Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Hoá học 11 kết nối Bài 11: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 11 kết nối tri thức Bài 11: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức
BÀI 11. PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ
Câu 1: Để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau, nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn là phương pháp nào sau đây?
Trả lời: Phương pháp chưng cất
Câu 2: Để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản người ta dùng phương pháp?
Trả lời: Phương pháp chiết
Câu 3: Phương pháp chiết nào thường dùng để tách các chất hữu cơ hòa tan trong nước?
Trả lời: Chiết lỏng – lỏng
Câu 4: Phương pháp dùng dung môi lỏng hòa tan chất hữu cơ để tách chúng ra khỏi hỗn hợp rắn?
Trả lời: Chiết lỏng – rắn
Câu 5: Phương pháp dùng để tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau?
Trả lời: Sắc kí cột
Câu 6: Chất lỏng cần tách được chuyển sang pha hơi, rồi làm lạnh cho hơi ngưng tụ, thu lấy chất lỏng ở khoảng nhiệt độ thích hợp đây là cách tiến hành của phương pháp?
Trả lời: ………………………………………
Câu 7: Phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất rắn dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ là phương pháp?
Trả lời: ………………………………………
Câu 8: Sử dụng các cột thủy tinh có chứa các chất hấp phụ dạng bột trong sắc kí cột thuộc pha nào sau đây?
Trả lời: ………………………………………
Câu 9: Pha tĩnh là một chất rắn có diện tích bề mặt …(1), có khả năng ….(2) khác nhau các chất trong hỗn hợp cần tách. (1) và (2) lần lượt là
Trả lời: ………………………………………
Câu 10: Để phân tích thổ nhưỡng người ta dùng phương pháp nào sau đây?
Trả lời: ………………………………………
Câu 11: Phương pháp nào sau đây được ứng dụng để ngâm rượu thuốc?
Trả lời: ………………………………………
Câu 12: Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì?
Trả lời: ………………………………………
Câu 13: Nấu rượu uống thuộc loại phản ứng tách biệt và tinh chế nào?
Trả lời: ………………………………………
Câu 14: Làm đường từ mía thuộc loại phản ứng tách biệt và tinh chế nào?
Trả lời: ………………………………………
Câu 15: Ngâm hoa quả làm xiro thuộc loại phản ứng tách biệt và tinh chế nào?
Trả lời: ………………………………………
Câu 16: Cho các phát biểu sau
(1) Sử dụng phương pháp kết tinh để làm đường cát, đường phèn từ nước mía.
(2) Để thu được tinh dầu sả người ta dùng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
(3) Để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều, người ta dùng cách chưng cất thường.
(4) Mật ong để lâu thường có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai do có sự kết tinh đường.
Số phát biểu đúng là
Trả lời: ………………………………………
Câu 17: Cho các hỗn hợp: tinh dầu chàm và ethanol, ethanol và nước cất, tinh dầu chàm và nước cất, nước đường và nước cất. Số hỗn hợp trên các chất trong hỗn hợp được tách ra khỏi nhau dễ dàng bằng phương pháp chiết là?
Trả lời: ………………………………………
Câu 18: Hoà tan 14,36 gam NaCl vào 40 gam nước ở nhiệt độ 20oC thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của NaCl ở nhịêt độ đó là
Trả lời: ………………………………………
Câu 19: Xác định lượng muối KCl kết tinh khi làm lạnh 604 gam dung dịch muối KCl bão hòa ở 80oC xuống còn 10oC. Biết độ tan của KCl ở 80oC là 51 gam và ở 10oC là 34 gam.
Trả lời: ………………………………………
Câu 20: Ở 20oC hòa tan 7,18 gam muối ăn vào 20 gam nước thì thu được dung dịch bão hòa. Tính độ tan của muối ăn ở nhiệt độ đó.
Trả lời: ………………………………………
Câu 21: Khi hoà tan 50 gam đường glucose (C6H12O6) vào 250 gam nước ở 20oC thì thu được dung dịch bão hoà. Độ tan của đường ở 20oC là
Trả lời: ………………………………………
Câu 22: Tính khối lượng NaCl kết tinh khi hạ nhiệt độ của 1800 g dung dịch NaCl 30 % ở 40oC xuống 20oC. Biết độ tan của NaCl ở 20oC là 36 g.
Trả lời: ………………………………………
Câu 23: Một mẫu hoa hòe được xác định có hàm lượng rutin là 26%. Người ta đun sôi hoa hòe với nước (100oC) để chiết lấy rutin. Biết độ tan của rutin là 5,2 gam trong 1 lít nước ở 100oC và là 0,125 gam trong 1 lít nước ở 25oC. Cần dùng thể tích nước tối thiểu là bao nhiêu lít để chiết được lượng rutin có trong 100 gam hoa hòe.
Trả lời: ………………………………………
Câu 24: Một mẫu hoa hòe được xác định có hàm lượng rutin là 26%. Người ta đun sôi hoa hòe với nước (100oC) để chiết lấy rutin. Biết độ tan của rutin là 5,2 gam trong 1 lít nước ở 100oC và là 0,125 gam trong 1 lít nước ở 25oC. Giả thiết rằng toàn bộ lượng rutin trong hoa hòe đã tan vào nước khi chiết. Làm nguội dung dịch chiết 100 gam hoa hòe trên từ 100 oC xuống 25oC thì thu được bao nhiêu gam rutin kết tinh.
Trả lời: ………………………………………
Câu 25: Độ tan trong nước của monosodium glutamate (mì chính hay bột ngọt) ở 60oC là 112 g/ 100 g nước; ở 25oC là 74 g/ 100 g nước. Khối lượng monosodium glutamate kết tinh khi làm nguội 212 g dung dịch monosodium glutamate bão hoà ở 60 oC xuống 25oC là m gam. Giá trị gần đúng của m là
Trả lời: ………………………………………
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Hoá học 11 kết nối bài 11: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ