Trắc nghiệm bài 18: Đa dạng nấm

Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 18: Đa dạng nấm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1. Nấm sinh sản chủ yếu theo hình thức nào ?

A. Sinh sản bằng hạt

B. Sinh sản bằng cách nảy chồi

C. Sinh sản bằng bào tử

D. Sinh sản bằng cách phân đôi

Câu 2. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi

B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi

C. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực

D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người

Câu 3. Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây ?

A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ

B. Có màu sắc rất sặc sỡ

C. Thường sống quanh các gốc cây 

D. Có kích thước rất lớn

Câu 4. Nấm cần những điều kiện gì để phát triển?

A. Độ ẩm, ánh sáng,

B. Các chất hữu cơ có sẵn để làm thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp

C. Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao

D. Các chất hữu cơ, ánh sáng, pH

Câu 5. Loại nấm nào dưới đây thường gây hại trên cây ngô ?

A. Nấm thông      

B. Nấm than  

C. Nấm von      

D. Nấm lim

Câu 6. Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?

A. Lên men bánh, bia, rượu…

B. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật

C. Dùng làm thuốc

D. Cung cấp thức ăn

Câu 7. Biện pháp nào dưới đây không được sử dụng để phòng bệnh nấm da?

A. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

B. Thăm khám thú ý, diệt nấm định kì cho vật nuôi 

C. Không tiếp xúc cơ thể với người bị bệnh nấm da

D. Dùng chung đồ dùng với người bị bệnh nấm da

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1. Nấm khác tảo ở điểm nào?

A. Nấm đã có mạch dẫn

B. Nấm chưa có mạch dẫn, tảo đã có mạch dẫn 

C. Nấm không có chất diệp lục như tảo nên dinh dưỡng bằng cách hoại sinh hoặc kí sinh

D. Nấm đã có rễ, thân, lá

Câu 2. Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?

A. Vi khuẩn                            

B. Nấm men

C. Nguyên sinh vật                   

D. Virus

Câu 3. Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?

A. Nấm men         

B. Nấm bụng dê

C. Nấm mốc                   

D. Nấm hương   

Câu 4. Loại nấm nào dưới đây được xếp vào nhóm nấm mũ ?

A. Nấm rơm 

B. Nấm mỡ

C. Nấm hương

D. Tất cả các phương án trên

Câu 5. Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ?

A. Nấm men                             

B. Nấm mộc nhĩ    

C. Nấm mốc                 

D. Nấm độc đỏ

Câu 6. Khi nói về mốc trắng, nhận định nào dưới đây là không chính xác ?

A. Thường tìm thấy trong cơm để lâu ngày, ruột bánh mì để thiu

B. Sinh sản bằng bào tử 

C. Tồn tại vách ngăn giữa các tế bào trong sợi nấm

D. Không chứa diệp lục

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1. Nấm độc khác với nấm thường ở chỗ:

A. hình thức sinh sản

B. cấu tạo tế bào

C. có thêm một lớp bao quanh thân nấm ở dưới phiến mũ nấm được gọi là vòng cuống nấm và bao gốc nấm

D. môi trường sống

Câu 2. Nấm nào dưới đây thuộc loại nấm độc:

A. nấm tán bay

B. nấm sò

C. nấm linh chi

D. nấm đùi gà

Câu 3. Thực phẩm chức năng từ nấm linh chi có tác dụng:

A. trang trí nhà cửa

B. chế biến thực phẩm phổ biến

C. sáng mắt, an thần, cải thiện sức khỏe, phục hồi sau bệnh

D. cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4. Tại sao khi lấy mẫu nấm mốc để làm thực hành, để đảm bảo an toàn chúng ta phải sử dụng găng tay và khẩu trang cá nhân?

A. nấm mốc có độc nguy hiểm

B. nấm mốc có mùi hắc

C. nấm mốc có mùi thối

D. bào tử nấm mốc rất nhẹ, dễ dàng phát tán trong không khí và dễ gây kích ứng da khi tiếp xúc trực tiếp.

Câu 5. Nấm hoại sinh (sống trên rơm rạ, thân cây gỗ mục, xác động vật,...) có vai trò nào trong tự nhiên?

A. phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ

B. cung cấp chất vô cơ cho cây xanh sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ mới.

C. dọn sạch các xác chết trên mặt đất

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 6. Cho các loại nấm sau, đâu là nấm có lợi:

(1) nấm sò         (2) nấm ngọc cẩu       (3) nấm linh chi

(4) nấm von       (5) nấm than ngô       (6) nấm lim

A. (1); (2); (4); (6)

B. (1); (2); (5)

C. (1); (2); (3)

D. (1); (3); (5); (6)

Câu 7. Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc?

A. Nấm đùi gà                

B. Nấm linh chi

C. Nấm thông                 

D. Nấm kim châm

Câu 8. Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?

A. Nấm hương                

B. Nấm mỡ           

C. Nấm linh chi       

D. Nấm men         

Câu 9. Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra ?

A. Tay chân miệng

B. Á sừng

C. Lang ben

D. Bạch tạ

Câu 10. Loại nấm nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người ?

A. Nấm than      

B. Nấm men       

C. Nấm sò

D. Nấm von

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1. Tại sao nấm không phải là một loại thực vật:

A. không có dạng thân, lá

B. có dạng sợi

C. sinh sản chủ yếu bằng bào tử

D. không có diệp lục nên không quang hợp để tự tổng hợp chất hữu cơ

Câu 2. Thuốc trừ sâu sinh học từ nấm mốc có ưu điểm nào sau đây?

A. không ảnh hưởng tới môi trường

B. không ảnh hưởng đến sức khỏe con người

C. giảm chi phí thuốc trừ sâu hóa học

D. cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3. Yếu tố quan trọng trong kĩ thuật trồng nấm. Chọn đáp án không đúng:

A. giống nấm

B. chăm sóc nấm

C. nguyên liệu trồng nấm

D. giá cả thị trường đầu ra

Câu 4. Vì sao trái cây để lâu ngoài không khí dễ sinh nấm mốc?

A. Do trái cây đã có sẵn mầm nấm mốc

B. Do người dùng không rửa sạch các loại trái cây

C. Do các loại trái cây có đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng

D. Do người dùng không đậy kín các loại trái cây

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay