Trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống (P5)
Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint sinh học 6 cánh diều
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG (PHẦN 5)
Câu 1. Để tăng năng suất cây trồng trong mùa sâu bọ phát triển, ta cần diệt chúng ở giai đoạn nào dưới đây ?
- A. Giai đoạn bướm
- B. Giai đoạn sinh sản
- C. Giai đoạn sâu non
- D. Giai đoạn ấu trùng
Câu 2. Ngành Giun không có những đặc điểm nào dưới đây?
1. Di chuyển rất nhanh
2. Cớ lớp vỏ vô cùng cứng bảo vệ cơ thể
3. Có cơ thể dài
4. Các chân phân dốt, có khớp di chuyển
- A. (1), (2), (4).
- B. (2), (3), (4).
- C. (1), (2), (3), (4).
- D. (2), (4).
Câu 3. Ong là đại diện của ngành :
- A. Thân mềm
- B. Giun
- C. Chân khớp
- D. Ruột khoang
Câu 4. Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
- A. Tôm, muỗi, lợn, cừu
- B. Bò, châu chấu, sư tử, voi
- C. Gấu, mèo, dê, cá heo
- D. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ
Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của động vật Lưỡng cư
- A. Di chuyển bằng chân
- B. Tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng
- C. Không có đuôi
- D. Có cơ thể dài
Câu 6. Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
- A. Tôm, muỗi, lợn, cừu
- B. Bò, châu chấu, sư tử, voi
- C. Gấu, mèo, dê, cá heo
- D. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ
Câu 7. Thân mềm đa dạng về những đặc điểm nào dưới đây?
(1) Hình thái. (2) Số lượng loài.
(3) Kiểu dinh dưỡng. (4) Môi trường sống.
- A. (1), (2), (4).
- B. (2), (3), (4).
- C. (1), (2), (3), (4).
- D. (2), (4).
Câu 8. Cho các cây sau: (1) Cần tây, (2) Sầu riêng, (3) Thông, (4) Dương xỉ, (5) Bí ngô. Những cây thuộc nhóm thực vật Hạt kín là:
- A. (1), (3), (5).
- B. (2), (4), (5).
- C. (1), (2), (5).
- D. (2), (3), (4).
Câu 9. Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
- A. Cung cấp thức ăn
- B. Ngăn biến đổi khí hậu
- C. Cung cấp thức ăn, nơi ở
- D. Giữ đất, giữ nước
Câu 10. Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất thấp
vì
- A. điều kiện khí hậu khắc nghiệt
- B. điều kiện khí hậu thuận lợi
- C. động vật ngủ đông dài
- D. sinh vật sinh sản ít nên số lượng cá thể ít
Câu 11. Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú vì
- A. cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước
- B. nuôi con bằng sữa
- C. bộ lông dày, giữ nhiệt
- D. cơ thể có kích thước lớn
Câu 12. Trong các động vật ruột khoang dưới đây, loài nào sống ở nước ngọt?
- A. Sứa.
- B. San hô.
- C. Thủy tức.
- D. Hải quỳ.
Câu 13. Sự khác nhau giữ tảo và dương xỉ :
- A. Tảo thì có ở dạng đơn bào hoặc đa bảo, còn dương xỉ chỉ có ở dạng đa bào
- B. Tảo thì có ở dạng đơn bào , còn dương xỉ chỉ có ở dạng đơn bào hoặc đa bào
- C. Tảo chỉ có dạng đa bào, dương xỉ có dạng đơn bào
- D. Không có phương án đúng
Câu 14. Thực vật có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và nhiều loài động vật ?
- A. Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật
- B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp
- C. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào và ôxi cho quá trình hô hấp của con người và động vật
- D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 15. Đặc điểm nào dưới đây có ở dương xỉ mà không có ở rêu ?
- A. Thân có mạch dẫn
- B. Sinh sản bằng bào tử
- C. Có lá thật sự
- D. Chưa có rễ chính thức
Câu 16. Châu chấu khác nhện ở đặc điểm nào dưới đây?
- A. Có bộ xương ngoài bằng chất kitin.
- B. Các chân phân đốt, có khớp động.
- C. Có vai trò quan trọng trong thực tiễn.
- D. Cơ thể có hai đôi cánh.
Câu 17. Vảy ở nón cái của cây thông thực chất là
- A. túi phấn.
- B. noãn.
- C. nhị.
- D. lá noãn.
Câu 18. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò điều hòa khí hậu của thực vật?
- A. Giảm thiểu thiên tai nhờ khả năng cản bớt ánh sáng, gió và vận tốc dòng chảy.
- B. Làm dịu mát môi trường xung quanh thông qua việc thải ra hơi nước.
- C. Cân bằng hàm lượng khí oxygen và khí carbon dioxide trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp.
- D. Làm tăng nhiệt độ, tăng tốc độ gió, giảm lượng mưa.
Câu 19. Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có gì khác biệt về khí hậu?
- A. Tốc độ gió mạnh hơn.
- B. Độ ẩm thấp hơn.
- C. Nắng nhiều và gay gắt hơn.
- D. Nhiệt độ thấp hơn.
Câu 20. Loài cá nào dưới đây không phải là đại diện của lớp cá sụn?
- A. Cá mập
- B. Cá voi
- C. Cá đuối
- D. Cá nhám
Câu 21. Mực khác bạch tuộc ở đặc điểm nào dưới đây?
- A. Có thân mềm.
- B. Sống ở biển.
- C. Có mai cứng ở lưng.
- D. Có giá trị thực phẩm.
Câu 22. Cho các cây: (1) đinh lăng, (2) cải, (3) mã đề, (4) tam thất, (5) su hào, (6)
dừa. Những cây thường được sử dụng làm thuốc là:
- A. (1), (2), (3).
- B. (2), (4), (6).
- C. (3), (5), (6).
- D. (1), (3), (4).
Câu 23. Để bảo vệ sự đa dạng của thực vật, nhà nước ta đã không kêu gọi nhân dân điều nào sau đây?
- A. Tổ chức các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường
- B. Tăng cường trồng rừng.
- C. Chặt hết rừng già, trồng lại cây mới phủ xanh đất trống đồi trọc.
- D. Xây dựng các khu bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng.
Câu 24. Sự đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn ở các môi trường khác là do:
- A. nhiệt độ quá nóng
- B. độ ẩm thấp
- C. nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng ít
- D. cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 25. Vì sao nhiều loài cá, tôm, cua, trai, ốc,... sống ở vùng biển có nhiều san hô lại có nhiều màu sắc phong phú không kém màu sắc của san hô?
- A. Để ngụy trang, phòng vệ, trốn tránh kẻ thù và ngụy trang bắt mồi
- B. Vì ở trong san hô nhiều màu nên da các loài vật cũng bị biến đổi màu
- C. Để biến mình cũng trở nên đẹp sặc sỡ, nổi bật
- D. Cả A, B, C đều đúng