiến cho điện ảnh Việt Nam.

B. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.

C. Giải thưởng vì hòa bình Tổ quốc.

D. Giải thưởng vì độc lập dân tộc.

Câu 2: Vì sao nhạc sĩ Hoàng Vân được Nhà nước trao giải thưởng danh giá?

A.Vì nhạc sĩ Hoàng Vân đã có những đóng góp to lớn cho nền âm nhạc nước nhà.

B. Vì nhạc sĩ Hoàng Vân đã sáng tác ra nhiều bài hát hay dành cho thiếu nhi.

C. Vì nhạc sĩ Hoàng Vân không chỉ chỉ huy dàn nhạc mà còn là một người thầy giáo.

D. Vì  nhạc sĩ Hoàng Vân là người tiên phong viết nhạc kháng chiến.

Câu 3: Câu hát “Bài ca ấy, loài hoa ấy, đẹp như em, người giáo viên nhân dân” nằm trong bài hát nào?

A. Mái trường mến yêu.

B. Bài ca người giáo viên nhân dân.

C. Mùa khai trường.

D. Em yêu trường em.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Bài hát “Bài ca người giáo viên nhân dân” có giai điệu như thế nào?

A. Vui tươi.

B. Trong sáng.

C. Tự hào.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Bài hát “Bài ca người giáo viên nhân dân” có nội dung là?

A. Ca ngợi những thầy giáo, cô giáo ngày đêm miệt mài vì học sinh thân yêu, vì tương lai đất nước.

B. Ca ngợi những đóng góp của thầy cô giáo trong việc truyền bá các tư tưởng.

C. Ca ngợi những người ngày đêm bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay