Trắc nghiệm bài 14: Phân loại thế giới sống

Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 14: Phân loại thế giới sống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1. Trong hệ thống phân loại 5 giới sinh vật, vi khuẩn thuộc giới nào?

A. Giới Khởi sinh.

B. Giới Nấm.

C. Giới Nguyên sinh.

D. Giới động vật.

Câu 2. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?

A. Khởi sinh        

B. Thực vật        

C. Nấm            

D. Nguyên sinh   

Câu 3. Trong các loài dưới đây, loài nào thuộc giới Khởi sinh?

A. Trùng giày.

B. Trùng kiết lị.

C. Trùng sốt rét.

D. Vi khuẩn lao.

Câu 4. Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào?

A. Nấm                      

B. Nguyên sinh              

C. Khởi sinh            

D. Thực vật

Câu 5. Trong các loài dưới đây, loài nào không thuộc giới Thực vật?

A. Tảo đa bào.

B. Dương xỉ.

C. Rêu.

D. Thông.

Câu 6. Đơn vị phân loại nhỏ nhất của thế giới sống là gì?

A. Ngành.

B. Lớp.

C. Loài.

D. Giới.

Câu 7. Đâu là môi trường có mức độ đa dạng loài thấp:

A. Đồng cỏ

B. Rừng rậm

C. Đại dương

D. Bắc cực

Câu 8. Tên phổ thông của loài được hiểu là

A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia.

B. Cách gọi phố biến của loài có trong danh mục tra cứu.

C. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố

D. Tên loài -> Tên giống -> (Tên tác giả, năm công bố)

Câu 9. Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

A. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài

B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới

C. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới

D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới

Câu 10. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?

A. Khởi sinh              

B.  Thực vật.     

C. Nắm          

D. Nguyên sinh.

Câu 11. Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?

(1) Đặc điểm tế bào.

(2) Mức độ tổ chức cơ thể.

(3) Môi trường sống.

(4) Kiểu dinh dưỡng.

(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn.

A. (1),(2), (3), (5).

B.  (1), (2), (3), (4).

C. (2). (3), (4), (5). 

D. (1), (3), (4, (5).

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1. Loại rừng nào dưới đây có hệ thực vật phong phú nhất?

A. Rừng lá kim phương Bắc.

B. Rừng lá rộng ôn đới.

C. Rừng mưa nhiệt đới.

D. Rừng ngập mặn ven biển.

Câu 2. "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chứng sống nào dưới đây?

A. Cá thể.    

B. Quần xã     

C. Quần thể.  

D. Hệ sinh thái

Câu 3. Nhóm nào dưới đây gồm những cây thích nghi với môi trường khô nóng ở sa mạc?

A. Sen, đậu ván, cà rốt.

B. Rau muối, cà chua, dưa chuột.

C. Xương rồng, lê gai, cỏ lạc đà.

D. Mâm xôi, cà phê, đào.

Câu 4. Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là:

A. Trao đổi chất và năng lượng

B. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi

C. Sinh trưởng và phát triển

D. Sinh sản

Câu 5. Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

(1) Gọi đúng tên sinh vật.

(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phản loại.

(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.

(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.

A. (1),(2), (3)

B. (1),(2), (4).

C. (2), (3), (4). 

D. (1),(3), (4).

Câu 6. Những đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tổ chức sống mà không có ở vật vô sinh?

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

2. Là hệ kín, có tính ổn định và bền vững

3. Liên tục tiến hóa

4. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh

5. Có khả năng cảm ứng và vận động

6. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường

A. 1, 2, 3, 4

B. 1, 3, 4, 6

C. 1, 3, 4, 5 

D. 2, 3, 5, 6

Câu 7. Cho các ý sau:

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

2. Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.

3. Liên tục tiến hóa.

4. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.

5. Có khả năng cảm ứng và vân động.

6. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

A. 3 

B. 5

C. 4

D. 2

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1. Loài người thuộc bộ:

A. Bộ tinh tinh

B. Bộ khỉ

C. Bộ linh trưởng

D. Bộ vượn

Câu 2. Cá mập thuộc lớp:

A. Cá xương

B. Cá sụn

C. Thú 

D. Cá cổ đại

Câu 3. Nấm nhầy là đại diện của giới nào?

A. giới thực vật

B. giới nguyên sinh

C. giới khởi sinh

D. giới nấm

Câu 4. Một loài rết có tên khoa học Scolopendra cataracta Siriwut, 2016, tên giống của loài này là:

A. Scolopendra

B. cataracta

C. Siriwut

D. Scolodropenlopha

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1. Tại sao tảo lục có khả năng quang hợp mà không được xếp vào giới thực vật?

A. Tảo lục có cấu tạo tế bào nhân sơ

B. Tảo lục sống tự dưỡng

C. Tảo lục có môi trường sống đa dạng

D. Tảo lục có cơ thể đơn bào

Câu 2. Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật?

A. Vì chúng có kích thước nhỏ          

B. Vì chúng là cơ thể đơn bào

C. Vì chúng có khả năng di chuyển            

D. Vì chúng có roi

Câu 3. Miền Bắc nước ta gọi là cá quả, miền Nam gọi là cá lóc, một số địa phương khác gọi là cá chuối. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?

A. Tên dân gian              

B. Tên địa phương

C. Tên khoa học         

D. Tên phổ thông

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay