Trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức Bài 21: các nguồn lực phát triển kinh tế
Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21: các nguồn lực phát triển kinh tế. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG 9: CÁC NGUỒN LỰC, MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾBÀI 21: CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾA. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Trong các nguồn lực phát triển kinh tế của lãnh thổ, tài nguyên biển được xếp vào nhóm
A. Vị trí địa lí
B. Nguồn lực kinh tế – xã hội
C. Nguồn lực tự nhiên
D. Nguồn lực từ bên ngoài lãnh thổ.
Câu 2: Trong các nguồn lực phát triển kinh tế của lãnh thổ, thị trường được xếp vào nhóm
A. Nguồn lực kinh tế – xã hội.
B. Nguồn lực tự nhiên
C. Nguồn lực kinh tế – xã hội.
D. Không thuộc nhóm nào kể trên.
Câu 3: Nguồn lực là
A. các điều kiện tự nhiên trong nước ở dưới dạng tiềm năng được con người nghiên cứu đưa vào khai thác.
B. tổng thể các yếu tố trong nước không thể khai thác để phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ
C. tổng thế các yếu tố trong và ngoài nước được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ
D. các điều kiện kinh tế - xã hội ở cả trong và ngoài nước được khai thác để phát triển kinh tế của một lãnh thổ
Câu 4: Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực
A. nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội
B. nguồn lực bên trong và nguồn lực từ bên ngoài
C. Vốn đầu tư nước ngoài và thị trường
D. Vị trí địa lí và nguồn lực tự nhiên
Câu 5: Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò nào sau đây?
A. Làm giàu có về nguồn tài nguyên cung cấp nguyên liệu cho sản xuất
B. Lựa chọn chiến lược phát triển đất nước phù hợp với từng giai đoạn
C. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế
D. Tạo ra động lực thúc đẩy các cơ sở sản xuất hình thành và phát triển
Câu 6: Nguồn lực tự nhiên có vai trò như thế nào đối với quá trình sản xuất?
A. Cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất
B. Quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác
C. Ít ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất
D. Tạo động lực cho quá trình sản xuất
Câu 7: Căn cứ vào đâu để phân loại các nguồn lực?
A. Vai trò và mức độ ảnh hưởng
B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ
C. Thời gian và khả năng khai thác
D. Không gian và thời gian hình thành
Câu 8: Nguồn lực nào sau đây đóng vai trò là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất?
A. Đất, khí hậu, dân số
B. Sinh vật, đất, khí hậu
C. Dân số, nước, sinh vật
D. Khí hậu, thị trường, vốn
Câu 9: Yếu tố nào dưới đây không nằm trong nhóm nguồn lực tự nhiên?
A. Vị trí địa lí
B. Đất đai
C. Khí hậu
D. Nguồn nước
Câu 10: Nguồn lực phát triển kinh tế của một quốc gia không phải là
A. các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. nguồn nhân lực chất lượng cao
C. toàn bộ hệ thống tài sản quốc gia
D. lịch sử phát triển lãnh thổ tự nhiên
2. THÔNG HIỂU (5 Câu)
Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây không đúng về việc các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú nhưng nền kinh tế vẫn chậm phát triển?
A. Dân cư đông nên sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế
B. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ
C. Tài nguyên ít có giá trị về kinh tế, lợi nhuận thu về thấp
D. Nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ thấp, thiếu chuyên môn
Câu 2: Yếu tố nào sau đây không nằm trong nhóm nguồn lực kinh tế - xã hội?
A. Chính sách.
B. Khoáng sản
C. Vốn
D. Thị trường
Câu 3: Nguồn lực nào sau đây được xác định là điều kiện cần cho quá trình sản xuất?
A. Vị trí địa lí
B. Dân cư và nguồn lao động
C. Tài nguyên thiên nhiên
D. Đường lối chính sách
Câu 4: Nguồn lực nào dưới đây vừa là đối tượng sản xuất vừa là đối tượng tiêu dùng các sản phẩm?
A. Sinh vật
B. Lao động
C. Nguồn vốn
D. Thị trường
Câu 5: Để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, loại nguồn lực có vai trò quyết định là
A. nguồn lực bên trong
B. nguồn lực bên ngoài
C. tài nguyên thiên nhiên
D. vị trí địa lí
3. VẬN DỤNG (5 Câu)
Câu 1: Mối quan hệ chủ yếu giữa nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế được xác định là
A. quan hệ độc lập
B. quan hệ cạnh tranh
C. quan hệ phụ thuộc
D. quan hệ hợp tác, hỗ trợ
Câu 2: Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định được gọi là
A. các nhân tố ảnh hưởng
B. nguồn nhân lực
C. các điều kiện phát triển
D. nguồn lực
Câu 3: Trong các nguồn lực kinh tế - xã hội, nguồn lực nào quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển của một đất nước?
A. Dân số và nguồn lao động
B. Thị trường tiêu thụ
C. Chính sách và xu thế phát triển
D. Khoa học kĩ thuật và công nghệ
Câu 4: Các nguồn lực nào sau đây tạo thuận lợi (hay khó khăn) trong việc tiếp cận giữa các vùng trong một nước?
A. Vị trí địa lí.
B. Đất đai, biển
C. Lao động
D. Khoa học
Câu 5: Nguyên nhân nào sau đây không đúng về việc các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú nhưng nền kinh tế vẫn chậm phát triển?
A. Tài nguyên ít có giá trị về kinh tế, lợi nhuận thu về thấp
B. Dân cư đông nên sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế
C. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ
D. Nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ thấp, thiếu chuyên môn
4. VẬN DỤNG CAO (3 Câu)
Câu 1: Để tạo ra môi trường sản xuất hiện địa, linh hoạt giúp tăng năng suất lao động không cần đến nguồn lực nào?
A. Vốn đầu tư
B. Chính sách
C. Khí hậu
D. khoa học và công nghệ
Câu 2: Để có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững cần
A. phát triển nguồn lực tự nhiên
B. kết hợp nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài
C. đẩy mạnh và đầu tư các nguồn lực kinh tế - xã hội
D. quan tâm đến lợi thế của vị trí địa lí.
Câu 3: “Nhật Bản là một quần đảo nằm giữa biển khơi, chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, nghèo tài nguyên nhưng với một quyết tâm cam, chiến lược phát triển đúng đắn, Nhật Bản đã vươn trở thành một cường quốc kinh tế” dẫn chứng về
A. nguồn lực tự nhiên đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế
B. nguồn lực tự nhiên tạo lợi thế quan trọng nhưng không đóng vai trò quyết đinh đến phát triển kinh tế
C. nguồn lực kinh tế -xã hội đóng vai trò quan trọng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.
D. Tạo ra động lực thúc đẩy các cơ sở sản xuất hình thành và phát triển.
=> Giáo án địa lí 10 kết nối bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế