Trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối bài 7: Giới thiệu về rừng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Giới thiệu về rừng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối bài 7: Giới thiệu về rừng
Trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối bài 7: Giới thiệu về rừng

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm:

A. Thực vật rừng và động vật rừng.

B. Đất rừng và thực vật rừng.

C. Đất rừng và động vật rừng.

D. Sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác.

Câu 2: Đâu là các thành phần sinh vật rừng?

1. Động vật.

2. Vi sinh vật.

3. Không khí.

4. Thực vật.

5. Nước.

6. Nấm.

7. Con người.

8. Máy tỉa cành.

A. 1, 2, 4, 6.

B. 1, 2, 4, 5.

C. 1, 2, 7, 8.

D. 1, 3, 5, 8.

Câu 3: Khái niệm về rừng:

A. Là một hệ sinh thái bao gồm hệ thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng.

B. Là một hệ sinh thái bao gồm hệ thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó hệ thực vật là thành phần chính của rừng.

C. Là loại rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

D. Đáp án khác.

Câu 4: Có bao nhiêu loại rừng?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 5: Các loại rừng ở Việt Nam là:

A. Rừng phòng hộ

B. Rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng.

C. Rừng sản xuất, rừng đặc dụng.

D. Rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

Câu 6: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò chính của rừng phòng hộ?

A. Sản xuất, kinh doanh gỗ và các loại lâm sản.

B. Bảo tồn nguồn gene sinh vật.

C. Bảo vệ đất, chống xói mòn.

D. Phục vụ du lịch và nghiên cứu.

Câu 7: Rừng phòng hộ được chia thành mấy loại?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 8: Các loại rừng phòng hộ là:

A. Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay.

B. Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

C. Cả A và B.

D. Đáp án khác.

Câu 9: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò chính của rừng sản xuất?

A. Bảo vệ nguồn nước.

B. Cung cấp gỗ và các loại lâm sản.

C. Hạn chế thiên tai.

D. Bảo vệ di tích lịch sử.

Câu 10: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò chính của rừng đặc dụng?

A. Chồng sa mạc hóa.

B. Điều hòa khí hậu.

C. Hạn chế thiên tai.

D. Bảo tồn nguyền gene quý hiếm.

Câu 11: Có bao nhiêu loại rừng đặc dụng?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 12: Các loại rừng đặc dụng là:

A. Vườn Quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên.

B. Vườn Quốc gia; rừng văn hóa – lịch sử.

C. Khu bảo tồn thiên nhiên; rừng văn hóa – lịch sử.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 13: Đâu là phát biểu đúng về những vai trò chính của rừng sản xuất?

1 – Bảo tồn nguồn gene sinh vật.

2 – Cung cấp gỗ, củi cho con người.

3 – Cung cấp nguồn dược liệu quý cho con người.

4 – Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

5 – Phục vụ nghiên cứu khoa học.

6 – Bảo vệ danh lam thắng cảnh.

A. 1, 2, 3.

B. 2, 3, 4.

C. 3, 4, 5.

D. 4, 5, 6.

Câu 14: Đâu là các phát biểu đúng về những vai trò chính của rừng đặc dụng?

1 – Bảo tồn nguồn gene thực vật.

2 – Bảo vệ di tích lịch sử.

3 – Mở rộng diện tích trồng trọt.

4 – Phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.

5 – Cung cấp nguồn gỗ quý cho con người.

6 – Phục vụ nghiên cứu khoa học.

A. 1, 2, 3, 4.

B. 2, 3, 4, 6.

C. 1, 2, 4, 6.

D. 3, 4, 5, 6.

Câu 15: Đâu không phải là vai trò của rừng phòng hộ?

1 – Bảo vệ nguồn nước.

2 – Bảo vệ đất, chống xói mòn.

3 – Chống sa mạc hóa.

4 – Chắn sóng biển, chống sạt lở.

5 – Bảo tồn nguồn gene quý hiếm.

6 – Điều hòa không khí, chống ô nhiễm môi trường

7 – Ngăn chặn sự xâm nhập mặn của biển.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Quan sát hình vẽ và cho biết (câu 1 – 6):

Câu 1: Vai trò của rừng được thể hiện trong hình a là:

A. Giữ ấm.

B. Cung cấp oxy.

C. Làm đồ dùng trong nhà.

D. Nơi trú cho động vật.

Câu 2: Vai trò của rừng được thể hiện trong hình b là:

A. Chắn gió, ngăn cản cát xa bờ.

B. Lấy gỗ.

C. Làm đồ dùng trong nhà.

D. Nơi trú cho động vật.

Câu 3: Vai trò của rừng được thể hiện trong hình c là:

A. Chắn gió, ngăn cản cát xa bờ.

B. Cung cấp oxy.

C. Giữ đất.

D. Nơi trú cho động vật.

Câu 4: Vai trò của rừng được thể hiện trong hình d là:

A. Lấy gỗ.

B. Chắn gió, ngăn cản cát xa bờ.

C. Giữ đất.

D. Nơi trú cho động vật.

Câu 5: Vai trò của rừng được thể hiện trong hình e là:

A. Lấy gỗ.

B. Chắn gió, ngăn cản cát xa bờ.

C. Giữ đất.

D. Nơi trú cho động vật.

Câu 6: Vai trò của rừng được thể hiện trong hình e là:

A. Cung cấp oxy.

B. Chắn gió, ngăn cản cát xa bờ.

C. Làm đồ dùng trong nhà.

D. Nơi trú cho động vật.

Câu 7: Hãy khoanh tròn vào tên gọi đúng của loại rừng ở hình ảnh minh họa.

A. Rừng trồng khai thác gỗ.

B. Rừng cau dừa.

C. Rừng ngập nước.

D. Rừng thông.

Câu 8: Theo em, ngành sản xuất có sử dụng nguyên liệu từ rừng là ngành nào sau đây?

A. Ngành sản xuất gỗ xây dựng.

B. Ngành sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ (mây, tre đan).

C. Ngành công nghiệp chế biến (nông sản).

D. Ngành sản xuất dược liệu.

Câu 9: Theo em, ngành sản xuất không sử dụng nguyên liệu từ rừng là ngành nào sau đây?

A. Ngành sản xuất gỗ xây dựng.

B. Ngành sản xuất bao bì bằng gỗ.

C. Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ.

D. Ngành sản xuất dược liệu.

Câu 10: Đâu là cách gọi sai tên loại rừng được phân loại theo mục đích sử dụng.

a. Rừng sản xuất.

b. Rừng đặc dụng.

c. Rừng tràm.

d. Rừng phòng hộ.

e. Rừng tự nhiên, rừng trồng.

A. a.

B. b.

C. c.

D. d.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Hãy nối tên loại rừng (cột A) với mô tả mục đích sử dụng (cột B) sao cho phù hợp.

A

 

B

1. Rừng phòng hộ

a. Được sử dụng chủ yếu để bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa và phục vụ du lịch.

2. Rừng đặc dụng

b. Được sử dụng chủ yếu để khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

3. Rừng sản xuất

c. Được sử dụng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế lũ lụt.

 

A. 1-a; 2-c; 3-b.

B. 1-a; 2-b; 3-c.

C. 1-b; 2-a; 3-c.

D. 1-b; 2-c; 3-a.

Câu 2: Cho biết tên rừng: Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình; vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định; rừng tràm Trà Sư, An Giang. Đây là loại rừng nào?

A. Rừng sản xuất.

B. Rừng phòng hộ.

C. Rừng đặc dụng.

D. Đáp án khác.

 

Câu 3: Theo em, rừng thông Bản Áng, Mộc Châu, Sơn La là loại rừng gì?

A. Rừng sản xuất.

B. Rừng phòng hộ.

C. Rừng đặc dụng.

D. Đáp án khác.

Câu 4: Hãy lựa chọn phương án đúng về lí do rừng được ví như lá phổi xanh của Trái Đất.

A. Khả năng chắn gió, bão của cây rừng.

B. Khả năng quang hợp của cây xanh hấp thụ CO2 và thải ra O2 giúp điều hòa khi hậu.

C. Khả năng cung cấp củi, gỗ cho con người.

D. Khả năng bảo tồn và lưu trữ nguồn gene sinh vật.

Câu 5: Rừng chắn cát ở nước ta tập trung ở đâu?

A. Vùng đầu nguồn các con sông.

B. Vùng đồng bằng.

C. Vùng ven biển.

D. Vùng trung du.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay