Trắc nghiệm bài 22: Đa dạng động vật không xương sống

Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 22: Đa dạng động vật không xương sống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint sinh học 6 cánh diều

1. NHẬN BIẾT (21 câu)

Câu 1. Cho các ngành động vật sau:

(1) Thân mềm                  (4) Ruột khoang

(2) Bò sát                         (5) Chân khớp

(3) Lưỡng cư                   (6) Giun

Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào sau đây?

A. (1), (2), (3), (4)                     

B. ( 1), (4), (5), (6)  

C. (2), (3), (5), (6)                

D. (2), (3), (4), (6)

Câu 2. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật không xương sống với nhóm động vật có xương sống là?

A. Không có xương sống.             

B. Hình thái đa dạng.  

C. Kích thước cơ thể lớn.          

D. Sống lâu.

Câu 3. San hô là đại diện của ngành động vật không xương sống nào?

A. Chân khớp                  

B. Thân mềm

C. Ruột khoang          

D. Các ngành Giun

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của các ngành giun?

A. Bộ xương ngoài bằng kitin, các chân phân đốt, khớp động với nhau

B. Cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân

C. Cơ thể mềm, không phân đốt, có vỏ cứng bao bên ngoài

D. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột hình túi

Câu 5. Thân mềm có những đặc điểm chung nào dưới đây?

(1) Phân bố ở nước ngọt.

(2) Cơ thể mềm, không phân đốt.

(3) Đa số có lớp vỏ cứng bên ngoài.

(4) Có khả năng di chuyển rất nhanh.

A. (1), (2).                     

B. (1), (3).

C. (3), (4).                    

D. (2), (3).

Câu 6. Thân mềm đa dạng về những đặc điểm nào dưới đây?

(1) Hình thái.                 (2) Số lượng loài.

(3) Kiểu dinh dưỡng.     (4) Môi trường sống.

A. (1), (2), (4).               

B. (2), (3), (4).

C. (1), (2), (3), (4).        

D. (2), (4).

Câu 7. Giun đốt có các đặc điểm nào dưới đây?

A. cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không phân đốt.

B. cơ thể dẹp và mềm.

C. cơ thể hình ống, mềm, không phân đốt.

D. cơ thể dài, phân đốt, có các đôi chi bên.

Câu 8. Trong các động vật ruột khoang dưới đây, loài nào sống ở nước ngọt?

A. Sứa.            

B. San hô.

C. Thủy tức.    

D. Hải quỳ.

Câu 9. Trong các động vật ruột khoang dưới đây, loài nào tạo cảnh quan ở biển?

A. Sứa.            

B. San hô.

C. Thủy tức.    

D. Hải quỳ.

Câu 10. Thủy tức có hình dạng là

A. hình trụ dài.     

B. hình cầu.

C. hình đĩa.          

D. hình vuông.

Câu 11. Cơ thể thủy tức có kiểu đối xứng nào dưới đây?

A. Đối xứng lưng - bụng.

B. Đối xứng tỏa tròn.

C. Đối xứng hai bên.

D. Đối xứng hình sao.

Câu 12. Ruột khoang dinh dưỡng theo hình thức nào dưới đây?

A. Tự dưỡng.    

B. Dị dưỡng.

C. Kí sinh.         

D. Cộng sinh.

Câu 13. Môi trường sống của đa số ruột khoang là

A. ở biển.          

B. trên cạn.

C. nước ngọt.   

D. trong đất.

Câu 14. Ngành Ruột khoang gồm nhóm các đại diện nào dưới đây?

A. Trùng giày, trùng roi, thủy tức, san hô.

B. Thủy tức, san hô, sứa, hải quỳ.

C. Thủy tức, hải quỳ, giun đất, giun đũa.

D. Thủy tức, san hô, trùng roi, giun đất.

Câu 15. Ngành thân mềm có cơ thể mềm và rất dễ bị tổn thương. Đặc điểm cấu tạo nào sau đây giúp chúng có thể hạn chế được nhược điểm đó của cơ thể?

A. Tốc độ di chuyển nhanh

B. Có nọc độc

C. Có lớp vỏ cứng bên ngoài cơ thể

D. Có bộ xương ngoài bằng kiti

Câu 16. Đặc điểm nào dưới đây là của ngành Ruột khoang?

A. Đối xứng hai bên.

B. Đối xứng lưng - bụng.

C. Đối xứng tỏa tròn.

D. Đối xứng trước - sau.

Câu 17. Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?

A. Nhóm chân khớp                

B. Nhóm thân mềm  

C. Nhóm ruột khoang               

D. Nhóm giun

Câu 18. Môi trường sống cơ bản của động vật bao gồm:

A. Dưới nước và trên cạn

B. Dưới nước, trên cạn và trên không

C. Trên cạn và trên không

D. Dưới nước và trên không

Câu 19. Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Chân khớp?

A. Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở

B. Qua lột xác để tăng trưởng cơ thể

C. Các chân phân đốt khớp động

D. Có mắt kép

Câu 20. Nhóm nào dưới đây gồm toàn những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn?

A. Tôm sông, nhện, ve sầu.

B. Kiến, ong mật, nhện.

C. Kiến, nhện, tôm ở nhờ. 

D. Ong mật, tôm sông, tôm ở nhờ.

Câu 21. Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về cấu tạo cơ thể

A. Có nhiều loài

B. Thần kinh phát triển cao

C. Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau

D. Có số lượng cá thể lớn

2. THÔNG HIỂU (13 câu)

Câu 1. Tôm và cua đều được xếp vào động vật ngành Chân khớp vì cả hai đều

A. sống ở nước, có khả năng di chuyển nhanh.

B. có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động.

C. có số lượng cá thể nhiều và có giá trị thực phẩm.

D. là các động vật không xương sống, sống ở nước.

Câu 2. Châu chấu khác nhện ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Có bộ xương ngoài bằng chất kitin.

B. Các chân phân đốt, có khớp động.

C. Có vai trò quan trọng trong thực tiễn.

D. Cơ thể có hai đôi cánh.

Câu 3. Mực khác bạch tuộc ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Có thân mềm.

B. Sống ở biển.

C. Có mai cứng ở lưng.

D. Có giá trị thực phẩm.

Câu 4. Con sò khác con mực ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Sống ở biển.                  

B. Có 2 mảnh vỏ.

C. Có giá trị thực phẩm.    

D. Có thân mềm.

Câu 5. Ở nước ta, qua điều tra cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh giun đũa cao, nguyên nhân là do:

A. Môi trường bẩn

B. Ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

C. Không có thói quen tẩy giun hằng năm

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 6. Loài côn trùng nào sau đây có khả năng bay “điệu nghệ” nhất?

A. Ong                  

B. Chuồn chuồn              

C. Ve sầu              

D. Ruồi  

Câu 7. Loài nào dưới đây là loài giun kí sinh?

A. Giun quế          

B. Giun kim          

C. Giun đất       

D. Rươi

Câu 8. Động vật khác thực vật ở những điểm nào sau đây?

(1) Môi trường sống ơ nước, trên mặt đất.

(2) Tế bào không có thành cellulose.

(3) Dinh dưỡng dị dưỡng.

(4) Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.

(5) Đa số có khả năng di chuyển.

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (3), (4), (5).

D. (2), (3), (5).

Câu 9. Loài nào dưới đây không thuộc ngành Thân mềm?

A. Mực                        

B. Ốc sên              

C. Sứa        

D. Hàu

Câu 10. Đặc điểm giống nhau giữa động vật và thực vật là

A. đều có khả năng tự dưỡng.

B. cơ thể đều có cấu tạo từ tế bào.

C. tế bào đều có màng cellulose.

D. đều có khả năng di chuyển.

Câu 11. Loài chân khớp nào dưới đây có lợi với con người?

A. Ve bò               

B. Bọ ngựa          

C. Ruồi                 

D. Mọt ẩm

Câu 12. Loài sâu bọ nào dưới đây có lối sống xã hội?

A. Mối           

B. Ong      

C. Kiến    

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13. Hoạt động cung cấp ôxi và thức ăn cho các tế bào và các cơ quan của châu chấu là do

A. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng

B. Sự nâng lên hạ xuống của các cơ ngực

C. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành ngực

D. Sự phát triển của hệ tuần hoàn

3. VẬN DỤNG ( 7 câu)

Câu 1. Động vật chân khớp nào dưới đây có ích trong việc thụ phấn cho cây trồng?

A. Ong mật.        

B. Ve sầu.

C. Bọ ngựa.       

D. Châu chấu.

Câu 2. Động vật chân khớp nào dưới đây phá hoại mùa màng?

A. Ruồi.                          

B. Ve bò.

C. Nhện.                        

D. Châu chấu.

Câu 3. Loại thân mềm được nuôi nhiều ở vùng đầm và ven các bờ biển là:

A. Trai

B. Ngao

C. Hến

D. Mực

Câu 4. Ở trong ruột non của cơ thể người là nơi kí sinh của:

A. giun đũa

B. giun tóc

C. giun móc

D. giun kim

Câu 5. Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun đất?

A. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp.

B. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở.

C. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất.

D. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun.

Câu 6. Để phòng chống giun đũa kí sinh ở người, em nên:

A. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

B. Rửa rau, quả sạch trước khi ăn; nên ngâm rau, quả bằng nước muối loãng.

C. Không nghịch đất bẩn, ăn chín uống sôi

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 7. Vì sao nhiều loài cá, tôm, cua, trai, ốc,... sống ở vùng biển có nhiều san hô lại có nhiều màu sắc phong phú không kém màu sắc của san hô?

A. Để ngụy trang, phòng vệ, trốn tránh kẻ thù và ngụy trang bắt mồi

B. Vì ở trong san hô nhiều màu nên da các loài vật cũng bị biến đổi màu

C. Để biến mình cũng trở nên đẹp sặc sỡ, nổi bật

D. Cả A, B, C đều đúng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay