Trắc nghiệm bài 2: Thời gian trong lịch sử

Lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Thời gian trong lịch sử. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

1. NHẬN BIẾT (13 câu)

Câu 1. Người xưa làm ra lịch bằng cách:

A. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất. 

B. Quan sát được sự chuyển động của các vì sao. 

C. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Trái đất quay quanh Mặt trời.

D. Cả A và C đều đúng.

 

Câu 2. Âm lịch được tính theo:

A. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Mặt trời. 

B. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất. 

C. Chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời. 

D. Chu kì chuyển động của Mặt trời quanh Trái đất. 

 

Câu 3. Dương lịch được tính theo:

A. Chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời. 

B. Chu kì chuyển động của Mặt trời quanh Trái đất. 

C. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Mặt trời. 

D. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất. 

 

Câu 4. Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sơ:

A. Sự lên xuống của thủy triều.

B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp.

C. Sự di chuyển của Mặt trăng quanh Trái đất và sự di chuyển của Trái đất quanh Mặt trời.

D. Quan sát sự chuyển động của các vì sao.

 

Câu 5. Thời gian Mặt trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái đất là:

A. 1 ngày. 

B. 1 tuần.

C. 1 tháng.

D. 1 năm. 

 

Câu 6. Thời gian Trái đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt trời là:

A. 1 năm.

B. 1 tháng.

C. 1 tuần.

D. 1 ngày. 

 

Câu 7. Người xưa dựa vào quy luật chuyển động của những đối tượng nào để làm ra lịch?

A. Trái đất, Mặt Trăng, Mặt Trời.

B. Sao băng, sao chổi.

C. Sao Thủy, Sao Kim.

D. Trái Đất, Mặt Trăng.

 

Câu 8. Người xưa dựa vào yếu tố nào của Mặt trời để tính thời gian trong ngày bằng đồng hồ Mặt trời:

A. Bóng của Mặt trời.

B. Khả năng chiếu sáng của Mặt trời.

C. Tia sáng của Mặt trời.

D. Cả A, B, C đều đúng.  

 

Câu 9. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thời gian trong lịch sử:

A. Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã phát hiện quy luật di chuyển của Mặt trăng, Trái đất và Mặt trời để tính thời gian và làm ra lịch. 

B. Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dương lịch gọi là Công lịch. 

C. Hiện nay, ở Việt Nam, Công lịch được dùng chính thức trong văn bản của nhà nước, tuy nhiên, âm lịch vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhân dân.

D. Âm lich là cách tính thời gian theo chu kì Mặt trăng quay xung quanh Trái đất. Thời gian Mặt trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái đất là một tháng. 

 

Câu 10. Ngoài cách tính thời gian là ngày, tháng, năm người ta còn sử dụng những đơn vị tính:

A. Thập kỉ. 

B. Thế kỉ. 

C. Thiên niên kỉ. 

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 11. Một thập kỉ gồm:

A. 10 năm.

B. 100 năm.

C. 1 000 năm. 

D. 10 000 năm. 

 

Câu 12. 100 năm được gọi là:

A. Một thập kỉ. 

B. Một thế kỉ. 

C. Một thiên niên kỉ. 

D. Cả A, B, C đều sai. 

 

Câu 13. Một thiên niên kỉ bằng:

A. 10 000 năm. 

B. 1 000 năm. 

C. 100 năm.

D. 10 năm

 

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1. Công lịch là loại lịch dung ở:

A. Châu Âu.

B. Châu Á.

C. Châu Mĩ.

D. Trên thế giới.

 

Câu 2. Theo tương truyền, năm đầu tiên của Công nguyên là năm:

A. Đức Phật ra đời.

B. Chúa Giê-su ra đời.

C. Chúa Giê-su qua đời.

D. Nguyệt thực toàn phần.

 

Câu 3. Thế giới cần một thứ lịch chung vì:

A. Sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng. 

B. Âm lịch và dương lịch đều là những bộ lịch chưa chính xác. 

C. Thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, đa số các quốc gia. 

D. Các dân tộc có xu hướng liên kết với nhau. 

 

Câu 4. Công lịch được dùng cho đến:

A. Hết thời cổ đại. 

B. Hết thời cận đại. 

C. Hết thời trung đại. 

D. Cho đến ngày nay. 

 

Câu 5. Trên tờ lich của Việt Nam đều có ghi cả âm lịch và dương lịch vì:

A. Cả âm lịch và dương lịch đều chính xác như nhau.

B. Ở nước ta vẫn dùng hai loại lịch âm và lịch dương song song nhau. 

C. Âm lịch theo phương Đông, dương lịch theo phương Tây. 

D. Nước ta dùng dương lịch theo lịch chung của thế giới, nhưng trong nhân dân vẫn dùng âm lịch theo truyền thống.

 

Câu 6. Năm đầu tiên của Công lịch là năm:

A. Thánh Ala ra đời.

B. Thần Brahma ra đời.

C. Phật Thích Ca ra đời.

D. Chúa Giê-su ra đời. 

 

Câu 7. Các dân tộc trên thế giới có mấy cách làm lịch chính:

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1.

 

Câu 8. Dựa vào cách tính thời gian trong lịch sử, cách tính nào sau đây là đúng:

A. Với những năm trước Công nguyên, ta sẽ lấy năm đó cộng với năm hiện tại.

B. Với những năm trước Công nguyên, ta sẽ lấy năm hiện tại trừ đi năm đó.

C. Với những năm Công nguyên, ta sẽ lấy năm hiện tại cộng với năm đó.

D. Với những năm Công nguyên, ta sẽ lấy năm đó trừ đi năm hiện tại.

 

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1. Năm 201 thuộc thế kỉ:

A. III.

B. IV.

C. II.

D. I.

 

Câu 2. Từ khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm vào năm 179 TCN đến nay (2021) là:

A. 1840 năm.

B. 2021 năm.

C. 2200 năm.

D. 2179 năm.

 

Câu 3. Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1 885 TCN. Theo cách tính của các nhà khảo cổ học, bình gốm đó đã nằm dưới đất 3 877 năm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra bình gốm vào năm:

A. 2002.

B. 1992.

C. 1995.

D. 2005.

 

Câu 4. Cho sự kiện sau: Bính Thìn - Thuận Thiên năm thứ 7 (1016): nhà Tống phong cho vua Lý Thái Tổ làm Nam Bình Vương. Thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của sự kiện trên so với năm nay (2021) là:

A. 1002 năm, 10 thế kỉ.

B. 1005 năm, 11 thế kỉ.

C. 1001 năm, 10 thế kỉ.

D. 1005 năm, 10 thế kỉ.

 

Câu 5. Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta. Khoảng thời gian theo thế kỉ, theo năm của sự kiện so với năm 2013 là:

A. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2 102 năm.

B. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2 192 năm.

C. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ III TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 3 000 năm.

D. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2 000 năm.

 

Câu 6. Khởi nghĩa Lý Bí năm 542 cách năm 2017:

A. 1473 năm.

B. 1476 năm.

C. 1475 năm.

D. 1477 năm.

 

Câu 7. Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Âu Lạc cách năm 2016:

A. 2124 năm.

B. 2125 năm.

C. 2126 năm.

D. 2127 năm.

 

Câu 8. Năm 938 thuộc thế kỉ, thiên niên kỉ:

A. Thế kỉ XI, thiên niên kỉ I.

B. Thế kỉ X, thiên niên kỉ I.

C. Thế kỉ IX, thiên niên kỉ II.

D. Thế kỉ IX, thiên niên kỉ I.

 

Câu 9. Ngày lễ ở nước ta được tính theo Âm lịch là:

A. Ngày Nhà giáo Việt Nam.

B. Ngày Quốc khách.

C. Tết Nguyên đán.

D. Ngày Thương binh liệt sĩ.

 

Câu 10. Khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra vào ngày 7/2/1418, hãy tính thời gian theo âm lịch, dương lịch cho sự kiện lịch sử này:

A. Âm lịch: 2/1 năm Mậu Tuất. Dương lịch: 7/2/1418.

B. Âm lịch: 3/1 năm Mậu Tuất. Dương lịch: 7/2/1418.

C. Âm lịch:1/2 năm Mậu Tuất. Dương lịch: 7/2/1418.

D. Âm lịch: 2/2 năm Mậu Tuất. Dương lịch: 7/2/1418.

 

4. VẬN DỤNG CAO (9 câu)

Câu 1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào tháng 3 năm 40 dương lịch. Theo âm lịch, cuộc khởi nghĩa này diễn ra vào thời gian:

A. Tháng 1 năm Canh Tý. 

B. Tháng 2 năm Canh Tý. 

C. Tháng 3 năm Canh Tý. 

D. Tháng 4 năm Canh Tý. 

 

Câu 2. Ngày được tính theo âm lịch là:

A. Ngày nghỉ của các cơ quan, đơn vị nhà nước.

B. Ngày Giỗ tổ vua Hùng.

C. Ngày Quốc tế lao động 1/5.

D. Ngày Quốc khánh 2/9.

 

Câu 3. Tính từ năm 179 TCN đến năm 2021 là:

A. 2 200 năm, 220 thập kỉ, 22 thế kỉ.

B. 2 211 năm, 221 thập kỉ, 23 thế kỉ. 

C. 2 210 năm, 220 thập kỉ, 21 thế kỉ.

D. 2 201 năm, 202 thập kỉ, 22 thế kỉ. 

 

Câu 4. Những ngày nghỉ lễ được tính theo dương lịch là:

A. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương. 

B. Tết Nguyên đán, 

C. Ngày Quốc tế lao động. 

D. Ngày Tết trung thu. 

 

Câu 5. Từ xa xưa, để đảm bảo thuận lợi trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, người Việt Nam đã dựa vào quan sát, tính toán quy luật chuyển động của Mặt trăng, Trái đất,…và đúc kết như sau:

                                     “Trông trời, trông đất, trông mây

                           Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm”

Theo em, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, người Việt Nam thường tính theo:

A. Dương lịch.

B. Âm lịch.

C. Công lịch.

D. Cả A và C đều đúng. 

 

Câu 6. Câu đồng dao “Mười rằm trăng náu, mười sáu trăng treo” thể hiện cách tính của người xưa theo:

A. Dương lịch.

B. Âm lịch.

C. Công lịch.

D. Cả A, B, C đều sai. 

 

Câu 7. Theo âm lịch năm nhuận có:

A.  265 ngày.

B.  365 ngày.

C.  385 ngày.

D.  366 ngày.

 

Câu 8. Tính thời gian theo âm lịch là cư dân:

A. Hy Lạp.

B. La mã.

C. Nhiều tộc người ở Châu Âu. 

D. Lưỡng Hà. 

 

Câu 9. Tính thời gian theo lịch dương là cư dân:

A. Ai Cập.

B. La Mã.

C. Lưỡng Hà.

D. Trung Quốc. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay