Trắc nghiệm bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến hết thế kỉ X

Lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến hết thế kỉ X. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (18 câu)

Câu 1. Đâu là nguyên nhân mở ra tuyến đường thương mại quan trọng trên vùng biển Đông Nam Á?

A. Nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa Trung Hoa, Ấn Độ và Địa Trung Hải. 

B. Nhu cầu trao đổi sản vật giữa nước ta và Trung Hoa ngày càng lớn.

C. Khu vực Đông Nam Á xuất hiện nhiều trung tâm buôn bán lớn.

D. Thuyền buôn của nhiều nước trên thế giới đã có mặt tại Đông Nam Á. 

 

Câu 2. Đâu là một sản vật của Đông Nam Á:

A. Nước ngọt.

B. Gạo.

C. Đậu khấu.

D. Lúa mì. 

 

Câu 3. Mặt hàng có giá trị cao nhất trên con đường giao thương qua vùng biển ở Đông Nam Á lúc bấy giờ là:

A. Đậu khấu.

B. Ngọc trai. 

C. San hô.

D. Trầm hương.

 

Câu 4. Một trong những thương cảng nổi tiếng ở Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu Công nguyên là:

A. Pi-rê.

B. Mác-xây.

C. Am-xtét- đam.

D. Óc Eo.

 

Câu 5. Một trong những thương cảng nổi tiếng ở Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu Công nguyên là:

A. Pi-rê.

B. Mác-xây.

C. Am-xtét- đam.

D. Pa-lem-bang.

 

Câu 6. Một trong những thương cảng nổi tiếng ở Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu Công nguyên là:

A. Pi-rê.

B. Mác-xây.

C. Trà Kiệu.

D. Am-xtét- đam.

 

Câu 7. Từ thế kỉ III, người nước nào đã chiếm ưu thế trong buôn bán và truyền bán văn hóa Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á:

A. Ả Rập.

B. Ấn Độ.

C. Trung Quốc.

D. Hy Lạp. 

 

Câu 8. Văn hóa của quốc gia nào đã ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực khác nhau?

A. Ấn Độ.

B. La Mã.

C. Ả Rập.

D. Trung Quốc.

 

Câu 9. Các tín ngưỡng đã nhanh chóng hòa quyện với tín ngưỡng bản địa và ảnh hướng lớn đến nền văn hóa của khu vực Đông Nam Á là:

A. Hin-đu giáo và Thiên chúa giáo.

B. Phật giáo và Thiên chúa giáo.

C. Hin-đu giáo và Phật giáo.

D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

 

Câu 10. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, tôn giáo đã theo chân các nhà buôn du nhập vào Đông Nam Á là:

A. Phật giáo.

B. Đạo giáo.

C. Thiên chúa giáo.

D. Hồi giáo. 

 

Câu 11. Tôn giáo chiếm ảnh hưởng lớn ở Phù Nam, các vương quốc trên đảo Su-ma-tra, Gia-va là:

A. Thiên Chúa giáo.

B. Đạo giáo.

C. Hồi giáo.

D. Phật giáo.

 

Câu 12. Tôn giáo chiếm ảnh hưởng lớn ở Phù Nam, các vương quốc Chăm-pa, Phù Nam là:

A. Nho giáo.

B. Đạo giáo.

C. Hồi giáo.

D. Hin-đu giáo.

 

Câu 13. Trở thành văn tự chính của nhiều vương quốc trong buổi đầu thành lập là:

A. Chữ Hán.

B. Chữ tượng hình.

C. Chữ Phạn.

D. Chữ La-tinh. 

 

Câu 14. Chữ Chăm cổ được ra đời trên cơ sở cải biến của hệ thống chữ viết:

A. Chữ Hán.

B. Chữ La-tinh.

C. Chữ hình nêm.

D. Chữ Phạn.

 

Câu 15. Chữ Khơ-me cổ được ra đời trên cơ sở cải biến của hệ thống chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Hán.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ hình nêm.

 

Câu 16. Người Mã Lai đã sáng tạo ra:

A. Chữ Mã Lai cổ.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ Khơ-me cổ.

D. Chữ Môn cổ. 

 

Câu 17. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X là

A. Đấu trường Cô-lô-sê.

B. Đền Ăng-co Vát.

C. Đền Bô-rô-bu-đua.

D. Vạn lí trường thành.

 

Câu 18. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X là:

A. Đấu trường Cô-lô-sê.

B. Đền Ăng-co Vát.

C. Khu đền tháp Mỹ Sơn.

D. Vạn lí trường thành.

 

2. THÔNG HIỂU (16 câu)

Câu 1. Giao lưu thương mại đã dẫn đến thay đổi nào ở khu vực Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên?

A. Thúc đẩy sự ra đời của những trung tâm thương mại tại khu vực Đông Nam Á.

B. Dẫn đến sự phát triển nhanh của lịch sử khu vực,

C. Tác động trực tiếp đến sự ra đời của những vương quốc cổ nằm trên con đường giao lưu đó.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 2. Một số hiện vật như: Những đồng tiền của nhiều khu vực khác nhau trên thế giới được tìm thấy tại Phù Nam, Gương đồng thời Hán, Những mảnh vàng thuộc văn hóa Óc Eo chứng tỏ:

A. Đông Nam Á đã có hoạt động buôn bán, có sự hiện diện của thương nhân nước ngoài những thế kỉ đầu Công nguyên.

B. Đông Nam Á là nơi xuất khẩu nhiều mặt hàng có giá trị cao.

C. Đông Nam Á mở cửa cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán.

D. Kinh tế Đông Nam Á phát triển nhất khu vực châu Á thời bấy giờ. 

 

Câu 3. Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng là nhờ tiếp thu:

A. Hệ thống chữ La-tin của người La Mã.

B. Hệ thống chữ cổ Mã Lai.

C. Chữ hình nêm của người Lưỡng Hà. 

D. Hệ thống chữ cổ của người Ấn Độ. 

 

Câu 4. Khu Đền Tháp Mỹ Sơn và quần thể Bô-rô-bu-đua là hai công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á:

A. Trước thế kỉ IX.

B. Cuối thế kỉ IX.

C. Trước thế kỉ X.

D. Trước thế kỉ XI.

 

Câu 5. Kiến trúc của Đông Nam Á trong các thế kỉ đầu Công nguyên đến thế kỉ X mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo:

A. Ấn Độ. 

B. Trung Quốc.

C. Cam-pu-chia.

D. In-đô-nê-xi-a. 

 

Câu 6. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á chịu ảnh hưởng đậm nét của tôn giáo:

A. Hin-đu, Phật giáo.

B. Phật giáo, Thiên chúa giáo. 

C. Thiên chúa giáo, Hi-đu, Phật giáo. 

D. Hin-đu, Hồi giáo. 

 

Câu 7. Công trình kiến trúc nào dưới đây không thuộc các quốc gia Đông Nam Á:

A. Tháp Chăm (Việt Nam).

B. Khu đền Bô-rô-bu-đua và Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a). 

C. Chùa hang A-gian-ta (Ấn Độ). 

D. Chùa Suê-đa-gon (Mi-an-ma). 

 

Câu 8. Đền Bô-rô-bu-đua thuộc quốc gia nào ngày nay:

A. Việt Nam. 

B. In-đô-nê-xi-a.

C. Thái Lan. 

D. Mi-an-ma. 

 

Câu 9. Người Chăm, người Khơ-me, người Môn cổ ở Đông Nam Á tiếp thu chữ viết của:

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. Hy Lạp.

D. Ai Cập.

 

Câu 10. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về kiến trúc – điêu khắc của của Đông Nam Á:

A. Đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo.

B. Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền – núi.

C. Nghệ thuật điêu khắc chịu ảnh hưởng rõ rệt của Ấn Độ với các loại hình chủ yếu là phù điêu, các bức chạm nổi, tượng thần, Phật,…

D. Di tích đền tháp Mỹ Sơn kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng vào thế kỉ VIII.

 

Câu 11. Các quốc gia Đông Nam Á có sự giao lưu văn hóa từ rất sớm với những quốc gia:

A. Các quốc gia Tây Á.

B. Ấn Độ và Trung Quốc.

C. Chỉ giao lưu trong khu vực.

D. Chỉ giao lưu với Ấn Độ. 

 

Câu 12. Nhận định nào sau đây là đúng:

A. Nền kinh tế của các nước phong kiến Đông Nam Á bị phụ thuộc nặng nề vào việc giao lưu với bên ngoài.

B. Giao lưu thương mại với nước ngoài thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á.

C. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á chỉ giao lưu buôn bán với các thương nhân Ấn Độ.

D. Các thương cảng nổi tiếng thời trung đại ở Đông Nam Á đều thuộc các quốc gia Đông Nam Á hải đảo. 

 

Câu 13. Thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi sản vật nào ở Đông Nam Á?

A. Nho.

B. Ô-liu.

C. Đậu khấu.

D. Rượu. 

 

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động từ quá trình giao lưu kinh tế tới các vương quốc Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu công nguyên?

A. Thuyền buôn của nhiều nước (Trung Quốc, Ấn Độ…) tới Đông Nam Á buôn bán.

B. Nhiều thương cảng sầm uất được hình thành, như: Óc Eo, Pa-lem-bang…

C. Đông Nam Á là nơi trao đổi sản vật có giá trị cao như: hồ tiêu, đậu khấu…

D. Kinh tế Đông Nam Á nhanh chóng suy tàn, bị lệ thuộc vào nước ngoài

 

Câu 15. Ý nào dưới đây không phải nhận đúng về Đông Nam Á:

A. Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào khu vực như Phật giáo. 

B. Các cư dân Đông Nam Á không có chữ viết riêng mà sử dụng chữ viết của người Ấn Độ, người Trung Quốc. 

C. Văn học Ấn Độ rất mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á. 

D. Nghệ thuật điêu khắc truyền thống chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, trong đó chủ yếu là điêu khắc tượng thần, tượng Phật và phù điêu. 

 

Câu 16. Ý nào không phản ánh đúng các lợi thế giúp Đông Nam Á phát triển kinh tế?

A. Nằm trên tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Á – Âu.

B. Nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị và hương liệu.

C. Địa hình chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên nhiều vũng, vịnh.

D. Một số thương cảng sầm uất xuất xuất hiện.

 

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1. Kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc là:

A. Người Khơ-me.

B. Người Mã Lai.

C. Người Việt.

D. Người Môn. 

 

Câu 2. Đâu không phải là một loại gia vị ở Đông Nam Á;

A. Quế.

B. Nhục đậu khấu.

C. Trầm hương.

D. Hoa hồi. 

 

Câu 3. Nét tương đồng về kinh tế của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á so với Hy Lạp và La Mã cổ đại là:

A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.

B. Các nghề thủ công, đúc đồng rèn sắt giữ vị trí rất quan trọng. 

C. Thương mại đường biển thông qua các hải cảng.

D. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

 

Câu 4. Công trình ở Việt Nam mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ:

A. Tháp Chăm.

B. Phủ Tây Hồ.

C. Chùa Hương.

D. Tháp Bút.

 

Câu 5. Ý nào sau đây không phù hợp để điền vào chỗ trống (…) trong câu sau: Các phong kiến Đông Nam Á đã phát huy những lợi thế để phát triển kinh tế, đó là….

A. Vị trí địa lí thuận lợi.

B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

C. Khí hậu ôn đới, thuận lợi cho cây trồng lâu năm phát triển.

D. Điểm đến hấp dẫn của các thương nhân Ả Rập, La Mã, Hy Lạp. 

 

Câu 6. “Đế quốc của nhà vua rất đông dân cư…Nhà vua có nhiều loại dầu thơm và cây thuốc mà không một ông vua nào có được. Đất đai sản sinh ra long não, trầm hương, đinh hương, đàn hương, đậu khấu, sa nhân,…”. Lời nhận xét của nhà địa lí Ả-Rập trong đoạn trích thể hiện Vương quốc Sri Vi-giay-a rất hấp dẫn thương nhân nước ngoài bởi:

A. Sự giàu có về kinh tế. 

B. Sự phong phú của gia vị và hương liệu.

C. Sự nổi tiếng về vàng, bạc. 

D. Sự quyền lực và giàu có của nhà vua. 

 

Câu 7. Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn của cư dân Chăm-pa chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật tạo hình của tôn giáo nào dưới đây?

A. Nho giáo.

B. Đạo giáo.

C. Hồi giáo.

D. Hin-đu giáo.

 

4. VẬN DỤNG CAO (6 câu)

Câu 1. Một số vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã góp nhiều mặt hành chủ lực trên những tuyến đường buôn bán đường biển kết nối Á – Âu gọi là:

A. Con đường Tơ lụa.

B. Con đường Lúa gạo.

C. Con đường Gia vị.

D. Con đường Rượu nho. 

 

Câu 2. Chữ Phạn không được cải biến thành chữ:

A. Chăm cổ.

B. Chữ Khơ-me cổ. 

C. Chữ La-tin.

D. Chữ Mã Lai cổ. 

 

Câu 3. Loại hình kiến trúc không ảnh hưởng từ dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ:

A. Tháp Chăm (Việt Nam).

B. Khu đền Bô-rô-bu-đua và Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a).

C. Kim tự tháp (Ai Cập).

D. Chùa Suê-đa-gon (Mi-an-ma),...

 

Câu 4. Công trình kiến trúc được coi là kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng vào thế kỉ VIII là:

A. Chùa Suê-đa-gon.

B. Thánh địa Mỹ Sơn.

C. Đền Bô-rô-bu-đua.

D. Tháp Chăm. 

 

Câu 5. Màu vàng trên lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày nay có ý nghĩa:

A. Tượng trưng cho sự hoà bình, bền vững, đoàn kết và năng động của ASEAN.

B. Thể hiện động lực và can đảm. 

C. Nói lên sự thuần khiết. 

D. Tượng trưng cho sự thịnh vượng. 

 

Câu 6. Có một câu chuyện thú vị như sau: Vào thế kỉ X, 1 pao nghệ tây (khoảng 4 lạng) có giá ngang với 1 con ngựa, 1 pao gừng có giá ngang 1 con bò. Từ câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về các loại gia vị thế kỉ X so với ngay nay?

A. Giá cả các loại gia vị thế kỉ X đắt đỏ hơn rất nhiều so với ngày nay.

B. Các loại gia vị chỉ dành cho người có địa vị, quyền lực.

C. Sự hấp dẫn của các loại gia vị khu vực Đông Nam Á với thương nhân nước ngoài.

D. Các loại gia vị ở Đông Nam Á rất quý hiếm. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay