Trắc nghiệm bài 15: Khóa lưỡng phân

Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 15: Khóa lưỡng phân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 15: Khóa lưỡng phân
Trắc nghiệm bài 15: Khóa lưỡng phân

1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1. Khóa lưỡng phân là gì?

A. là khóa nhận dạng trong đó trình tự và cấu trúc các bước nhận dạng do tác động của chiếc khóa đó quy định.

B. là tập hợp các đặc điểm để phân biệt sinh vật trong tự nhiên.

C. là khóa mô tả các sinh vật trong tự nhiên.

D. là khóa nhận dạng sinh vật trong tự nhiên dựa vào những đặc điểm sẵn có của chúng.

Câu 2. Bộ côn trùng qua khóa phân loại lưỡng phân gồm mấy bộ?

A. 7

B. 5

C. 6

D. 4

Câu 3. Công cụ nào không hữu ích trong việc xác định các đặc điểm của sinh vật khi xây dựng khóa lưỡng phân?

A. Kính lúp cầm tay.

B. Kính viễn vọng.

C. Kính hiển vi.

D. Thước mét.

Câu 4. Ý nghĩa của việc dùng khóa lưỡng phân là gì?

A. Xác định được tên các sinh vật.

B. Các sinh vật được chia thành từng nhóm.

C. Xác định được môi trường sống của sinh vật.

D. Tìm ra đặc điểm tương đồng giữa các sinh vật.

Câu 5. Để phân loại các sinh vật thành từng nhóm dựa trên những đặc điểm giống và khác nhau của sinh vật người ta sử dụng

A. khóa lưỡng phân.

B. kính hiển vi.

C. trực quan.

D. kính lúp.

Câu 6. Trong các khóa phân loại sinh vật, kiểu phổ biến nhất trong các khóa là

A. khóa định lượng.

B. khóa lưỡng phân.

C. khóa sinh vật.

D. khóa phân loại.

Câu 7. Việc phân loại thế giới sống không có ý nghĩa nào sau đây?

A. Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.

B. Sinh vật thích nghi với môi trường hơn.

C. Gọi đúng tên sinh vật.

D. Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.

Câu 8. Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào?

A. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều

B. Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật

C. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít

D. Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau

Câu 9. Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?

A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.

B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.

C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.

D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.

Câu 10. Cho các đặc điểm sau:

(1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm

(2) Lập bảng các đặc điểm đối lập

(3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài

(4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân)

(5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài

Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào?

A. (1), (2), (4)                

B. (1), (3), (4)

C. (5), (2), (4)                 

D. (5), (1), (4)

Câu 11. Khóa phân loại được xây dựng nhằm mục đích gì?

A. Xác định tên của các loài.

B. Xác định tầm quan trọng của loài trong tự nhiên.

C. Xác định vị trí phân loại của loài một cách thuận lợi.

D. Xác định đặc điểm giống và khác nhau của mỗi loài.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1. Điểm giống nhau giữa chim gõ kiến và chim bồ câu là :

A. Đều có lông vũ, có mỏ và có cánh.

B. Đều biết bay

C. Đều không biết bay

D. Một đáp án khác

Câu 2. Đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là

A. Có lông vũ và không có lông vũ              

B. Có mỏ và không có mỏ

C.  Biết bay và không biết bay                

D. Có cánh và không có cánh    

Câu 3. Chọn phát biểu sai trong những phát biểu dưới đây :

A. Mèo, thỏ, bồ câu đều là sinh vật phân tính

B. Mèo và thỏ hô hấp bằng phổi. Còn bồ câu không hô hấp bằng phổi

C. Mèo, thỏ, bồ câu đềusống trên cạn

D. Mèo và thỏ không biết bay còn bồ câu biết bay

Câu 4. Đặc điểm đối lập giữa mèo với chim bồ câu là :

A. Sống trên cạn và không sống trên cạn

B. Sống dưới nước và không sống dưới nước

C. Biết bay và không biết bay

D. Không có điểm đối lập

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không dùng để phân loại đại bàng và gấu trúc?

A. Khả năng bay.

B. Môi trường sống.

C. Số tế bào trong mỗi cá thể.

D. Màu lông.

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1. Cho các loài: mèo, thỏ, chim bồ câu, ếch và các đặc điểm sau:

(1) Biết bay hay không biết bay

(2) Có lông hay không có lông

(3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ

(4) Hô hắp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi

(5) Sống trên cạn hay không sống trên cạn

(6) Phân tính hay không phân tính

Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là?

A. (2), (3), (5)               

B. (2), (5), (6)

C. (1), (2), (3)                 

D. (1), (4), (5)

Câu 2. Quan sát sơ đồ khóa lưỡng phân sau, hãy cho biết, để phân loại cá với các loài (thằn lằn, hổ, khỉ đột) ta dùng đặc điểm gì?

 

A. Cách di chuyển

B. Đặc điểm bộ da ngoài

C. Đặc điểm đuôi

D. Cả ba đáp án trên

Câu 3. Quan sát sơ đồ khóa lưỡng phân sau, hãy cho biết có mấy cặp đặc điểm được dùng để phân loại bốn loại sinh vật: cá, thằn lằn, hổ, khỉ đột

 

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 4. Để xây dựng khóa lưỡng phân cho các sinh vật sau, người ta sử dụng đặc điểm nào:

 

A. Cách dinh dưỡng

B. Bộ phận cơ thể

C. Cách sinh sản

D. Cấu tạo tế bào

Câu 5. Sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm sinh vật tự dưỡng?

A. Con lợn.

B. Cây thông.

C. Cá voi.

D. Bươm bướm

Câu 6. Cho bảng khóa lưỡng phân sau:

Các bước

Đặc điểm

Tên cây

1.a

1.b

Lá không xẻ thành nhiều thùy

(Đi tới bước 2)

Lá xẻ thành nhiều thùy hoạc lá xẻ thành nhiều lá con

(Đi tới bước 3)

2.a

2.b

Lá có mép lá nhẵn

Bèo nhật bản

Lá có mép lá răng cưa

Cây ô rô

3.a

3.b

Lá xẻ thành nhiều thùy, các thùy xẻ sâu

Cây sắn

Lá xẻ thành nhiều thùy là những lá con, xếp dọc hai bên cuống lá

Cây hoa hồng

Theo khóa lưỡng phân trên, cây có lá không xẻ thành nhiều thùy và mép lá răng cưa là

A. cây sắn.

B. cây hoa hồng.

C. cây ô rô.

D. bèo nhật bản.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1. Bước quan trọng nhất trong việc xây dựng khóa lưỡng phân là:

A. Xác định đặc điểm đặc trưng của mỗi đại diện sinh vật trong năm giới

B. Dựa vào một đôi đặc điểm đối lập phân chia sinh vật thành hai nhóm

C. Tiếp tục phân chia các nhóm trên thành hai cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn một sinh vật

D. Vẽ sơ đồ khóa lưỡng phân

Câu 2. Để xây dựng khóa lưỡng phân một số đồ dùng học tập: ghế, sách, phấn, bút. Ta cần sử dụng mấy đặc điểm:

A. 3 đặc điểm

B. 4 đặc điểm

C. 2 đặc điểm

D. 5 đặc điểm

Câu 3. Cho các đặc điểm sau:

(1) Có thể bay

(2) có mai

(3) có thể trườn

(4) biết giăng tơ

(5) sống dưới nước/ trên cạn

Sắp xếp lần lượt các đặc điểm để sử dụng phân loại các loài động vật: rắn, cá sấu, rùa, nhện, kiến, dơi

A. (2) – (5) – (3) – (1) – (4)

B. (2) – (5) – (1) – (3) – (4) 

C. (2) – (1) – (5) – (3) – (4)

D. (2) – (5) – (1) – (4) – (3)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay