Trắc nghiệm bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint Lịch sử 6 chân trời sáng tạo

1. NHẬN BIẾT (21 câu)

Câu 1. Ý nào dưới đây là đúng khi nói về bộ lạc Văn Lang:

A. Là bộ lạc mạnh nhất, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng từ Việt Trì (Phú Thọ) đến chân núi Ba Vì (Hà Nội) ngày nay. 

B. Nghề đúc đồng chưa phát phát triển.

C. Cư dân thưa thớt, sống ven những bãi bồi, trồng lúa, trồng dâu.

D. Xuất hiện vào thời kì văn hóa Đồng Đậu. 

 

Câu 2. Nước Văn Lang ra đời vào:

A. Thế kỉ V TCN.

B. Thế kỉ VI TCN.

C. Thế kỉ VII TCN.

D. Thế kỉ VIII TCN. 

 

Câu 3. Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay:

A. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. 

B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. 

D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ. 

 

Câu 4. Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở:

A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).

B. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).

C. Phong Khê (Hà Nội ngày nay). 

D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay). 

 

Câu 5. Đứng đầu nhà nước Văn Lang là:

A. Hoàng đế.

B. Thiên tử.

C. Hùng Vương (vua Hùng). 

D. Lạc tướng. 

 

Câu 6. Người đứng đầu một bộ là: 

A. Lạc hầu.

B. Lạc tướng.

C. Vua Hùng.

D. Lạc dân. 

 

Câu 7. Người đứng đầu chiềng, chạ là:

A. Lạc hầu.

B. Lạc tướng.

C. Bồ chính.

D. Tướng lĩnh. 

 

Câu 8. Cư dân Văn Lang sống quần tụ trong các:

A. Chiềng, chạ.

B. Làng, bản.

C. Xã, huyện.

D. Thôn, xóm.

 

Câu 9. Người có sức mạnh và mưu lược lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu chống quân Tần giành thắng lợi là:

A. Hùng Vương.

B. Thục phán.

C. Mai Thúc Loan.

D. Ngô Quyền. 

 

Câu 10. Năm 214 TCN, nước nào ở phương Bắc đã đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc người Việt:

A. Nhà Hán. 

B. Nhà Tấn.

C. Nhà Tần.

D. Nhà Đường.

 

Câu 11. Quân Tần ở phương Bắc đã đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc người Việt vào năm:

A. 211 TCN.

D. 212 TCN.

C. 213 TCN.

D. 214 TCN.

 

Câu 12. Kết quả cuộc chiến đấu chống quân Tần của người Lạc Việt và người Âu Việt là:

A. Tướng giặc Đồ Thư bị giết.

B. Quân Tần thất trận.

C. Nhà Tần cho quân nhanh chóng rút lui.

D. Tướng giặc Đồ Thư bị giết, phải rút về nước.

 

Câu 13. Nước Âu Lạc ra đời vào năm:

A. 218 TCN.

B. 208 TCN.

C. 207 TCN.

D. 179 TCN. 

 

Câu 14. Thục Phán lên ngôi, xưng là:

A. Hùng Vương.

B. Hoàng đế.

C. An Dương Vương.

D. Thiên tử. 

 

Câu 15. Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở:

A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).

B. Phong Khê (Hà Nội ngày nay).

C. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).

D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay). 

 

Câu 16. Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay:

A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. 

C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.

C. Nam Bộ và Nam Trung Bộ. 

 

Câu 17. Người Lạc Việt và người Âu Việt hợp nhất thành một nước có tên gọi là gì?

A. Văn Lang.           

B. Lạc Việt.            

C. Âu Việt.            

D. Âu Lạc.

 

Câu 18. Thành cổ trở thành trung tâm của nước Âu Lạc là:

A. Thành Vạn An. 

B. Thành Tống Bình.

C. Thành Long Biên.

D. Thành Cổ Loa.

 

Câu 19. An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa với mục đích chủ yếu là:

A. Phòng tuyến bảo vệ vững chắc của nước Âu Lạc.

B. Nơi thiết chiều của vua.

C. Công trình kiến trúc tiêu biểu cho sư ra đời của nước Âu Lạc.

D. Thể hiện trình độ cao hơn thời Văn Lang.  

 

Câu 20. Đầu thế kỉ II TCN, Âu Lạc bị đất nước nào tấn công?

A. Nhà Hán.

B. Nhà Lương.

C. Nhà nước Nam Việt.

D. Nhà Đường.

 

Câu 21. Âu Lạc bị sát nhập nước Nam Việt vào:

A. Năm 177 TCN.

B. Năm 179 TCN.

C. Năm 197 TCN.

D. Năm 178 TCN.

 

2. THÔNG HIỂU (18 câu)

Câu 1. Nguyên nhân nào sau đây không phải là sự thúc đẩy cho sự ra đời của nước Văn Lang:

A. Nhu cầu trị thủy.

B. Đối phó với lũ lụt.

C. Bảo vệ mùa màng.

D. Có sự mở rộng quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á. 

 

Câu 2. Tổ chức nhà nước Văn Lang gồm:

A. 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.

B. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc hầu, Lạc tướng.

C. 15 bộ, dưới bộ là các Bồ chính.

D. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc tướng, chiềng, chạ. 

 

Câu 3. Nhận định nào dưới đây không đúng về Nhà nước Văn Lang:

A. Hùng Vương là người nắm mọi quyền hành. 

B. Nhà nước Văn Lang đã có luật pháp và quân đội riêng nhưng còn lỏng lẻo và sơ khai.

C. Khi có chiến tranh, Vua Hùng cùng các Lạc tướng tập hợp trai tráng ở khắp các chiềng, chạ cùng chiến đấu. 

D. Hùng Vương chia đất nước làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ. 

 

Câu 4. Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?

A. Chia thành cấm quân và quân địa phương.

B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ.

C. Chia thành cấm binh và hương binh.

D. Chưa có quân đội.

 

Câu 5. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang:

A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.

B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.

C. Nhu cầu chống ngoại xâm.

D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.

 

Câu 6. Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang:

A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương.

B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ.

C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai.

D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học.

 

Câu 7. Nhà nước đầu tiên của người Việt ra đời xuất phát từ nhu cầu:

A. Nhu cầu chung sống, cùng làm thủy lợi và chống giặc ngoại xâm.

B. Nhu cầu chung sống, cùng làm thủy lợi.

C. Nhu cầu chống giặc ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ.

D. Nhu cầu đối phó với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. 

 

Câu 8. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về nhà nước đầu tiên của người Việt cổ:

A. Nhà nước Văn Lang còn sơ khai, chưa có pháp luật thành văn và chữ viết. 

B. Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc. 

C. Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang là dấu mốc kết thúc thời kì nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam, tạo cơ sở tiến đề cho sự hình thành và phát triển nền văn minh của thời kì dựng nước trong lịch sử Việt Nam.

D. Tương truyền nước Văn Lang trải qua 15 đời, cha truyền con nối. 

 

Câu 9. Người nắm mọi quyền hành và có quyền thế cao hợn trong việc trị nước ở Âu Lạc là:

A. Lạc tướng.

B. Hùng Vương.

C. An Dương Vương.

D. Bồ chính.

 

Câu 10. Vũ khí đặc sắc của nước Âu Lạc là:

A. Tấm che ngực.

B. Nỏ Liên châu.

C. Mũi tên đồng. 

D. Giáo hình lá mía.

 

Câu 11. An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích:

A. Mở rộng lãnh thổ bằng cách gây chiến tranh với các nước.

B. Đối mặt với âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

C. Kiến trúc và trình độ luyện kim đạt trình độ cao.

D. Cả A, B, C đều sai. 

 

Câu 12. Nước Âu lạc ra đời trong hoàn cảnh:

A. Quân Tần xâm lược nước phương Nam.

B. Thục Phán lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm.

C. An Dương Vương đã lãnh đạo nhân dân chống quân xâm lược Triệu Đà.

D. Cả A và B đều đúng.

 

Câu 13. Điểm khác nhau giữa nước Văn Lang và nước Âu Lạc vào buổi đầu dựng nước và giữ nước là:

A.  Nơi đóng đô.                                                        

C. Nông nghiệp và sản xuất.

B. Tục lệ sinh sống.                                                   

D. Cuộc sống của người Lạc Viêt và Âu Việt.

 

Câu 14. Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc được xây dựng trên cơ sở:

A. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang.

B. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần.

C. Tổ chức thị tộc bộ lạc của người Tây Âu.

D. Tổ chức thị tộc bộ lạc của người Lạc Việt.

 

Câu 15. So với thời vua Hùng thì thời An Dương Vương quyền hành và tổ chức nhà nước như thế nào?

A. Quyền hành ngang nhau và bộ máy nhà nước như nhau.

B. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước như nhau.

C. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.

D. Quyền hành như nhau, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.

 

Câu 16. Ý nghĩa về tên nước Âu Lạc là:

A. Tên Âu Lạc hay hơn tên Văn Lang. 

B. Kết hợp từ chữ Lạc Long Quân - Âu Cơ.

C. Do thần thánh sáng tạo ra.

D. Người Tây Âu và Lạc Việt.

 

Câu 17. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần (cuối thế kỉ III TCN) là:

A. Nhân dân đoàn kết, quyết tâm kháng chiến dưới sự chỉ huy của Thục Phán.

B. Nhân dân đoàn kết, quyết tâm kháng chiến dưới sự chỉ huy của Vua Hùng.

C. Nước Âu Lạc có quân đội thường trực mạnh, vũ khí tốt.

D. Nước Âu Lạc có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

 

Câu 18. Vũ khí đặc biệt của quân đội nước Âu Lạc thời An Dương Vương là:

A. Giáo đồng.

B. Rìu chiến.

C. Dao găm đồng.

D. Nỏ (dùng mũi tên đồng).

 

3. VẬN DỤNG (14 câu)

Câu 1. Khác với truyền thuyết, khoa học lịch sử đã chứng minh nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ra đời cách ngày nay:

A. 4 000 năm.

B. 3 500 năm.

C. 2 700 năm.

D. 2 000 năm. 

 

Câu 2. Vua Hùng và lạc dân có mối quan hệ:

A. Xa cách.

B. Gần gũi.

C. Phân biệt.

D. Lạc dân không được nhìn thấy mặt Vua Hùng. 

 

Câu 3. Cư dân Văn Lang, Lạc phải sống quần tụ trong các chiềng, chạ vì:

A. Họ có chung huyết thống.

B. Cần phải xua đổi thú dữ.

C. Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm.

D. Yêu cầu của nền kinh tế công thương nghiệp.

 

Câu 4. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang?

A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp.                 

B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

 

Câu 5. Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang còn sơ khai, đơn giản vì:

A. Nhà nước ra đời trên sự hợp nhất của 15 bộ. Hùng Vương thực chất giông như một thủ lĩnh quân sự. 

B. Sự phân hóa giàu nghèo chưa thật sự sâu sắc.

C. Tổ chức nhà nước còn đơn giản, chưa có luật pháp, chữ viết.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa sự ra đời Nhà nước Văn Lang:

A. Mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc. 

B. Là dấu mốc kết thúc thời kì nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.

C. Tạo cơ sở, tiền đề cho sự hình thành và phát triển nền văn minh của thời kì dựng nước trong lịch sử Việt Nam.

D. Kết thúc thời kì xã hội nguyên thủy Việt Nam. 

 

Câu 7. So với tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang, điểm mới của nhà nước Âu Lạc là:

A. Lãnh thổ mở rộng hơn, chia thành nhiều bộ.

B. Lực lượng quân đội khá đông.

C. Vũ khí có nhiều cải tiến.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 8. Trong thời Âu Lạc, tư liệu chủ yếu là vũ khí vì:

A. Thường xuyên phải chống ngoại xâm, giữ nước.

B. Công cụ lao động bằng sắt phát triển vượt bậc.

C. Có sự trao đổi, buôn bán vũ khí với các nước ở khu vực Đông Nam Á.

D. Kĩ thuật luyện kim và trình độ quân sự cao hơn thời Văn Lang. 

 

Câu 9. Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương:

A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

B. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng,

C. Cả nước được chia thành nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu.

D. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.

 

Câu 10. Điểm mới của tổ chức nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang là:

A. Vua nắm mọi quyền hành trong việc trị nước.

B. Có quân đội và vũ khí tốt. 

C. Lãnh thổ mở rộng hơn (vượt ra khỏi vùng châu thổ sông Hồng) nên nước được chia thành nhiều bộ, dưới bộ là các chiếng chạ.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 11. An Dương Vương lập kinh đô mới ở vùng Phong Khê vì:

A. Là vùng đất đông dân.

B. Là vùng đất nằm ở trung tâm đất nước.

C. Là vùng đất gần các con sông lớn.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 12. Người tuấn kiệt chỉ huy nhân dân đánh tan quân Tần là:

A. Vua Hùng thứ 16.

B. Thục Phán.

C. Vua Hùng thứ 17.

D. Vua Hùng thứ 18.

 

Câu 13. Từ Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ), An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê (Đông Anh - Hà Nội) nói lên điều gì?

A. Từ rừng núi về đồng bằng chứng tỏ sức mạnh phát triển hơn trước.

B. Không cần dựa vào thế tự nhiên hiểm trở.

C. Phong Khê là quê hương của Thục Phán.

D. Từ đồng bằng lên rừng núi, đưa đất nước vào thế phòng ngự.

 

Câu 14. Một trong những nét độc đáo của thành Cổ Loa là:

A. Hoàn toàn làm bằng đá ong.

B. Được cấu trúc như hình trôn ốc.

C. Bao bọc xung quanh bởi núi hiểm trở.

D. Gồm hai vòng khép kín có hào bao quanh.

 

4. VẬN DỤNG CAO (10 câu)

Câu 1. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt?

A. Đoàn kết.

B. Trọng nghĩa khí.

C. Chống ngoại xâm.

D. Trọng văn.

 

Câu 2. Ngày giỗ tổ Hùng Vương hàng năm vào:

A. Ngày mồng 9 tháng 3 âm lịch hàng năm.

B. Ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

C. Ngày mồng 3 tháng 10 âm lịch hàng năm.

D. Ngày mồng 8 tháng 3 âm lịch hàng năm.

 

Câu 3. Công lao của các Vua Hùng đối với đất nước là:

A. Các vua Hùng đã có công khai hoang mở mang diện tích đất trồng trọt.

B. Các vua Hùng đã có công dựng nước.

C. Các vua Hùng đã có công giữ nước.

D. Các vua Hùng đã có công lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm.

 

Câu 4. Theo sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là:

A. Hùng Vương.

B. An Dương Vương.

C. Thủy Tinh.

D. Sơn Tinh.

 

Câu 5. Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” muốn nhắc các thế hệ mai sau:

A. Nhà nước Âu Lạc là nhà nước đầu tiên trong lịch sử. 

B. Cần luôn ghi nhớ tới cội nguồn dân tộc, lòng biết ơn và ý thức, trách nhiệm của mình trong việc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của đất nước.

C. Thường xuyên về thăm di tích lịch sử Đền Hùng.

D. Tìm hiểu, học tập tốt môn Lịch sử. 

 

Câu 6. Vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, lễ hội Cổ Loa được tổ chức tại:

A. Khu di tích Đền Hùng (Việt Trì, Phú Thọ).

B. Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

C. Khu di tích Thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

D. Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội). 

 

Câu 7. Lễ hội Cổ Loa được tổ chức tổ chức tại Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) với mục đích:

A. Tưởng nhớ công lao của An Dương Vương.

B. Thể hiện đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trông cây”.

C. Phục dựng lại cuộc chiến đấu chống quân xâm lược.

D. Tưởng nhớ công lao của An Dương Vương và thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

 

Câu 8. Câu “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến truyền thuyết:

A. Mị Châu - Trọng Thuỷ.  

B. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.   

C. Cây tre trăm đốt. 

D. Rùa vàng (Rùa Thần).

 

Câu 9. Triệu Đà đã sử dụng âm mưu để làm suy yếu nước Âu Lạc:

A. Giả vờ xin hòa và dùng mưu chia rẽ nội bộ Âu Lạc.

B. Cho con sang ở rể để lấy cắp nỏ thần.

C. Xúi giục các bộ lạc ở trong nước nổi dậy.

D. Tập trung thêm quân để tiêu diệt Âu Lạc.

 

Câu 10. Thời kì An Dương Vương gắn với truyền thuyết nổi tiếng nào trong lịch sử dân tộc:

A. Bánh chưng – bánh giầy.

B. Mị Châu – Trọng Thủy.

C. Thánh Gióng.

D. Âu Cơ – Lạc Long Quân.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay