Trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối tri thức Bài 15: nuôi cá ao

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: nuôi cá ao. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 15: NUÔI CÁ AO

 

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Thả cá giống vào ao theo cách nào sau đây là đúng?

A. Ngâm túi đựng cá giống trong nước ao từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.

B. Đổ cả túi cá xuống ao cùng lúc.

C. Bắt từng con cá giống thả xuống ao.

D. Ngâm túi đựng cá giống trong nước sục oxygen từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.

Câu 2: Có hình thức thu hoạch cá nào?

A. Thu tỉa

B. Thu toàn bộ

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 3: Độ trong thích hợp của nước ao nuôi cá ở khoảng nào sau đây?

A. từ 15 cm đến 20 cm.

B. từ 20 cm đến 30 cm.

C. từ 30 cm đến 40 cm.

D. từ 40 cm đến 50 cm.

Câu 4: Rắc vôi bột vào đáy ao có tác dụng gì?

A. Cải tạo độ mặn cho nước ao.

B. Tạo độ trong cho nước ao.

C. Tiêu diệt các mầm bệnh có trong đáy ao.

D. Tăng lượng vi sinh vật trong đáy ao để làm thức ăn cho cá.

Câu 5: Đo nhiệt độ của nước thực hiện theo mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 6: Trong nuôi cá thương phẩm, hằng ngày nên cho cá ăn hai lần vào thời gian nào sau đây?

A. 6 - 7 giờ sáng và 1 - 2 giờ chiều. 

B. 7- 8 giờ sáng và 2 - 3 giờ chiều.

C. 8 - 9 giờ sáng và 3 - 4 giờ chiều. 

D. 9- 10 giờ sáng và 4- 5 giờ chiều.

Câu 7: Tình trạng, chất lượng ao nuôi được thể hiện qua màu sắc của nước. Trong nuôi thủy sản, màu nước nào là tốt nhất?

A. Màu nâu đen

B. Màu cam vàng

C. Màu xanh rêu

D. Màu xanh nõn chuối

Câu 8: Đo độ trong của nước ao nuôi cá tiến hành theo mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 9: Vào mùa hè, nên thả cá giống vào ao nuôi vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

A. Buổi sáng sớm hoặc buổi trưa.

B. Buổi trưa hoặc buổi chiều mát.

C. Buổi chiều mát hoặc buổi tối.

D. Buổi sáng sớm, buổi chiều mát hoặc buổi tối.

Câu 10: Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm, cá nuôi?

A. Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả con giống tôm, cá và cho ăn đúng kĩ thuật.

B. Cho tôm, cá ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để tăng sức đề kháng.

C. Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm, cá.

D. Xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.

Câu 11: Sản phẩm nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp công nghiệp?

A. Nước mắm.

B. Mắm tôm.

C. Cá hộp.

D. Tôm chua.

Câu 12: Thức ăn tự nhiên của cá bao gồm:

A. Vi khuẩn

B. Thực vật thủy sinh

C. Động vật đáy

D. Mùn bã vô cơ

Câu 13:  Có mấy loại thức ăn của cá?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 14: Thức ăn nhân tạo không bao gồm loại thức ăn nào sau đây?

A. Thức ăn tinh

B. Thức ăn thô

C. Thức ăn hỗn hợp

D. Thức ăn hóa học

Câu 15: Ngô, đậu tương, cám thuộc loại thức ăn nào dưới đây?

A. Thức ăn tinh

B. Thức ăn thô

C. Thức ăn hỗn hợp

D. Thức ăn hóa học

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Đo nhiệt độ của nước có bước nào sau đây?

A. Nhúng nhiệt kế vào nước

B. Quan sát và đọc kết quả

C. Thu dọn dụng cụ và vệ sinh môi trường

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Nhiệt độ nước thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của đa số các loài cá là

A. từ 15 °C đến 20 °C.

B. từ 20 °C đến 25 °C.

C. từ 25 °C đến 28 °C.

D. từ 29 °C đến 32 °C.

Câu 3: Đo độ trong của nước ao nuôi cá có bước nào sau đây?

A. Thả đĩa Secchi xuống nước cho đến khi không nhìn thấy vạch đen – trắng hoặc xanh – trắng và ghi độ sâu.

B. Thả đĩa Secchi xuống sâu hơn rồi kéo lên cho đến khi thấy vạch đen – trắng hoặc xanh – trắng, ghi lại độ sâu của đĩa.

C. Thu dọn dụng cụ và vệ sinh môi trường

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Khi lấy nước mới vào ao nuôi cá cần chú ý vấn đề nào sau đây?

A. Lọc nước qua túi lưới nhằm tránh không cho cá tạp vào ao.

B. Khử trùng nước trước khi lấy nước vào ao.

C. Lọc nước qua túi lưới nhằm tránh không cho các vi sinh vật gây bệnh vào ao.

D. Sử dụng 50% nước cũ và 50% nước mới.

Câu 5: Người ta thường phòng trị bệnh cho cá bằng cách nào sau đây?

A. Trộn thuốc vào thức ăn của cá.

B. Tiêm thuốc cho cá.

C. Bôi thuốc cho cá.

D. Cho cá uống thuốc.

Câu 6: Cá sau khi nuôi bao lâu thì có thể thu hoạch?

A. 4 – 6 tháng.

B. 6 – 8 tháng.

C. 3 – 7 tháng.

D. 2 – 4 tháng.

Câu 7: Có mấy phương pháp thu hoạch cá?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 8: Cá rô phi đạt chuẩn thực phẩm nặng:

A. 0,2 kg/con.

B. 0,1 kg/con.

C. 0,8 – 1,5 kg/con.

D. 0,03 – 0,075 kg/con.

Câu 9: Phương pháp đánh tỉa thả bù có những ưu điểm gì?

A. Cung cấp thực phẩm tươi sống thường xuyên.

B. Tăng năng suất cá nuôi.

C. Dễ cải tạo tu bổ ao.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 10: Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ cá trong ao là:

A. Cho sản phẩm tập trung.

B. Chi phí đánh bắt cao.

C. Năng suất bị hạn chế.

D. Khó cải tạo, tu bổ ao.

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Nếu độ trong của nước ao lớn hơn 50 cm, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Thực vật phù du trong ao phát triển quá mạnh.

B. Ao giàu chất dinh dưỡng (phú dưỡng).

C. Ao nghèo dinh dưỡng, ít thực vật phù du.

D. Nước ao bị đục.

Câu 2: Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi tôm có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?

A. Độ trong của nước

B. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước

C. Nhiệt độ của nước

D. Muối hòa tan trong nước

Câu 3: Cho tôm, cá ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và không gây ô nhiễm môi trường nuôi?

A. Cho lượng thức ăn ít

B. Cho lượng thức ăn nhiều

C. Cho lượng thức ăn vừa đủ, cho ăn nhiều lần và theo quy định.

D. Phối hợp nhiều loại thức ăn và phối hợp bón phân hữu cơ vào ao.

Câu 4: Tại sao trong công đoạn chuẩn bị cá giống lại yêu cầu cá đồng đều về kích cỡ?

A. Để cá trong đàn cạnh tranh nhau thức ăn.

B. Hỉ vọng nhanh được thu hoạch.

C. Tránh tình trạng cá lớn nuốt cá bé.

D. Để tiết kiệm thức ăn và công chăm sóc.

Câu 5: Việc vệ sinh, xử lí ao nuôi trước khi cho nước sạch vào để nuôi tôm, cá có tác dụng gì?

A. Làm tăng chất lượng thức ăn trong ao nuôi

B. Diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho tôm, cá.

C. Làm giảm độ chua (PH) của nước trong ao nuôi

D. Giảm hiện tượng thiếu oxygen trong nước.

Câu 6: Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lí như thế nào?

A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí

B. Tháo nước cũ, thay bằng nước sạch

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 7: Lượng thức ăn cho cá ăn như thế nào là phù hợp?

A. Khoảng 1% - 3% khối lượng cá trong ao.

B. Khoảng 3% - 5% khối lượng cá trong ao.

C. Khoảng 5% - 7% khối lượng cá trong ao.

D. Khoảng 7% - 9% khối lượng cá trong ao.

Câu 8: Mục đích của việc bảo quản sản phảm cá là:

A. Hạn chế hao hụt về chất và lượng của sản phẩm.

B. Đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.

C. Đảm bảo mật độ nuôi.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9: Cá để ở nhiệt độ từ 2 – 8⁰C có thể giữ được trong:

A. 5 – 7 ngày.

B. 3 ngày.

C. 4 – 5 ngày.

D. 10 ngày.

Câu 10: Có mấy phương pháp bảo quản sản phẩm cá?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Tảo chứa bao nhiêu % chất béo?

A. 10 – 20%

B. 20 – 30%

C. 30 – 60%

D. 10 – 40%

Câu 2: Phân đạm, phân hữu cơ thuộc loại thức ăn nào dưới đây?

A. Thức ăn tinh

B. Thức ăn thô

C. Thức ăn hỗn hợp

D. Thức ăn hóa học

Câu 3: Trong các loại thức ăn dưới đây, loại nào là thức ăn tự nhiên của cá?

A. Tảo đậu

B. Rong đen lá vòng

C. Trùng tú trong

D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Chất dinh dưỡng hòa tan trong nước là thức ăn cho

A. Thức vật phù du

B. Vi khuẩn

C. Thực vật bậc cao

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Thực vật đáy, thực vật bậc cao là thức ăn cho

A. Động vật đáy

B. Chất vẩn

C. Tôm, cá

D. Vi khuẩn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay