Trắc nghiệm đúng sai Hóa học 12 cánh diều Bài 20: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Hoá học 12 Bài 20: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

BÀI 20: SƠ LƯỢC VỀ KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP DÃY THỨ NHẤT

Câu 1: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Từ kết quả phân tích phổ phát xạ nguyên tử của chromium (Z=24) dẫn đến nhận định rằng nguyên tử này phải có 6 electron độc thân.

a) Nếu nguyên tử chromium có 6 electron độc thân thì nguyên tử này chứa 6 ô orbital nguyên tử mà trong mỗi ô này chỉ có 1 electron.

b) Theo các quy ước về viết cấu hình electron thì cấu hình electron của nguyên tử chromium là [Ar]3d34s14p1.

c) Cấu hình electron của nguyên tử là [Ar]3d54s1 sẽ phù hợp với nhận định từ phổ phát xạ của nguyên tử chromium.

d) Cấu hình electron của nguyên tử phải luôn phù hợp với các quy ước về cấu hình electron.

Đáp án:

a) Đúng

b) Sai

c) Đúng

d) Sai

Câu 2:Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Theo IUPAC, nguyên tố chuyển tiếp là những nguyên tố có phân lớp d chưa được xếp (hoặc điền) đầy electron ở trạng thái nguyên tử hoặc ở trạng thái ion.

a) Calcium không phải là nguyên tố chuyển tiếp do không có phân lớp d trong cấu hình electron của nguyên tử.

b) Nguyên tử có Z = 30 là nguyên tố chuyển tiếp.

c) Nguyên tố có Z = 29 không phải là nguyên tố chuyển tiếp.

d) Nguyên tố chuyển tiếp có tính kim loại nên còn được gọi là nguyên tố kim loại chuyển tiếp.

Đáp án:

Câu 3:Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Hoà tan 0,422 g mẫu khoáng vật của sắt trong dung dịch sulfuric acid dư, sao cho tất cả lượng sắt trong quặng đều chuyển thành Fe2+, thu được dung dịch A. Chuẩn độ Fe2+ trong dung dịch A bằng chất chuẩn là dung dịch thuốc tím KMnO4 0,040 M. Khi sử dụng 23,50 mL thì phản ứng vừa qua điểm tương đương.

a) Nếu chỉ có Fe2+ trong dung dịch A tác dụng được với thuốc tím thì việc chuẩn độ dung dịch A sẽ giúp xác định được lượng nguyên tố sắt trong mẫu khoáng vật. Từ đó tính được % (theo khối lượng) của nguyên tố sắt có trong mẫu khoáng vật là 60,26%.

b) Trong quá trình chuẩn độ trên, cần nhỏ từ từ dung dịch thuốc tím từ burette vào bình tam giác chứa dung dịch A.

c) Cần thêm chất chỉ thị phù hợp vào bình tam giác chứa dung dịch A để xác định được thời điểm kết thúc quá trình chuẩn độ.

d) Cần lặp lại thí nghiệm chuẩn độ ít nhất 3 lần để bảo đảm tính chính xác của kết quả.

Đáp án:

Câu 4: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Cho các thông tin sau:

Cặp oxi hoá – khử

Thế điện cực chuẩn (V)

Fe3+/Fe2+

-0,77

Cr2O72- + 14H+/2Cr3+ + 7H2O

1,33

MnO4- + 8H+/Mn2+ + 4H2O

1,53

Biết Cr2O72- (aq) có màu cam và Cr3+ (aq) có màu xanh lá cây.

a) Trong môi trường acid, anion Cr2O72- (từ sự phân li của muối potassium dichromate, K2Cr2O7) có thế điện cực chuẩn thấp hơn của anion MnO4- (từ sự phân li của muối KMnO4).

b) Chuẩn độ được Fe2+ trong dung dịch gồm Fe2+, SO42- và H+ bằng dung dịch chứa chất chuẩn là KMnO4.

c) Không chuẩn độ được Fe2+ trong dung dịch gồm Fe2+, SO42- và H+ bằng dung dịch chứa chất chuẩn là K2Cr2O7.

d) Có diễn ra phản ứng oxi hoá – khử theo phương trình hoá học sau:

6Fe3+(aq) + 2Cr3+ (aq) + 7H2O(l) → 6Fe2+ (aq) + Cr2O72- (aq) + 14H+(aq).

Đáp án:

Câu 5: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Đem nung hỗn hợp A gồm 2 kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu trong không khí một thời gian, thu được 63,2g hỗn hợp B gồm 2 kim loại trên và hỗn hợp các oxide của chúng. Đem hoà tan hết lượng hỗn hợp B bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được 0,3 mol SO2.

a) Giá trị của x là nhỏ hơn 0,7 mol.

b) Trong bài tập, Fe là chất khử và nhường đi 3 electron.

c) Số mol O có trong hỗn hợp B là 0,9 mol.

d) Số mol Cu nhiều hơn số mol Fe.

Đáp án:

Câu 6: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Ngay cả ở nhiệt độ cao, magnesium không tác dụng với nước.

b) Có thể dùng lưu huỳnh để khử độc thuỷ ngân.

c) Bạc để lâu trong không khí có thể bị hoá đen do chuyển thành Ag2S.

d) Có thể dùng thùng bằng kẽm để vận chuyển HNO3 đặc, nguội. 

Đáp án:

Câu 7: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Cho 2,56 gam kim loại Cu phản ứng hoàn toàn với 25,2 gam dung dịch HNO3- 60% thu được dung dịch A. Biết rằng nếu thêm 210ml dung dịch KOH 1M vào A rồi cô cạn và nung sản phẩm thu được tới khối lượng không đổi thì được 20,76 gam chất rắn. 

a) Số mol HNO3 dư là 0,12 mol.

b) Dung dịch A chỉ có Cu(NO3)2.

c) Tỉ lệ số mol Cu(NO3)2 và số mol HNO3 phản ứng là: 1:2.

d) Số mol HNO3 bị khử là lớn hơn 0,03 mol.

Đáp án:

=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 20: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Hoá học 12 cánh diều cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay