Trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức Bài 36: địa lí ngành du lịch

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 36: địa lí ngành du lịch. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 36: ĐỊA LÍ NGÀNH DU LỊCH

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Đâu không phải là vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế?

A. góp phần khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước

B. tạo nguồn thu cho đất nước

C. bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá

D. tạo nguồn thu cho đất nước

Câu 2: Đâu không phải là vai trò của ngành du lịch đối với các lĩnh vực khác?

A. đáp ứng nhu cầu tinh thần, phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho con người

B. bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá

C. tạo nguồn thu cho đất nước

D. tăng cường sự hiểu biết giữa các nước

Câu 3: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của nghành du lịch?

A. Du lịch vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của một ngành văn hoá – xã hội

B. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành nghề khác

C. Đáp ứng nhu cầu tinh thần, phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho con người

D. Hoạt động du lịch có tính mùa vụ, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố

Câu 4: Để tạo ra các sản phẩm du lịch cần nhân tố

A. Thị trường, nguồn nhân lực

B. tài nguyên du kịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn

C. cơ sở vật chất – kĩ thuật

D. các điều kiện kinh tế xã hội.

Câu 5: Nhân tố nào có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của ngành du lịch cũng như cơ cấu của các sản phẩm du lịch?

A. Cơ sở vật chất – kĩ thuật

B. Thị trường (khách du lịch)

C. Các điều kiện kinh tế xã hội.

D. Tài nguyên thiên nhiên

Câu 6: Nhân tố nào sau đây tạo môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho sự phát triển và phân bố du lịch?

A. Chính sách du lịch, an ninh, chính trị

B. Đặc điểm thị trường của khách du lịch

C. Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá.

D. Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngành du lịch.

Câu 7: Ngành du lịch có đặc điểm nào sau đây?

A. Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng và nhiều hoạt động

B. Nhu cầu của khách đa dạng, phong phú và thường có tính thời vụ.

C. Gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng

D. Sản phẩm thường được thực hiện theo các quy trình nghiêm ngặt.

Câu 8: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch?

A. Tài nguyên du lịch

B.  Nguồn nhân lực

C. Vị trí địa lí, tự nhiên

D. Đặc điểm thị trường.

Câu 9: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận điểm đến của khách du lịch?

A. Vị trí địa lí

B. Cơ sở hạ tầng

C. Nguồn nhân lực

D. Tài nguyên du lịch.

Câu 10: Nhân tố nào sau đây là cơ sở hình thành các điểm du lịch và sự đa dạng của sản phẩm du lịch?

A. Vị trí địa lí, các tài nguyên thiên nhiên

B. Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngành du lịch

C. Đặc điểm thị trường của khách du lịch

D. Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá

2. THÔNG HIỂU (5 Câu)

Câu 1: Loại hình du lịch nào dưới đây có vai trò lớn trong việc đáp ứng nhu cầu phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho con người.

A. Du lịch tham quan

B. Du lịch sinh thái

C. Du lịch nghỉ dưỡng,

D. Du lịch thể thao.

Câu 2: Loại hình du lịch nào dưới đây có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường?

A. Du lịch nghỉ dưỡng,

B. Du lịch sinh thái

C. Du lịch không gian.

D. Du lịch tham quan

Câu 3: Hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ do

A. vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của một ngành văn hoá - xã hội

B. là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành nghề khác

C. chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên

D. chịu tác động của khoa học - công nghệ

Câu 4: Đối với hoạt động du lịch, khoa học - công nghệ có tác động

A. tạo ra các sản phẩm du lịch

B. thay đổi hình thức, chất lượng của ngành.

C. đưa du lịch trở thành ngành kinh tế tổng hợp

D. làm cho du lịch vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc một ngành điểm của một ngành văn hóa – xã hội

Câu 5: Đối với việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là

A. sự phân bố tài nguyên du lịch

B. trình độ phát triển kinh tế

C. sự phân bố các điểm dân cư

D. cơ sở vật chất và hạ tầng

3. VẬN DỤNG (5 Câu)

Câu 1: Dựa vào hình 35 SGK trang 100 cho biết, Các nước có số lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch đứng hàng đầu thế giới năm 2019 là

A. Hoa Kỳ. Ai Cập. Trung Quốc, Ấn Độ

B. Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Bra-xin

C. Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên bang Nga. Ấn Độ

D. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha

Câu 2: Dựa vào hình 35 SGK trang 100 cho biết, Quốc gia có số lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch lớn nhất khu vực Đông Nam Á năm 2019

A. Xin-ga-po

B. Việt Nam

C. Ma-lai-xi-a.

D. Thái Lan.

Câu 3: Ngành dịch vụ nào sau đây được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói”?

A. Du lịch

B. Bảo hiểm

C. Ngân hàng

D. Y tế

Câu 4: Các nước có ngành du lịch phát triển nhất trên thế giới là

A. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Nhật Bản, Hàn Quốc

B. Thái Lan, Việt Nam, Singapo, Lào, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc

C. Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Singapo, Hungari, Liên Bang Nga

D. Liên Bang Nga, Thái Lan, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Campuchia

4. VẬN DỤNG CAO (3 Câu)

Câu 1: Di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta hiện nay là

A. Phố cổ Hội An

B. Thánh địa Mỹ Sơn

C. Vịnh Hạ Long

D. Hoàng thành Thăng Long

Câu 2: Tổ chức Du lịch Thế giới viết tắt là

A. USMCA.

B. UNWTO

C. WTO.

D. IMF.

Câu 3: Trung tâm du lịch lớn ở nước ta không phải là

A. Hà Nội

B. Hà Nam

C. Đà Nẵng

D. TP Hồ Chí Minh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay