Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 12 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Kim loại Cu khử được Fe2+ trong dung dịch.
B. Kim loại Al tác dụng được với dung dịch NaOH.
C. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.
D. Kim loại cứng nhất là Cr.
Câu 2: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là
A. Ag, Mg.
B. Cu, Fe.
C. Fe, Cu.
D. Mg, Ag.
Câu 3: Tính thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa - khử sau:
Eo(Zn2+/Zn), biết rằng Eopin(Zn-Cu) = 1,10V và Eo(Cu2+/Cu) = +0,34V.
A. -0,76 V.
B. 0,42 V.
C. - 0,38.
D. 0,24 V.
Câu 4: Polymer nào sau đây có tính dẻo cao nhất?
A. Poly(ethylene)
B. Poly(vinyl chloride)
C. Poly(methyl methacrylate)
D. Poly(phenol-formaldehyde)
Câu 5: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?
A. CH2 = CH – CH = CH2.
B. CH2 = CH – Cl.
C. CH3 – CH3.
D. CH2 = CH2.
Câu 6: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polymer là
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 7: Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polymer dùng để sản xuất tơ nitron?
A. CH2=CH-CN.
B. H2N-[CH2]5-COOH.
C. CH2=CH-CH3.
D. H2N-[CH2]6-NH2.
Câu 8: Có pin điện hóa được tạo thành từ những cặp oxi hóa - khử sau: Fe2+/Fe và Ag+/Ag
Hãy tính suất điện động của mỗi pin điện hóa, biết rằng: E0Ag+/Ag = + 0,8V; E0Fe2+/Fe = -0,44V.
A. 0,36V.
B. -1,24V.
C. 1,24V.
D. -0,36V.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
B. Tơ nylon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
D. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không gian.
Câu 10: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ viscose, tơ nylon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, số loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 11: Polymer nào sau đây được sử dụng để sản xuất chai lọ nhựa do có tính chất dẻo dai, mềm mại, không thấm nước và cách điện tốt?
A. Poly(ethylene) (PE).
B. Poly(vinyl chloride) (PVC).
C. Poly(amipite) (nylon).
D. Poly(isobutylene) (cao su thiên nhiên).
Câu 12: Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: cellulose acetate, viscose, nitron, nylon-6,6?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 13: Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông. Chúng ta có thể
A. gia nhiệt để thực hiện phản ứng đông tụ.
B. đốt và ngửi nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm.
C. dùng quỳ tím.
D. dùng phản ứng thủy phân.
Câu 14: Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanine. Nếu khối lượng phân tử của X là 50 000 amu thì số mắt xích alanine trong phân tử X là
A. 100.
B. 178.
C. 500.
D. 200
Câu 15: Chọn phát biểu sai.
A. Phần lớn enzyme là những polime xuất phát cho các phản ứng hóa học và sinh hóa.
B. Enzyme có tính chọn lọc cao mỗi enzyme xúc tác cho hai đến ba phản ứng nhất định
C. Tốc độ phản ứng có xúc tác enzyme thường nhanh hơn nhiều lần so với xúc tác hóa học.
D. Enzyme có nhiều ứng dụng quan trọng trong công nghệ sinh học.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................