Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 12 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Số nhóm amino và số nhóm carboxyl có trong một phân tử glutamic acid tương ứng là
A. 1 và 2.
B. 1 và 1.
C. 2 và 1.
D. 2 và 2.
Câu 2: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất rắn?
A. Dimethylamine.
B. Ethylamine.
C. Glycine.
D. Methylamine.
Câu 3: Cho các phản ứng:
H2N – CH2 – COOH + HCl → H3N+ - CH2 – COOH Cl
H2N – CH2 – COOH + NaOH → H2N – CH2 – COONa + H2O.
Hai phản ứng trên chứng tỏ acid aminoaxetic
A. chỉ có tính base.
B. chỉ có tính acid.
C. có tính oxi hoá và tính khử.
D. có tính chất lưỡng tính.
Câu 4: Aminoacetic acid (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch
A. Na2SO4.
B. NaOH.
C. NaNO3.
D. NaCl.
Câu 5: Enzyme xúc tác hiệu quả nhất ở điều kiện nào sau đây?
A. Nhiệt độ cao
B. Độ pH acid hoặc kiềm mạnh
C. Dung dịch muối có nồng độ cao
D. Nhiệt độ và độ pH thích hợp
Câu 6: Protein phản ứng với Cu(OH)2/OH- tạo sản phẩm có màu đặc trưng là
A. màu đỏ.
B. màu da cam.
C. màu vàng.
D. màu tím.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây là đúng nhất?
A. Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.
B. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử amino acid giống nhau tạo nên.
C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại amino acid tạo nên.
D. Protein có khối lượng phân tử lớn do nhiều phân tử aminoacetic acid tạo nên.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tripeptide Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biuret với Cu(OH)2/OH-.
B. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α -amino acid.
C. Tất cả các peptide đều có khả năng tham gia phản ứng thuỷ phân.
D. Trong phân tử dipeptide mạch hở có hai liên kết peptide.
Câu 9: Điều kiện nào sau đây không thích hợp để bảo quản polymer?
A. Nơi khô ráo, thoáng mát
B. Tránh ánh nắng trực tiếp
C. Tránh xa nguồn nhiệt
D. Sử dụng hóa chất để bảo quản
Câu 10: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) thành phân tử lớn (polymer) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng
A. trùng hợp.
B. thủy phân.
C. xà phòng hoá.
D. trùng ngưng.
Câu 11: Polymer thu được khi trùng hợp etilen là
A. Polybuta-1,3-diene.
B. Poly(vinyl chloride).
C. Polyethylene.
D. Polypropylene.
Câu 12: Tên gọi của polymer có công thức (-CH2-CHCl-)n là
A. poly(vinyl chloride).
B. polyethylene.
C. poly(methyl methacrylate).
D. polystyrene.
Câu 13: Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp?
A. tơ viscose và tơ acetate.
B. tơ nylon-6,6 và bông.
C. tơ tằm và bông.
D. tơ nylon-6,6 và tơ nitron.
Câu 14: Cao su Buna-S được điều chế bằng cách đồng trùng hợp
A. buta-1,3-diene và styrene.
B. buta-1,3-diene và sulfur
C. buta-2-ene và styrene.
D. buta-1,3-diene và nitrine.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
B. Tơ nylon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
D. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không gian.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................