Trắc nghiệm bài 6: Ai Cập cổ đại

Lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Ai Cập cổ đại. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (18 câu)

Câu 1. Ai Cập cổ đại nằm ở phía Đông Bắc của châu lục nào?

A. Châu Phi.

B. Châu Á.

C. Châu Âu.

D. Châu Mĩ.

 

Câu 2. Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên lưu vực:

A. Sông Hoàng Hà.

B. Sông Nin.

C. Sông Ơ-phrat và Ti-gro

D. Sông Trường Giang.

 

Câu 3. Con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại là:

A. Sông Ti-gơ-rơ. 

B. Sông Ấn. 

C. Hoàng Hà. 

D. Sông Nin.

 

Câu 4. Thuận lợi của sông Nin mang đến cho cư dân Ai Cập cổ đại là:

A. Dựa vào hướng chảy xuôi dòng từ nam đến bắc của sông, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu, hàng hoá từ Hạ Ai Cập xuống Thượng Ai Cập.

B. Khi di chuyển ngược dòng nước, cư dân Ai Cập tận dụng sức gió thổi từ biển vào, đẩy thuyền buồm đi từ Hạ Ai Cập về Thượng Ai Cập dễ dàng hơn.

C. Là tuyến đường giao thông chủ yếu của Thượng Ai Cập.

D. Tháng 7, nước sông bắt đầu rút, để lại những lóp đất phù sau màu đen. 

 

Câu 5. Cư dân Ai Cập cổ đại là:

A. Tộc người Ha-mít từ Tây Á Tây Á xâm nhập vào theo lưu vực sông Nin.

B. Người ở đông bắc châu Phi sống ở lưu vực sông Nin.

C. Những thổ dân châu Phi.

D. Những thổ dân châu Phi kết hợp với tộc người Ha-mít từ Tây Á xâm nhập vào lưu vực sông Nin. 

 

Câu 6. Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập sống trong:

A. Công xã. 

D. Làng xã. 

C. Phường hội. 

D. Ven các con sông lớn.

 

Câu 7. Các công xã của cư dân Ai Cập cổ đại còn được gọi là:

A. Nôm.

B. Bản.

C. Xóm.

D. Chiềng, chạ.

 

Câu 8. Mê-nét đã thống nhất các công xa thành nhà nước Ai Cập vào khoảng:

A. Năm 3 000 TCN.

B. Năm 3 100 TCN.

C. Năm 3 200 TCN.

D. Năm 3 300 TCN. 

 

Câu 9. Na-mơ và những người kế vị đã cai trị Ai Cập theo hình thức:

A. Bỏ phiếu bầu ra người xứng đáng.

B. Cha truyền con nối.

C. Không nhất thiết là con trưởng miễn làm vừa ý nhà vua.

D. Vua thử tài thi bắn cung, thi chạy, thi săn thú. 

 

Câu 10. Đứng đầu nhà nước Ai Cập là:

A. Hoàng đế. 

B. En-xi. 

C. Tăng lữ.

D. Pha-ra-ông.

 

Câu 11. Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại:

A. Là “Đấng tối cao”.

B. Có quyền lực tối cao, có quân đội riêng.

C. Sở hữu đất đai, của cải riêng. 

D. Có quyền lực tối cao, có quân đội và của cải riêng, sỡ hữu toàn bộ đất đai.

 

Câu 12. Nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ vào:

A. Năm 20 TCN.

B. Năm 30 TCN.

C. Năm 40 TCN.

D. Năm 60 TCN.

 

Câu 13. Người Ai Cập cổ đại viết chữ trên:

A. Những tấm đất sét còn ướt.

B. Giấy làm từ cây pa-pi-rút.

C. Thẻ tre, trúc.

D. Mai rùa, xương thú.

 

Câu 14. Vị vua nào đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập là:

A. Shits-đác-ta Go-ta-ma.

B. Ha-mu-ra-bi.

C. Na-mơ (hoặc Mê-nét).

D. Mô-ha-mét.

 

Câu 15. Công trình kiến trúc và điêu khắc thuộc về người Ai Cập cổ đại là:

A. Tượng bán thân Nê-phéc-ti-ti.

B. Vườn treo Ba-bi-lon.

C. Đấu trường Cô-li-dê.

D. Đại bảo tháp San-chi. 

 

Câu 16. Báu vật của nghệ thuật nhân loại không phải của người Ai Cập cổ đại là:

A. Phiến đá Na-mơ.

B. Sử tử gầm – gạch men, cung điện vua Ba-bi-lon. 

C. Mặt nạ vua Tu-tan-kha-môn. 

D. Tượng bán thân Nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti.

 

Câu 17. Vùng Hạ Ai Cập nằm ở khu vực nào của Ai Cập:

A. Đông Ai Cập.

B. Bắc Ai Cập.

C. Nam Ai Cập.

D. Tây Ai Cập. 

 

Câu 18. Vùng Thượng Ai Cập nằm ở khu vực nào của Ai Cập:

A. Tây Ai Cập.

B. Nam Ai Cập.

C. Đông Ai Cập.

D. Bắc Ai Cập. 

 

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Ai Cập cổ đại:

A. Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi.

B. Phía bắc là vùng Thượng Ai Cập, phía nam là vùng Hạ Ai Cập.

C. Phía đông và phía tây giáp sa mạc. 

D. Sông Nin mang đến nguồn nước, nguồn lương thực dồi dào cho Ai Cập cổ đại. 

 

Câu 2. Đối với Ai Cập cổ đại, sông Nin không có vai trò:

A. Là tuyến đường giao thông giữa các vùng.

B. Cung cấp nguồn nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp.

C. Giúp điều hòa khí hậu, khiến khí hậu Ai Cập ấm áp hơn.

D. Bồi đắp nên các đồng bằng phù sa màu mỡ, rộng lớn.

 

Câu 3. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về việc gieo trồng lúa mì của người Ai Cập cổ đại phụ thuộc vào lũ trên sông Nin:

A. Hằng năm từ tháng 7, mực nước trên sông Nin dâng cao, nước lũ tràn lên hai bên bờ.

B. Tháng 10, nước sông bắt đầu rút, để lại những lớp đất phù sau màu đen. Người Ai Cập cổ đại nhanh chóng gieo trồng lúa mì.

C. Từ tháng 3, cư dân bắt đầu thu hoạch và tích trữ lúa mì, đảm bảo nguồn lương thực.

D. Ở Ai Cập, nước sông Nin lên xuống hai mùa trong năm không ổn định.

 

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Ai Cập:

A. Là một thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin. 

B. Sông Nin trở thành con đường giao thông chính, kết nối giữa các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải.  

C. Giáp sa mạc A-ra-bi-an và vịnh Ba tư. 

D. Sử gia Hy Lạp Hê-rô-đốt từng viết: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”. 

 

Câu 5. Đặc điểm nào không phải của sông Nin ở Ai Cập là:

A. Cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. 

B. Bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mỡ. 

C. Thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hải. 

D. Quanh năm mưa lũ, gây thiệt hại và khó khăn cho cư dân. 

 

Câu 6. Nhà nước Ai Cập cổ đại sớm hình thành và phát triển ở lưu vực sông Nin vì:

A. Có điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển.

B. Cư dân ở đây sớm phát minh ra công cụ lao động bằng kim loại.

C. Đây vốn là địa bàn cư trú của người nguyên thủy.

D. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động buôn bán. 

 

Câu 7. Cư dân Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học do:

A. Chia ruộng đất cho cư dân. 

B. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của nhà vua.

C. Hằng năm, nước sông Nin dâng lên cao, khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xóa nhòa, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập phải tiến hành đo đạc lại diện tích.

D. Phải tính toán trong quá trình xây dựng kim tự tháp.

 

Câu 8. Ý nào dưới đây không đúng về Kim tự tháp Kê-ốp:

A. Kim tự tháp Kê-ốp nằm tại Mem-phít, phía nam Ai Cập ngày nay.

B. Là một kì quan của thế giới cổ đại. 

C. Có chiều cao 247m. 

D. Được tạo nên từ hơn 2 triệu phiến đá.

 

Câu 9. Loại chữ viết đầu tiên của loài người là:

A. Chữ tượng hình hình.

B. Chữ tượng ý.

C. Chữ giáp cốt.

D. Chữ triện. 

 

Câu 10. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thành tựu của người Ai Cập cổ đại:

A. Người Ai Cập tin vào thần linh và sự bất tử của con người.

B. Giỏi về giải phẫu học, biết rõ các bộ phận của cơ thể người.

C. Biết sử dụng kĩ thuật gây mê.

D. Có kiến thức về các loại thuốc bằng thảo mộc, tinh dầu,…

 

Câu 11. Nhà nước Ai Cập sụp đổ do:

A. Người La Mã xâm chiếm Ai Cập.

B. Người Hy Lạp xâm chiếm Ai Cập.

C. Ai Cập xin nhập vào đế chế rộng lớn La Mã.

D. Pha-ra-ông không đủ năng lực trị vì đất nước. 

 

Câu 12. Khoảng thời gian nào nước sông Nin dâng cao, tràn lên hai bên bờ sông?

A. Tháng 5 đến tháng 7. 

B. Tháng 7 đến tháng 10.

C. Tháng 10 đến tháng 12.

D. Tháng 12 đến tháng 2 năm sau. 

 

Câu 13. Khoảng thời gian cư dân Ai Cập cổ đại thu hoạch và tích trữ lúa mì là:

A. Tháng 1 đến tháng 3. 

B. Tháng 3 đến tháng 6.

C. Tháng 7 đến tháng 9.

D. Tháng 9 đến tháng 12. 

 

Câu 14. Người Ai Cập ướp xác để:

A. Làm theo ý thần linh.

B. Gia đình được giàu có.

C. Đợi linh hồn được tái sinh.

D. Người chết được lên thiên đàng. 

 

Câu 15. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập là:

A. Tượng nhân sư.

B. Mặt nạ vua Tu-tan-kha-mun. 

C. Tượng bán thân Nê-phéc-ti-ti.

D. Kim tự tháp. 

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1. Ý nghĩa của hình ảnh vua Na-mơ đội cả hai vương miện (vương miện Thượng Ai Cập ở mặt 1 và vương miện Hạ Ai Cập ở mặt 2) là:

A. Chiến thắng của vua Na-mơ với sự ủng hộ của thần Hô-rút.

B. Vị thần bảo hộ của các Pha-ra-ông là chim ưng.

C. Sự thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập trong quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại.

D. Là người có quyền lực tối cao, sở hữu quân đội riêng.

 

Câu 2. Các công trình kiến trúc ở Ai Cập thường đồ sộ vì muốn thể hiện:

A. Sức mạnh của đất nước.

B. Sức mạnh của thần thánh.

C. Sức mạnh và uy quyền của nhà vua.

D. Tình đoàn kết dân tộc.

 

Câu 3. Một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ chính phát minh của người Ai Cập là:

A. Cách tính diện tích các hình. 

B. Cái cày. 

C Bánh xe.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 4. Việc hình thành nhà nước ở lưu vực các dòng sông lớn đã tạo ra khó khăn cơ bản gì cho cư dân Ai Cập cổ đại?

A. Tình trạng hạn hán kéo dài.

B. Sự chia cắt về lãnh thổ. 

C. Sự tranh chấp giữa các nôm

D. Tình trạng lũ lụt vào mùa mưa hằng năm. 

 

Câu 5. Giả sử lớp học của em có chiều cao 3m, em hãy cùng các bạn trong lớp tìm hiểu xem chiều cao của Kim tự tháp Kê-ốp gấp bao nhiêu lần chiều cao của lớp học?

A. 39 lần.

B. 49 lần.

C. 59 lần.

C. 69 lần. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (6 câu)

Câu 1. “Ai Cập là quà tặng của sông Nin” là câu nói nổi tiếng của nhà sử gia:

A. Hê-rô-dốt. 

B. Tu-xi-đít. 

C. Pô-li-biu-xơ. 

D. Xi-xê-rông. 

 

Câu 2. “Sông Nin luôn biến Ai Cập từ một bồn nước trở thành một vườn hoa và một đồng cát bụi” là câu nói nổi tiếng của nhà sử gia:

A. Tu-xi-đít. 

B. Pô-li-biu-xơ. 

C. Xi-xê-rông. 

D. Hê-rô-dốt. 

 

Câu 3. “Tặng phẩm” mà sông Nin không mang tới cho Ai Cập cổ đại là:

A. Bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mờ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

B. Trở thành con đường giao thông chính, kết nối các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập.

C. Mực nước lên xuống hai mùa trong năm không ổn định. 

D. Lớp đất mềm, xốp, dễ canh tác. 

 

Câu 4. Nền văn minh Ai Cập hình thành sớm ngay cả khi chưa có đồ sắt vì:

A. Đất đai màu mỡ, dễ canh tác.

B. Kinh tế nông nghiệp phát triển sớm, năng suất cao, tạo ra sản phẩm dư thừa.

C. Nhu cầu hợp tác làm thủy lợi, chinh phục các dòng sông.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 5. Kì quan duy nhất của thế giới cổ đại còn tồn tại đến ngày nay là:

A. Tượng thần Zeus.

B. Đền Artemis.

C. Kim tự tháp Giza.

D. Hải đăng Alexandria.

 

Câu 6. Pha-ra-ông có nghĩa là:

A. Người đứng đầu.

B. Kẻ ngự trị trong cung điện.

C. Hoàng đế.

D. Người có năng lực siêu nhiên. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay