Trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối Bài 8: trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RỪNG

 

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trồng rừng bằng cây con có bầu chỉ phù hợp với các loài cây có bộ rễ phát triển, phục hồi nhanh như tràm, đước, …

B. Trồng rừng bằng cây con rễ trần tiết kiệm được công chăm sóc

C. Trồng rừng bằng hạt ít bị ảnh hưởng bởi chim, kiến hoặc thời tiết bất lợi

D. Trồng rừng bằng cây con có bầu có tỉ lệ sống thấp

Câu 2: Để bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào sau đây?

A. Bảo vệ rừng đầu nguồn

B. Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên

C. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép

D. Mở rộng diện tích rừng

Câu 3: Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm mấy bước?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 4: Trồng rừng đúng thời vụ có tác dụng nào sau đây?

A. Giúp tiết kiệm công lao động

B. Giúp cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt

C. Giúp tiết kiệm phân bón và thuốc trừ sâu

D. Giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm của rừng

Câu 5: Mục đích chăm sóc cây rừng sau khi trồng là gì?

A. Giúp cây con có khả năng chịu khô hạn

B. Giúp cây con có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển nhanh

C. Giúp cây con không bị sâu, bệnh hại

D. Giúp cho rễ của cây con cắm chắc vào đất

Câu 6: Theo em, việc làm hàng rào bảo vệ sau khi trồng rừng nhằm mục đích chính nào sau đây?

A. Bảo vệ cây rừng không bị các loại sâu, bệnh phá hại

B. Bảo vệ cây rừng không bị các loại động vật gây hại

C. Bảo vệ cây rừng không bị gió làm đổ

D. Bảo vệ cây rừng không bị con người phá hại

Câu 7: Cho các bước trong kĩ thuật trồng rừng bằng cây con có bầu như sau:

a) Rạch bỏ vỏ bầu

b) Tạo lỗ trong hố đất có chiều sâu lớn hơn chiều cao của bầu

c) Lấp và nén đất lần 1

d) Đặt bầu vào lỗ trong hố

e) Lấp và nén đất lần 2

g) Vun gốc

Thứ tự đúng của các bước là:

A. b - a - c - e - d - g

B. b - a - d - c - e - g

C. a - b - d - g - c - e

D. d - b - a - g - c - d

Câu 8: Biện pháp quan trọng bảo tồn rừng đặc dụng là:

A. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vườn quốc gia

B. bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có

C. đảm bảo duy trì và phất triển diện tích rừng

D. trồng rừng

Câu 9: Công việc nào dưới đây thuộc giai đoạn chuẩn bị cây con để trồng rừng?

A. Chuẩn bị phân bón lót cho cây.

B. Chọn cây con đủ tiêu chuẩn, sinh trưởng, phát triển tốt.

C. Làm sạch cỏ chỗ đào hố trồng cây.

D. Tưới nước để cây con sinh trưởng, phát triển tốt.

Câu 10: Ở các tỉnh miền Trung và miền Nam nước ta, thời vụ trồng rừng chính là:

A. mùa xuân và mùa hè

B. mùa xuân và mùa thu

C. trồng quanh năm

D. vào mùa mưa

Câu 11: Trồng cây con rễ trần hay được áp dụng trong trường hợp:

A. Cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe.

B. Đất tốt và ẩm.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 12: Thời vụ trồng rừng chính ở các tỉnh miễn Bắc nước ta là 

A. mùa xuân và mùa hè. 

B. mùa xuân và mùa thu.

C. mùa hè và mùa thu. 

D. mùa thu và mùa đông.

Câu 13: Ở các tỉnh miên Trung và miên Nam nước ta, thời vụ trồng rừng chính là 

A. mùa xuân và mùa hè. 

B. mùa xuân và mùa thu.

C. trồng quanh năm. 

D. vào mùa mưa.

Câu 14: Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm mấy bước?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 15: Trồng rừng đúng thời vụ có tác dụng nào sau đây? 

A. Giúp tiết kiệm công lao động.

B. Giúp cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt.

C. Giúp tiết kiệm phân bón và thuốc trừ sâu.

D. Giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm của rừng.

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Theo em, việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng nào sau đây?

A. Ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại

B. Hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại

C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rừng

D. Kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật đất

Câu 2: Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất có yêu cầu gì?

A. Phải lớn hơn chiều cao bầu đất.

B. Phải nhỏ hơn chiều cao bầu đất.

C. Phải đúng bằng chiều cao bầu đất.

D. Cả A, C đều đúng.

Câu 3: Có thể sử dụng máy bay không người lái để trồng rừng bằng phương pháp nào sau đây?

A. Trồng rừng bằng cây con có bầu

B. Trồng rừng bằng cây con rễ trần

C. Trồng rừng bằng gieo hạt

D. Trồng rừng bằng cây con có bầu hoặc cây con rễ trần

Câu 4: Những việc làm nào sau đây có tác dụng bảo vệ rừng?

1. Làm cỏ, chăm sóc rừng thường xuyên

2. Chăn thả gia súc (trâu, bò, …) trong khu vực rừng

3. Không mua bán, ăn thịt động vật hoang dã

4. Đốt rừng làm nương rẫy

5. Khai thác các loại gỗ quý hiếm càng nhiều càng tốt

6. Tích cực trồng rừng

7. Phòng chống cháy rừng

8. Tuyên truyền bảo vệ rừng

A. 1 - 2 - 3 - 5 - 6 - 8

B. 1 - 4 - 5 - 7 - 8

C. 1 - 3 - 6 - 7 - 8

D. 1 - 3 - 5 - 6 - 7

Câu 5: Với cây rừng trồng phân tán, người ta làm rào bảo vệ bằng cách nào?

A. Trồng cây dứa dại dày bao quanh khu rừng trồng

B. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh khu rừng trồng

C. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh từng cây

D. Trồng cây dứa dại dày bao quanh từng cây

Câu 6: Thời vụ trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc nước ta là:

A. mùa xuân và mùa hè

B. mùa xuân và mùa thu

C. mùa hè và mùa thu

D. mùa thu và mùa đông

Câu 7: Đâu không phải phát biểu đúng về nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng.

1. Cháy rừng

2. Đốt nương làm rẫy

3. Chặt phá rừng bừa bãi

4. Khai thác rừng không đúng cách

5. Chăn thả gia súc

6. Trồng rừng

7. Sử dụng đất rừng để xây dựng nhà ở

A. 2

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 8: Vì sao cần nén đất 2 lần khi trồng rừng bằng cây con?

A. Để rễ phát triển thuận lợi hơn.

B. Để đảm bảo gốc cây được giữ chặt, không bị đổ

C. Để cây hút được nhiều chất dinh dưỡng

D. Để rễ cây không bị ngập úng

Câu 9: Quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần gồm các bước theo thứ tự nào sau đây?

A. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Vun gốc → Lấp đất kín gốc cây.

B. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây.

C. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc

D. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Vun gốc → Lấp đất kín gốc cây.

Câu 10: Cần phát quang khi chăm sóc cây rừng mới trồng để

A. cây con không bị cây hoang dại chèn ép

B. cây con không gãy đổ khi mưa bão

C. bổ sung dinh dưỡng cho cây con

D. cung cấp đủ nước cho cây con

Câu 11: Theo em, việc làm hàng rào bảo vệ sau khi trồng rừng nhằm mục đích chính nào sau đây? 

A. Bảo vệ cây rừng không bị các loại sâu, bệnh phá hại.

B. Bảo vệ cây rừng không bị các loại động vật gây hại.

C. Bảo vệ cây rừng không bị gió làm đổ.

D. Bảo vệ cây rừng không bị con người phá hại.

Câu 12: Để bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào sau đây? 

A. Bảo vệ rừng đầu nguồn.

B. Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.

C. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.

D. Mở rộng diện tích rừng.

Câu 13: Biện pháp quan trọng bảo tồn rừng đặc dụng là 

A. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vườn quốc gia.

B. bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có.

C. đảm bảo duy trì và phát triển diện tích rừng.

D. trồng rừng

Câu 14: Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất có yêu cầu gì?

A. Phải lớn hơn chiều cao bầu đất.

B. Phải nhỏ hơn chiều cao bầu đất.

C. Phải đúng bằng chiều cao bầu đất.

D. Cả A, C đều đúng.

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Kích thước hố loại 1 làm đất trồng cây (chiều dài x chiều rộng x chiều sâu) là:

A. 30 x 30 x 30 cm

B. 30 x 40 x 30 cm

C. 40 x 40 x 40 cm

D. 40 x 40 x 30 cm

Câu 2: Có mấy bước trong kĩ thuật đào hố trồng cây rừng?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 3: Có bao nhiêu phát biểu đúng về trồng cây con có bầu.

1. Cây được trồng có đầy đủ rễ, thân, lá.

2. Tiết kiệm được thời gian trồng.

3. Tiết kiệm được thời gian chăm sóc.

4. Cây con có bộ rễ yếu, vì vậy cần chăm sóc cẩn thận sau trồng.

5. Cây con có tỉ lệ sống cao

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 4: Có bao nhiêu phát biểu đúng về trồng rừng bằng cây con rễ trần.

1. Cây được trồng có đầy đủ rễ, thân, lá.

2. Tiết kiệm được thời gian trồng.

3. Tiết kiệm được thời gian chăm sóc.

4. Phù hợp với hầu hết các loại cây rừng.

5. Cây con có tỉ lệ sống cao.

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 5: Có bao nhiêu phát biểu đúng về các công việc chăm sóc cây rừng.

1. Phát quang và làm cỏ dại.

2. Bón phân định kì.

3. Làm hàng rào bảo vệ.

4. Chăn thả gia súc.

5. Xới đất và vun gốc.

6. Đốt nương làm rẫy.

7.Tưới nước.

8. Tỉa và dặm cây.

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 6: Khi trồng cây rừng bằng cây con rễ trần nên nhúng bộ rễ cây vào dung dịch hồ trong bao lâu?

A. 5 – 10 phút.

B. 3 – 5 phút.

C. 15 – 20 phút.

D. 10 – 15 phút.

Câu 7: Có thể sử dụng máy bay không người lái để trồng rừng bằng phương pháp nào sau đây? 

A. Trồng rừng bằng cây con có bầu.

B. Trồng rừng bằng cây con rễ trần.

C. Trồng rừng bằng gieo hạt.

D. Trồng rừng bằng cây con có bầu hoặc cây con rễ trần.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Trồng rừng bằng cây con có bầu chỉ phù hợp với các loài cây có bộ rễ phát triển, phục hồi nhanh như tràm, đước,...

B. Trồng rừng bằng cây con rễ trần tiết kiệm được công chăm sóc.

C. Trồng rừng bằng hạt ít bị ảnh hưởng bởi chim, kiến hoặc thời tiết bất lợi.

D. Trồng rừng bằng cây con có bầu có tỉ lệ sống thấp.

Câu 9: Mùa trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là

A. Mùa xuân.

B. Mùa thu.

C. Mùa hạ.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 10: Theo em, việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng nào sau đây? 

A. Ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại.

B. Hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại.

C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rừng.

D. Kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật đất.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Dung dịch hồ rễ dùng để nhúng bộ rễ của cây con rễ trần trước khi trồng gồm:

A. 50% đất mùn, 50% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.

B. 60% đất mùn, 40% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.

C. 50% đất mùn, 50% phân chuồng hoai, 2-4% supe lân và nước.

D. 40% đất mùn, 60% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.

Câu 2: Khi đào hố trồng cây rừng người ta đem đất màu trộn với loại phân bón gì?

A. Phân hữu cơ ủ hoai.

B. Supe lân.

C. NPK.

D. Tất cả đều đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay