Trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống (P6)

Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG  (PHẦN 6)

Câu 1. Đâu không phải vai trò của thực vật đối với đời sống con người ?

  • A. Cung cung cấp lương thực, thực phẩm
  • B. Cung cấp củi đốt, cây lấy gỗ để làm nhà, xây dựng
  • C. Cung cấp dược phẩm để chữa một số bệnh
  • D. Cung cấp nơi ở cho con người

 

Câu 2. Cây nào dưới đây không thuộc nhóm cây có mạch dẫn ?

  • A. Rêu           
  • B. Cây quế
  • C. Cà phê  
  • D.Dương xỉ.

 

Câu 3.  Đâu là biện pháp để bảo vệ rừng ?

  • A. Trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc
  • B. Tăng cường khả năng khai thác và sử dụng rùng
  • C. Chặt cây, phá hoại sinh thái rừng tự nhiên
  • D. Đốt nương làm rẫy

Câu 4. San hô thường dinh dưỡng theo hệ thức nào ?

  • A.Tự dưỡng
  • B. Dị dưỡng
  • C. Cộng sinh
  • D. Ký sinh

Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của các ngành Giun ?

  • A. Đối xứng hai bên            
  • B. Có cơ thể dài
  • C. Có phân biệt đầu và đuôi                          
  • D. Có khả năng di chuyển rất nhanh  

 

Câu 6. Trong các động vật ruột khoang dưới đây, loài nào tạo cảnh quan ở biển?

  • A. Sứa.           
  • B. San hô.
  • C. Thủy tức.   
  • D. Hải quỳ.

 

Câu 7.  Chọn phương án đúng :

  • A. Thực vật ngành hạt trần có cơ quan sinh sản là nõn, ngành hạt kín là hoa quả
  • B. Thực vật ngành hạt trần có cơ quan sinh sản là hoa quả, ngành hạt kín là nõn
  • C. Thực vật ngành hạt trần có hạt nằm trong quả, ngành hạt kín là hạt nằm ngoài quả
  • D. Cả 3 phương án trên đều đúng

Câu 8. Hệ rễ của thực vật, đặc biệt là thực vật rừng có vai trò gì?

  • A. Bảo vệ nguồn nước ngầm.
  • B. Giúp giữ đất, chống xói mòn.
  • C. Hạn chế ngập lụt, hạn hán.
  • D. Điều hòa khí hậu.

Câu 9. Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?

  • A. Tuyệt chủng động, thực vật             
  • B. Hiệu ứng nhà kính
  • C. Biến đổi khí hậu                           
  • D. Bệnh ung thư ở người   

Câu 10. Động vật lớp chim có những đặc điểm nào dưới đây?

(1) Lông vũ bao phủ cơ thể

(2) Đi bằng hai chân, chi trước biến đối thành cánh

(3) Đẻ trứng

(4) Tất cả các loài chim đều biết bay

  • A. (1), (2) (3)       
  • B. (1), (2), (4)       
  • C. (1), (3), (4)       
  • D. (2), (3), (4)

Câu 11. Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về cấu tạo cơ thể

  • A. Có nhiều loài
  • B. Thần kinh phát triển cao
  • C. Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau
  • D. Có số lượng cá thể lớn

Câu 12.  Điểm quan trọng nhất để phân biệt thực vật hạt trần với thực vật hạt kín là:

  • A. Cách chúng bảo vệ hạt
  • B. Kích thước hạt
  • C. Hình dáng thân cây
  • D. Hình dáng lá

Câu 13. Hệ rễ của thực vật, đặc biệt là thực vật rừng có vai trò gì?

  • A. Bảo vệ nguồn nước ngầm.
  • B. Giúp giữ đất, chống xói mòn.
  • C. Hạn chế ngập lụt, hạn hán.
  • D. Điều hòa khí hậu.

Câu 14. Nhóm nào dưới đây gồm toàn những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn?

  • A. Tôm sông, nhện, ve sầu.
  • B. Kiến, ong mật, nhện.
  • C. Kiến, nhện, tôm ở nhờ.
  • D. Ong mật, tôm sông, tôm ở nhờ.

Câu 15. Mực khác bạch tuộc ở đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Có thân mềm.
  • B. Sống ở biển.
  • C. Có mai cứng ở lưng.
  • D. Có giá trị thực phẩm.

Câu 16.  Những cây sống ở đầm lầy đều có :

  • A. Quả
  • B. Rễ phụ
  • C. Là những cây thân mềm
  • D. Là những cây thân cứng

Câu 17. Nguyên nhân khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút:

  • A. Nhiều loài thực vật có giá trị cao bị giảm sút do bị khai thác và môi trường sống của chúng bị tàn phá.
  • B. Chưa có những chính sách bảo vệ và gây rựng lại rừng bị chặt phá.
  • C. Do con người khai thác bừa bãi các khu rừng để phục vụ nhu cầu trước mắt.
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 18. Tại sao nói rừng là "lá phổi xanh" của Trái Đất?

(1) Cây xanh quang hợp sử dụng khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen vào không khí giúp con người hô hấp.

(2) Lá cây xanh có tác dụng cản bụi, diệt vi khuẩn và giảm ô nhiễm môi trường.

(3) Cây xanh hô hấp lấy khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

Các phát biểu đúng là:

  • A. (1), (2), (3).
  • B. (2), (3).
  • C. (1), (2).
  • D. (1), (3).

Câu 19. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

  • A. Hoang mạc                           
  • B. Rừng mưa nhiệt đới
  • C. Rừng ôn đới            
  • D. Đài nguyên

Câu 10. Cá rô được xếp vào lớp cá xương vì

  • A. có bộ xương bằng chất xương
  • B. có vảy và vây bằng xương
  • C. Có vây đuôi dài bằng chất xương
  • D. có đầu cứng cấu tạo bằng chất xương

Câu 21. Để bảo vệ sự đa dạng của thực vật, nhà nước ta đã không kêu gọi nhân dân điều nào sau đây?

  • A. Tổ chức các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường
  • B. Tăng cường trồng rừng.
  • C. Chặt hết rừng già, trồng lại cây mới phủ xanh đất trống đồi trọc.
  • D. Xây dựng các khu bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng.

Câu 22. Động vật chân khớp nào dưới đây phá hoại mùa màng?

  • A. Ruồi.                         
  • B. Ve bò.
  • C. Nhện.                       
  • D. Châu chấu.

Câu 23.  Cho các cây: (1) lúa, (2) lạc, (3) ngô, (4) đậu tương, (5) khoai lang, (6) ca cao. Những cây thuộc nhóm cây lương thực là:

  • A. (1), (3), (5).
  • B. (2), (3), (4).
  • C. (3), (5), (6).
  • D. (1), (4), (6).

Câu 24. Ở lứa tuổi học sinh, việc làm nào sau đây là phù hợp nhất để bảo vệ sự đa dạng của thực vật?

  • A. Kiểm soát chặt chẽ những cây con biến đổi gen.
  • B. Tăng cường trồng rừng.
  • C. Lập danh sách và phân nhóm để quản lí theo mức độ quý hiểm, bị đe dọa tuyệt chủng
  • D. Tuyên truyền tới mọi người, sống thân thiện với môi trường, không hái hoa bẻ cành…

Câu 25. Biết rằng ở các vùng biển, mức độ sóng đánh vào bờ sẽ ảnh hưởng đến mức độ xói mòn của đất, sóng đánh càng mạnh thì mức độ xói mòn càng cao. Thực hiện đánh giá mức độ sóng đánh ở hai vùng A và B thu được kết quả như hình

Dựa vào hình, em hãy dự đoán mức độ xói mòn của đất ở vùng A và B

  • A. đất ở vùng A có mức độ xói mòn cao hơn
  • B. đất ở vùng B có mức độ xói mòn cao hơn
  • C. cả hai vùng có độ xói mòn như nhau
  • D. không có đáp án chính xác

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay