Trắc nghiệm bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Lưỡng Hà cổ đại. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Lịch sử 6 chân trời sáng tạo
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1. Các con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại là:
A. Sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát.
B. Sông Ấn và sông Hằng.
C. Hoàng Hà và Trường Giang.
D. Sông Ti-gơ-rơ và sông Nin.
Câu 2. Tên gọi Lưỡng Hà có nghĩa là:
A. Vùng đất giữa hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.
B. Vùng đất giữa hai con sông Nin và Ti-gơ-rơ.
C. Vùng đất giữa sông Ấn và sông Hằng.
D. Vùng đất giữa hai con sông Nin và Ơ-phơ-rát.
Câu 3. Những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mang lại cho Lưỡng hà cổ đại là:
A. Trồng chà là, ngũ cốc, rau củ.
B. Hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa Lưỡng Hà và những vùng xung quanh rất phát triển.
C. Thuần dưỡng động vật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà là:
A. Xu-me.
B. Mê-nét.
C. Ba Tư.
D. Ha-mu-ra-bi.
Câu 5. Người Xu-me đã xây dựng những quốc gia thành thị nổi tiếng ở lưu vực hai con sông vào khoảng:
A. Khoảng 2 000 năm TCN.
B. Khoảng 2 500 năm TCN.
C. Khoảng 3 000 năm TCN.
D. Khoảng 3 500 năm TCN.
Câu 6. Một số thành thị nổi tiếng ở Lưỡng Hà là:
A. Ua (Ur).
B. U-rúc (Uruk).
C. La-gát (Lagash).
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7. Người Lưỡng Hà bị người Ba Tư xâm lược vào năm:
A. 439 TCN.
B. 539 TCN.
C. 359 TCN.
D. 439 TCN.
Câu 8. Từ thiên niên kỉ thứ IV, Lưỡng Hà đã có chữ viết:
A. Chữ hình nêm.
B. Chữ tượng hình.
C. Chữ hình triện.
D. Chữ viết trên đất sét.
Câu 9. Thành tựu văn học nổi bật nhất của người Lưỡng Hà là:
A. Bộ sử thi Đăm Săn.
B. Thần thoại Héc-quyn.
C. Bộ sử thi Gin-ga-mét.
D. Thần thoại Nữ Oa.
Câu 10. Bộ luật thành văn quan trọng nhất của người Lưỡng Hà là:
A. Bộ luật ha-mu-ra-bi.
B. Bộ luật La Mã.
C. Bộ luật 12 bảng.
D. Bộ luật Ha-la-kha.
Câu 11. Người Lưỡng Hà đã phát triển hệ đếm lấy số nào làm cơ sở:
A. 50.
B. 60.
C. 70.
D. 80.
Câu 12. Công trình kiến trúc nổi tiếng nào của người Lưỡng Hà được xem là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?
A. Cổng thành Ba-bi-lon.
B. Hộp gỗ thành Ua.
C. Vườn trei Ba-bi-lon.
D. Công điện Um-ba.
Câu 13. Chữ viết của người Lưỡng Hà được viết trên:
A. Giấy pa-pi-rút.
B. Thẻ tre.
C. Đất sét.
D. Xương thú.
Câu 14. Bộ sử thi Gin-ga-mét nói về:
A. Một vị vua của người Xu-me.
B. Những vị thần của Lưỡng Hà.
C. Tình cảm nam nữ.
D. Người anh hùng huyền thoại của Lưỡng Hà.
Câu 15. Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lưỡng Hà cổ đại là vườn treo Ba-bi-lon được xây dựng vào:
A. Thế kỉ V TCN.
B. Thế kỉ VI TCN.
C. Thế kỉ VII TCN.
D. Thế kỉ VIII TCN.
2. THÔNG HIỂU (09 câu)
Câu 1. Đặc điểm nào không phải của sông Ti- grơ và sông Ơ- phrát ở Lưỡng Hà là:
A. Cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
B. Bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mỡ.
C. Thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hải.
D. Quanh năm mưa lũ, gây thiệt hại và khó khăn cho cư dân.
Câu 2. Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành của Lưỡng Hà cổ đại:
A. Có nhiều con sông lớn.
B. Đất phù sa màu mỡ, tơi xốp, dễ canh tác với nhiều đồng bằng rộng lớn.
C. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
D. Vùng ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.
Câu 3. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà cổ đại:
A. Là vùng bình nguyên rộng mở, bằng phẳng không có biên giới thiên nhiên hiểm trở.
B. Có sự cô lập khá nhiều về địa hình với sa mạc bao quanh tạo thành các ranh giới tự nhiên.
C. Nhận phù sa hằng năm khi nước lũ dâng lên từ sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.
D. Nằm trên lưu vực hai con sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.
Câu 4. Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà và những vùng xung quanh rất phát triển do:
A. Không có biên giới thiên nhiên hiểm trở.
B. Là vùng bình nguyên rộng lớn, bằng phẳng.
C. Là vùng đất giữa hai con sông.
D. Nhận phù sa hằng năm từ hai con sông nên nông nghiệp phát triển, tạo ra được nhiều sản phẩm.
Câu 5. Kinh tế nông nghiệp phát triển sớm và mạnh ở Lưỡng Hà cổ đại do:
A. Được các con sông lớn bồi đắp phù sa, tạo nên những đồng bằng màu mỡ.
B. Địa hình chia cắt, những vùng đồng bằng nhỏ và hẹp.
C. Giáp Địa Trung Hải và vịnh Ba Tư cung cấp nguồn nước tưới dồi dào.
D. En-xi đưa ra những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp.
Câu 6. Ngành sản xuất phát triển sớm nhất ở Lưỡng Hà cổ đại là:
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Thương nghiệp.
D. Thủ công nghiệp.
Câu 7. Những quy tắc của Bộ luật Ha-mu-ra-bi không nói về phương diện:
A. Buôn bán.
B. Hôn nhân.
C. Xây dựng.
D. Quan hệ cộng đồng, gia đình.
Câu 8. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại:
A. Người Lưỡng Hà rất giỏi về số học.
B. Hiện nay, chúng ta sử dụng hệ đếm 60 để chia một giờ thành 60 phút, một phút thành 60 giây, chia một vòng tròn thành 360 độ.
C. Biết tình diện tích hình tròn, diện tích hình tam giác.
D. Người Lưỡng Hà có nhiều phương pháp đếm khác nhau, nổi bật là hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.
Câu 9. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về công trình kiến trúc nổi tiếng Vườn treo Ba-bi-lon:
A. Được xây dựng vào thế kỉ VI TCN.
B. Vườn treo nhìn từ xa như một quả đồi xanh tươi đầy hoa, hương thơm ngào ngạt tỏa khắp thành Ba-bi-lon.
C. Công trình cho thấy tài năng và khiếu thẩm mĩ độc đáo của người Lưỡng Hà trong lĩnh vực điêu khắc, kiến trúc.
D. Là một bảy kì quan của thế giới cận đại.
3. VẬN DỤNG (06 câu)
Câu 1. Những đồ vật xung quanh em có liên quan đến thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại:
A. Bánh xe.
B. Com-pa.
C. La bàn cơ học.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2. Đoạn tư liệu sau miêu tả về con sông nào?
“Về mùa xuân, nước sông dâng cao, mang phù sau màu mỡ bồi đắp cho vùng hạ lưu, biến vùng cửa sông trở thành đồng bằng, bờ biển của vịnh Ba Tư phải lùi xa gần 200km”.
A. Sông Nin.
B. Sông Ti-gơ-rơ.
C. Sông Ơ-phơ-rát.
D. Sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.
Câu 3. Các công trình kiến trúc ở Lưỡng Hà thường đồ sộ vì muốn thể hiện:
A. Sức mạnh của đất nước.
B. Sức mạnh của thần thánh.
C. Sức mạnh và uy quyền của nhà vua.
D. Tình đoàn kết dân tộc.
Câu 4. Một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ chính phát minh của người Lưỡng Hà cổ đại là:
A. Hệ đếm 60.
B. Âm lịch.
C Bánh xe, cái cày.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Việc hình thành nhà nước ở lưu vực các dòng sông lớn đã tạo ra khó khăn cơ bản gì cho cư dân Lưỡng Hà cổ đại?
A. Tình trạng hạn hán kéo dài.
B. Sự chia cắt về lãnh thổ.
C. Sự tranh chấp giữa các nôm
D. Tình trạng lũ lụt vào mùa mưa hằng năm.
Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Ha-mu-ra-bi (Lưỡng Hà):
“Trẫm, một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu, làm cho Trẫm giống như thần Sa-mat, soi đến dân đen, tỏa ánh sáng khắp mặt đất. Hãy cho biết đoạn tư liệu trên cụ thể được cho là đang nói lên điều gì?
A. Nhà nước hình thành để cai quản xã hội theo luật pháp.
B. Nhà nước hình thành trên cơ sở nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi.
C. Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền.
D. Nhà vua cai trị đất nước theo luật pháp tiến bộ.
4. VẬN DỤNG CAO (03 câu)
Câu 1. Thành tựu văn hóa của cư dân Lưỡng Hà không còn tồn tại đến tận ngày nay là:
A. Kim tự tháp.
B. Tượng nhân sư.
C. La bàn cơ học.
D. Vườn treo Ba-bi-lon.
Câu 2. Nền văn minh Lưỡng Hà hình thành sớm ngay cả khi chưa có đồ sắt vì:
A. Đất đai màu mỡ, dễ canh tác.
B. Kinh tế nông nghiệp phát triển sớm, năng suất cao, tạo ra sản phẩm dư thừa.
C. Nhu cầu hợp tác làm thủy lợi, chinh phục các dòng sông.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Trong lĩnh vực toán học, cư dân nước nào ở phương Đông cổ đại thành thạo về số học? Vì sao?
A. Trung Quốc - vì cư dân phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
B. Ai Cập - vì cư dân phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp.
C. Lưỡng Hà - vì cư dân phải đi buôn bán.
D. Ấn Độ - vì cư dân phải tính thuế ruộng đất hàng năm.