Trắc nghiệm bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên

Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên
Trắc nghiệm bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên

1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1. Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí oxygen mất đi hô hấp và đốt cháy nhiên liệu?

A. Trao đổi khoáng.

B. Hô hấp.

C. Quang hợp.

D. Thoát hơi nước.

Câu 2. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2

B. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2

C. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2

D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2

Câu 3. Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

A. Cung cấp thức ăn                 

B. Ngăn biến đổi khí hậu

C. Cung cấp thức ăn, nơi ở          

D. Giữ đất, giữ nước     

Câu 4. Thực vật có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và nhiều loài động vật ?

A. Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật

B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp

C. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào và ôxi cho quá trình hô hấp của con người và động vật

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 5. Đâu là nguyên nhân quá trình hình thành nước ngầm trong các rừng cây?

A. Trời mưa nhiều, lượng nước mưa dư thừa

B. Hơi nước nhiều, độ ẩm không khí cao

C. Rễ và gốc cây cản, giữ nước khi trời mưa

D. Không có sự tiêu thụ nước mưa từ con người

Câu 6. Cây nào dưới đây là cây công nghiệp ?

A. Thuốc lá   

B. Mướp đắng  

C. Rau ngót   

D. Lúa nước

Câu 7. Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng bảo vệ cây xanh?

A. Trồng rừng ngập mặn

B. Khắc tên lên các thân cây ở các khu du lịch

C. Dựng giá đỡ cho các cây xanh mới trồng

D. Không ngắt hoa, bẻ cành các loài cây trong công viên

Câu 8. Khả năng làm mát không khí của thực vật có được là nhờ quá trình nào dưới đây?

A. Quang hợp.

B. Thoát hơi nước.

C. Trao đổi khoáng.

D. Hô hấp.

Câu 9. Đặc điểm khí hậu ở nơi có nhiều thực vật (trong rừng) là

A. ánh sáng yếu, gió yếu, độ ẩm cao.

B. khô, ánh sáng yếu.

C. gió mạnh, nhiệt độ cao.

D. nắng nhiều, gay gắt, độ ẩm cao.

Câu 10. Đặc điểm khí hậu ở nơi đất trống không có rừng là

A. ánh sáng mạng, gió yếu.

B. nhiệt độ cao, nắng gắt, nóng.

C. gió mạnh, râm mát.

D. ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp.

Câu 11. Hệ rễ của thực vật, đặc biệt là thực vật rừng có vai trò gì?

A. Bảo vệ nguồn nước ngầm.

B. Giúp giữ đất, chống xói mòn.

C. Hạn chế ngập lụt, hạn hán.

D. Điều hòa khí hậu.

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò điều hòa khí hậu của thực vật?

A. Giảm thiểu thiên tai nhờ khả năng cản bớt ánh sáng, gió và vận tốc dòng chảy.

B. Làm dịu mát môi trường xung quanh thông qua việc thải ra hơi nước.

C. Cân bằng hàm lượng khí oxygen và khí carbon dioxide trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp.

D. Làm tăng nhiệt độ, tăng tốc độ gió, giảm lượng mưa.

Câu 2. Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có gì khác biệt về khí hậu?

A. Tốc độ gió mạnh hơn.

B. Độ ẩm thấp hơn.

C. Nắng nhiều và gay gắt hơn.

D. Nhiệt độ thấp hơn.

Câu 3. Nguyên nhân khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút:

A. Nhiều loài thực vật có giá trị cao bị giảm sút do bị khai thác và môi trường sống của chúng bị tàn phá.

B. Chưa có những chính sách bảo vệ và gây rựng lại rừng bị chặt phá.

C. Do con người khai thác bừa bãi các khu rừng để phục vụ nhu cầu trước mắt.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4. Vì sao ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất?

A. Vì đất ở khu vực đó là đất sét nên không bị xói mòn

B. Vì các tán cây, rễ cây giảm lực chảy của dòng nước, rễ cây giữ đất

C. Vì lượng mưa ở khu vực đó thấp hơn lượng mưa ở khu vực khác

D. Vì nước sẽ bị hấp thu hết trở thành nước ngầm khiến tốc độ dòng chảy giảm

Câu 5. Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là

A. ngừng sản xuất công nghiệp.

B. xây dựng hệ thống xử lí chất thải.

C. trồng cây gây rừng.

D. di dời cá khu chế xuất lên vùng núi

Câu 6. Tại sao nói rừng là "lá phổi xanh" của Trái Đất?

(1) Cây xanh quang hợp sử dụng khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen vào không khí giúp con người hô hấp.

(2) Lá cây xanh có tác dụng cản bụi, diệt vi khuẩn và giảm ô nhiễm môi trường.

(3) Cây xanh hô hấp lấy khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

Các phát biểu đúng là:

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3).

C. (1), (2).

D. (1), (3).

Câu 7. Fomaldehyde là một được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, và xốp cách điện… và là một trong các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà. Khi hít phải sẽ đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Có thể sử dụng thực vật để hấp thụ lượng fomaldehyde trong nhà. Hãy xác định tên loài thực vật có thể hấp thụ fomaldehyde.

A. Cây lan ý                      

B. Cây xương rồng          

C. Cây dương xỉ                          

D. Cây hồng môn

Câu 8. Hầu hết các bộ phận của cây nào dưới đây đều chứa độc tố và gây hại đến sức khoẻ con người ?

A. Rau ngót  

B. Trúc đào

C. Cần tây  

D. Chùm ngây

Câu 9. Cây nào dưới đây được dùng để sản xuất chất gây nghiện ?

A. Chè

B. Anh túc 

C. Ca cao   

D. Cô ca

Câu 10. Họ thực vật nào dưới đây có nhiều cây được dùng để làm cảnh vì hoa của chúng thường rất đẹp ?

A. Họ Lúa      

B. Họ Cúc

C. Họ Dừa  

D. Họ Bầu bí

Câu 11. Loại cây nào dưới đây không phải một trong bốn loại cây lương thực chính của Việt Nam?

A. Lúa nước                    

B. Khoai tây             

C. Ngô                     

D. Sắn

Câu 12. Trong các loại cây dưới đây, cây nào vừa là cây ăn quả, vừa là cây làm cảnh, lại vừa là cây làm thuốc ?

A. Cần sa    

B. Sen 

C. Mít  

D. Dừa

Câu 13. Loại thực vật nào dưới đây là tác nhân gây nên hiện tượng nước “nở hoa” ?

A. Dương xỉ      

B. Rêu

C.  Tảo  

D. Thông

Câu 14. Loại cây nào dưới đây có thể khiến con người tử vong nếu ăn phải?

A. Cây thuốc lá               

B. Cây cà độc dược

C. Cây trúc đào            

D. Cây đinh lăng

Câu 15. Tại sao khi trời nắng nóng đứng dưới tán cây sẽ cảm thấy mát mẻ hơn?

A. Vì thực vật quang hợp và thoát hơi nước

B. Vì mặt trời không chiếu tới

C. Vì ở nơi có thực vật thì sẽ có nhiều gió

D. Vì chúng ta cảm giác đứng ở dưới tán cây sẽ mát hơn

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1. Cho các thành phần sau:

1. Tán lá

2. Rễ cây

3. Lớp thảm mục

4. Thân cây

Thành phần nào có khả năng làm cản trở dòng nước chảy của nước mưa?

A. 1, 2, 3, 4

B. 1, 2, 3

C. 2, 3, 4

D. 1, 2, 4

Câu 2. Để bảo vệ sự đa dạng của thực vật, nhà nước ta đã không kêu gọi nhân dân điều nào sau đây?

A. Tổ chức các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường

B. Tăng cường trồng rừng.

C. Chặt hết rừng già, trồng lại cây mới phủ xanh đất trống đồi trọc.

D. Xây dựng các khu bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng.

Câu 3. Ở lứa tuổi học sinh, việc làm nào sau đây là phù hợp nhất để bảo vệ sự đa dạng của thực vật?

A. Kiểm soát chặt chẽ những cây con biến đổi gen.

B. Tăng cường trồng rừng.

C. Lập danh sách và phân nhóm để quản lí theo mức độ quý hiểm, bị đe dọa tuyệt chủng

D. Tuyên truyền tới mọi người, sống thân thiện với môi trường, không hái hoa bẻ cành…

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1. Biết rằng ở các vùng biển, mức độ sóng đánh vào bờ sẽ ảnh hưởng đến mức độ xói mòn của đất, sóng đánh càng mạnh thì mức độ xói mòn càng cao. Thực hiện đánh giá mức độ sóng đánh ở hai vùng A và B thu được kết quả như hình

 

Dựa vào hình, em hãy dự đoán mức độ xói mòn của đất ở vùng A và B

A. đất ở vùng A có mức độ xói mòn cao hơn

B. đất ở vùng B có mức độ xói mòn cao hơn

C. cả hai vùng có độ xói mòn như nhau

D. không có đáp án chính xác

Câu 2. Quan sát hình, so sánh lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất ở 2 nơi có rừng với đồi trọc:

 

Nhận xét nào sau đây đúng:

A. lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đồi trọc nhỏ hơn

B. lượng chảy của nước mưa trên mặt đấy ở nơi đồi trọc lớn hơn

C. lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở cả hai nơi lớn như nhau

D. lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở cả hai nơi nhỏ như nhau

Câu 3. Để diệt cá dữ trong đầm nuôi thuỷ sản, người ta sử dụng loại cây nào dưới đây ?

A. Đinh lăng

B. Duốc cá

C. Ngũ gia bì

D. Xương rồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay