Trắc nghiệm bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật

Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật
Trắc nghiệm bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật
Trắc nghiệm bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật

1. NHẬN BIẾT (19 câu)

Câu 1. Hình ảnh dưới đây nói về nguyên sinh vật nào?

 

A. Trùng bệnh ngủ

B. Trùng biến hình

C. Trùng kiết lị

D. Trùng sốt rét

Câu 2. Hình ảnh dưới đây nói về nguyên sinh vật nào?

 

A. Trùng roi

B. Trùng biến hình

C. Trùng kiết lị

D. Trùng sốt rét

Câu 3. Hình ảnh dưới đây nói về nguyên sinh vật nào?

 

A. Trùng lỗ

B. Trùng biến hình

C. Trùng giày

D. Trùng sốt rét

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây về động vật nguyên sinh là đúng?

A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.

B. Chỉ sống kí sinh trong cơ thể người.

C. Hình dạng luôn biến đôi.

D. Không có khả năng sinh sản.

Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây không có ở các loài nguyên sinh vật?

A. Kích thước hiển vi.

B. Di chuyển bằng chân giả, lông hoạc roi bơi.

C. Cơ thể có cấu tạo từ nhiều tế bào.

D. Cơ thể có cấu tạo từ một tế bào.

Câu 6. Hình thức sinh sản ở trùng giày là

A. phân đôi

B. nảy chồi

C. vừa phân đôi vừa tiếp hợp

D. tiếp hợp

Câu 7. Trong các đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?

A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào

B. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng 

C. Có khả năng tự dưỡng 

D. Di chuyển nhờ lông bơi

Câu 8. Trùng roi thường tìm thấy ở đâu?

A. Trong không khí

B. Trong đất khô

C. Trong nước

D. Trong cơ thể người 

Câu 9. Bào quan nào của trùng roi có vai trò bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu?

A. Màng cơ thể

B. Các hạt dự trữ  

C. Không bào co bóp

D. Nhân

Câu 10. Trong các động vật nguyên sinh sau, động vật nào có cấu tạo đơn giản nhất?

A. Trùng roi

B. Trùng giày

C. Trùng biến hình

D. Trùng bánh xe

Câu 11. Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?

A. Trùng roi           

B. Trùng giày

C. Trùng sốt rét              

D. Trùng kiết lị 

Câu 12. Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là:

A. trùng biến hình, trùng sốt rét.

B. trùng giày, trùng kiết lị. 

C. trùng sốt rét, trùng kiết lị.

D. trùng roi xanh, trùng giày.

Câu 13. Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?

A. Mọc thêm roi                         

B. Xâm nhập qua da   

C. Hình thành bào xác            

D. Hình thành lông bơi

Câu 14. Sinh vật nào dưới đây không phải nguyên sinh vật?

A. Trùng biến hình.

B. Rêu.

C. Trùng kiết lị.

D. Trùng sốt rét.

Câu 15. Nguyên sinh vật nào dưới đây có màu xanh lục?

A. Trùng giày.

B. Trùng sốt rét.

C. Tảo silic.

D. Tảo lục.

Câu 16.  Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào?

A. Đường tiêu hóa                    

B. Đường hô hấp

C. Đường máu                  

D. Đường tiếp xúc

Câu 17.  Phương thức sinh sản ở trùng biến hình là

A. Tiếp hợp 

B. Phân đôi

C. Nãy chồi

D. Hữu tính

Câu 18. Trùng roi thường được tìm thấy ở đâu?

A. Trong không khí.

B. Trong đất khô.

C. Trong cơ thể người.

D. Trong nước.

Câu 19. Đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?

A. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng.

B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.

C. Có khả năng quang hợp.

D. Di chuyển nhờ lông bơi.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1. Cơ thể của động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là

A. có kích thước hiển vi, đa bào nhưng tất cả các tế bào đều đảm nhiệm mọi chức năng sống giống nhau. 

B. có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

C. có kích thước hiển vi, chỉ là một hoặc hai tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

D. có kích thước hiển vi, đơn bào hoặc đa bào đơn giản, đảm nhiệm mọi chức năng sống.

Câu 2. Trùng kiết lị kí sinh ở đâu trên cơ thể người

A. Dạ dày             

B. Phổi                 

C. Ruột               

D. Não

Câu 3. Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?

A. Sốt, rét run, đổ mồ hôi                   

B. Đau tức ngực, đau họng, đau cơ

B. Da tái, đau họng, khó thở               

D. Đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói

Câu 4. Sự đa dạng của động vật nguyên sinh?

1. Đa dạng về môi trường sống (sống tự do hay kí sinh).

2. Cơ quan di chuyển: roi bơi, lông bơi, chân giả...

3. Có các bào quan khác nhau đảm nhiệm chức năng sống khác nhau.

4. Hình dạng ổn định.

5. Dinh dưỡng dị dưỡng.

A. 1, 2, 3, 4, 5. 

B. 1, 2, 3.

C. 1, 2, 3, 4.

D. 2, 3, 4.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?

A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.

D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Câu 6. Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?

A. Trùng roi          

B. Trùng giày         

C.  Tảo   

D. Trùng biến hình 

Câu 7. Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi và các vùng ven biển?

1. Miền núi và các vùng ven biển có nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp... nên có nhiều muỗi Anôphen mang các mầm bệnh trùng sốt rét.

2. Miền núi và ven biển có khí hậu thuận lợi.

3. Miền núi và ven biển có nhiều ánh sáng.

A. 1, 2.

B. 1, 2, 3. 

C. 1, 3.

D. 1.

Câu 8. Nhóm nào dưới đây gồm những nguyên sinh vật gây hại?

A. Trùng bệnh ngủ, trùng sốt rét, tảo lục đơn bào.

B. Trùng giày, trùng kiết lị, trùng lỗ.

C. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi xanh.

D. Trùng sốt rét, trùng kiết lị, trùng bệnh ngủ.

Câu 9. Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào?

A. Đường tiêu hóa.

B. Đường hô hấp.

C. Đường sinh dục.

D. Đường bài tiết.

Câu 10. Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?

A. Mắc màn khi đi ngủ             

B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy

C. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt        

D. Phát quang bụi rậm   

3. VẬN DỤNG, VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1. Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có đặc điểm nào?

A. cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hoặc kém phát triển

B. dinh dưỡng theo kiểu hoại sinh

C. sinh sản vô tính với tốc độ nhanh

D. cả 3 phương án trên đều đúng

Câu 2. Đâu là loài nguyên sinh vật vừa có lợi vừa có hại

A. amip ăn não

B. trùng sốt rét

C. tảo

D. trùng kiệt lị

Câu 3. Tại sao tảo lục đơn bào chứa diệp lục, có thể quang hợp nhưng lại không phải thực vật

A. do tảo lục có kích thước nhỏ

B. do tảo lục có cơ thể đơn bào

C. do tảo lục tự dưỡng

D. do tảo lục là tế bào nhân thực

Câu 4. Tại sao, trong bể cá thủy sinh người ta thường cho thêm tảo lục? Chọn đáp án không đúng:

A. Tạo màu nước xanh lơ cho bể thêm đẹp hơn

B. Tảo lục đơn bào quang hợp thải ra oxygen làm tăng lượng oxygen hòa tan trong nước

C. Tảo lục đơn bào diệt vi khuẩn, làm sạch nguồn nước cho bể cá

D. Tạo lục đơn bào là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho các động vật thủy sản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay