Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều Bài 9: ứng phó với bạo lực học đường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: ứng phó với bạo lực học đường . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 9: ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Để phòng, chống bạo lực học đường, pháp luật nước ta quy định:

A. Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường và người khác

B. Không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng

C. Nhà trường, cha mẹ học sinh có trách nhiệm giáo dục học sinh về phòng, chống bạo lực học đường; phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa, can thiệp kịp thời và bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh trước các hành vi bạo lực học đường.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu không phải một biện pháp mà mỗi học sinh cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường?

A. Có lối sống lành mạnh, tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.

B. Thành lập hội nhóm, chèo kéo, o ép những người khác không phục tùng.

C. Thân thiện, hoà đồng và xây dựng tình bạn lành mạnh.

D. Kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực.

Câu 3: Đâu là một biện pháp mà mỗi học sinh cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường?

A. Khéo léo và kịp thời trong giải quyết các hiểu lầm, xích mích nhỏ.

B. Khi bị ai đó bạo lực, cần phải cương quyết đánh trả, không thể để cho nó thắng thế.

C. Tìm hiểu, tích cực tham gia vào các vụ việc bạo lực học đường.

D. Tập tham gia vào các tệ nạn xã hội để hiểu thêm về thế giới bên ngoài.

Câu 4: Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi học sinh không được phép:

A. Nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường.

B. Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.

C. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.

D. Chạy về nhà, mang theo súng đạn, dao kiếm để trả thù cho hả giận.

Câu 5: Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi học sinh cần:

A. Gọi số điện thoại đường dây nóng gọi xe cấp cứu 115.

B. Đổi mật khẩu để bảo vệ tài khoản mạng xã hội của cá nhân.

C. Khi chứng kiến bạo lực học đường, cần lôi kéo tham gia, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.

D. Tìm cách trả thù, đánh lại, tỏ thái độ thách thức.

Câu 6: Cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

A. Lưu lại những hình ảnh, bài viết trên mạng xã hội có tính chất bạo lực học đường để báo cáo với nhà trường.

B. Rủ bạn bè đi đánh lại nhằm giải quyết mâu thuẫn.

C. Viết bài/quay video trực tuyến nhằm nói xấu khi bị xúc phạm trên mạng xã hội.

D. Bỏ qua khi bị đánh để được yên ổn.

Câu 7: Cách ứng phó nào dưới đây là không phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

A. Báo với gia đình khi bị bạo lực để nhận được ý kiến xử lí học sinh có hành vi bạo lực với mình.

B. Chủ động can ngăn những hành vi bạo lực học đường.

C. Gọi đến số điện thoại của phòng Tư vấn tâm lí học đường hoặc số 111.

D. Báo cáo cơ quan công an khi bị đe doạ tính mạng.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: “Gần đây, H thường xuyên bị một nhóm bạn trong trường chặn đường, trêu chọc. Tuần này, nhóm bạn đó yêu cầu H phải mua đồ ăn cho họ thì sẽ không trêu chọc H nữa.”

Đâu là cách ứng phó hợp lí H nên làm cho tình huống trên.

A. H nên bỏ thuốc độc vào đồ ăn để giết chết cả nhóm bạn đó.

B. H nên thuê côn đồ về giã cho đám bạn kia một trận và đe doạ họ không được tiếp tục làm thế nữa.

C. H nên chia sẻ với bố mẹ, thầy cô, không đi học một mình, không nên phục tùng các yêu cầu của nhóm bạn kia.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: “Vì là một cầu thủ bóng đá giỏi, thường xuyên ghi bàn nên Lâm bị một số bạn ở đội bóng lớp 7B không thích và thường xuyên tìm cách gây sự.”

Đâu là cách ứng phó hợp lí Lâm nên làm cho tình huống trên.

A. Lâm nên dùng những cú đá uy lực của mình để đả thương tất cả những người gây sự như cái cách mà cậu ghi bàn.

B. Lâm nên bỏ học và đăng kí tham gia bóng đá chuyên nghiệp.

C. Lâm nên báo lại sự việc với bố mẹ, thầy cô, không tỏ thái độ khiêu chiến, thách thức, tránh va chạm với nhóm bạn đó.

D. Lâm nên gọi SOS ngay khi bị đánh để nếu có bị thương thì sẽ được đi cấp cứu ngay.

Câu 3: “T là bạn thân của Q, gần đây do có xích mích với các bạn nam trong lớp nên T bị lớp cô lập, không cho chơi cùng. Q rất muốn giúp T, nhưng lo sợ các bạn sẽ cô lập mình.”

Em nhận xét gì về thái độ của Q trong tình huống trên.

A. Thái độ của Q thể hiện sự bội nghĩa, bội tín, Q không phải là con người, thấy bạn gặp hoạn nạn lại không cứu giúp.

B. Thái độ của Q thể hiện sự khôn ngoan, tránh rước hoạ vào thân.

C. Thái độ của Q là đúng đắn vì chúng ta nên đi theo số đông.

D. Thái độ của Q thể hiện sự sợ sệt, né tránh. Cách làm của Q sẽ làm cho tình trạng bạo lực học đường phát triển.

Câu 4: “Gần đây em phát hiện ra A và một số bạn trong câu lạc bộ múa ở trường lén chụp hình H khi đang luyện tập, chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội và bình phẩm thiếu tích cực về H.”

Em nhận xét gì về hành vi bạo lực học đường trong tình huống trên.

A. Tình huống trên không có hành vi bạo lực học đường.

B. Hành vi của A và một số bạn này là hành vi bạo lực trực tuyến, gây tổn hại cho H. Hành vi này cần phải được loại bỏ.

C. Hành vi của A và một số bạn cho chúng ta thấy được những nét đẹp của H khi đang luyện tập.

D. Cả B và C.

Câu 5: Vì sao khi ứng phó với bạo lực học đường, ta cần tuân thủ các quy định của pháp luật?

A. Vì nếu không tuân thủ quy định của pháp luật thì chính chúng ta đang phạm luật, như thế ta sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

B. Vì nếu không tuân thủ quy định của pháp luật thì chính chúng ta cũng đang sử dụng bảo lực học đường.

C. Vì nếu ta không thể tuân thủ quy định của pháp luật, điều đó thể hiện sự yếu kém, sự hành xử nóng vội, thiếu suy nghĩ, ảnh hưởng đến cách người khác nghĩ về chúng ta sau này.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Hành vi, biểu hiện nào dưới đây là phù hợp để phòng ngừa bạo lực học đường?

A. Thân thiện với bạn bè trong trường, lớp.

B. Khéo léo giải quyết các xích mích, mâu thuẫn với bạn bè.

C. Chủ động thách thức người có hành vi bạo lực.

D. Lập nhóm bạn bè để đối phó với hành vi bạo lực.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: “Vào một ngày thứ bảy, lớp 7A Trường Trung học cơ sở M tổ chức đi tham quan danh lam thắng cảnh ở ngoại ô thành phố. Buổi chiều, trên đường trở về trường, H bị một bạn trong lớp chụp lại cảnh đang ngủ trên xe, sau đó đăng tải bức ảnh đó lên trên mạng Facebook cùng những lời lẽ không hay, có ý bêu riếu, xúc phạm H. H đã bật khóc ngay khi nhìn thấy tấm ảnh vì cảm thấy bị xúc phạm nặng nề.”

Hành vi đăng ảnh của người khác cùng những lời lẽ xúc phạm lên mạng xã hội có phải là hành vi bạo lực học đường không?

A. Có vì đây là hành vi bạo lực trực tuyến, làm tổn hại đến danh dự và nhân phẩm của H.

B. Có vì đây là hành vi này khiến cho chất lượng học tập của H bị giảm sút.

C. Không vì đây chỉ là một trò đùa vui nhưng H đã làm quá khi cho rằng mình bị xúc phạm.

D. Không vì H xứng đáng được chụp ở một tình huống đẹp hơn, để tôn lên cái thần thái của mình.

Câu 2: Đọc tình huống ở câu 1 phần Vận dụng. Theo em, trong trường hợp này H phải ứng phó như thế nào để chấm dứt bạo lực học đường từ bạn học trong lớp?

A. H không bị bạo lực học đường trong trường hợp này.

B. H nên báo cho thầy cô về việc làm không đúng của bạn học.

C. H nên báo cáo sai phạm của bài đăng đó trên Facebook.

D. Cả B và C.

Câu 3: “Từng là một nạn nhân của việc thoá mạ trên mạng xã hội, N là học sinh lớp 7, bị bịa đặt loan truyền trong lớp về những câu chuyện hoàn toàn sai sự thật về mình. Trong đó có chuyện bịa là N hay nhìn bài của bạn khi kiểm tra nên mới được điểm cao, hay chuyện chê N “béo như lợn”, “xấu tính”, và còn nhiều chuyện rất không hay về N và gia đình. Chỉ một thời gian sau, những lời nói xấu N bị đăng tải lên Facebook. Lúc đó có rất nhiều người hùa theo chửi bới N mà chẳng cần biết chuyện đúng hay sai sự thật. Từ đó N không sao chịu nổi và trở nên trầm cảm.”

Em nhận xét thế nào về hành vi của những bạn trong lớp đối với N?

A. Đó là những hành vi mang tính trêu đùa nhưng có hơi thái quá.

B. Đó là những hành vi mang tính bạo lực nhưng họ chỉ là những đứa trẻ chưa hiểu chuyện. Hơn nữa, không có lửa thì sao có khói, chính bản thân N cũng đã làm những điều sai trái.

C. Đó là những hành vi bạo lực học đường, gây tổn thương nặng nề về mặt tinh thần cho N. Đó là những hành vi đáng chê trách.

D. Đó là những hành vi bạo lực học đường, làm cho đối tượng bị bạo lực mất năng lực phản kháng. Đó là những hành vi có thể đẩy một người đến chỗ chết.

Câu 4: Đọc tình huống ở câu 3 phần Vận dụng. Em có thể tư vấn cho N như thế nào về cách ứng phó trong trường hợp này?

A. N nên hẹn những người nói xấu mình ra một nơi và sống mái với chúng rồi tự tử để khiến bọn chúng phải chịu tội giết người.

B. N nên thông báo chuyện này cho thầy cô, gia đình, những người bạn tốt để tìm cách chứng minh sự trong sáng của mình.

C. N nên chuyển sang nước ngoài sinh sống và cạch mặt vào cái trường của mình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Nếu chứng kiến trường hợp bạo lực học đường trong trường, trong lớp mình, ta sẽ làm gì để giúp người bị bạo lực?

A. Nếu có khả năng, ta sẽ can ngăn, hoà giải.

B. Thông báo với thầy cô về sự việc xảy ra.

C. Động viên, chỉ cho người bị bạo lực một số lưu ý để tránh bị như vậy lần nữa.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: “Do xích mích với nhau, hai bạn học sinh Trường Trung học cơ sở K to tiếng, cãi nhau ngay trước cổng trường sau giờ tan học; theo đó một bạn nữ đã xông vào đánh một nữ khác cùng trường nhưng khác lớp. Bạn bị đánh phản ứng, nhưng mỗi lần phản ứng thì lại càng bị đánh đau hơn. Nhiều bạn học sinh trong trường chứng kiến sự việc này nhưng không ai can ngăn; không những thế, một số bạn còn hô hoán, cổ vũ.”

Em đồng ý hay không đồng ý với cách phòng ngừa, ứng phó bạo lực của bạn học sinh bị bạo lực học đường? Vì sao?

A. Đồng ý. Vì anh hùng thì không thể chịu nhục được, dù có chết cũng phải đánh lại.

B. Đồng ý. Vì làm như vậy sẽ khiến người khác cảm thấy thương tình và giúp đỡ mình đánh lại bạn kia.

C. Không đồng ý. Vì làm như vậy chỉ khiến ta bị đánh thêm mà vấn đề chưa thể giải quyết ngay được. Dù ta có đánh thắng hay thua cũng sẽ có những câu chuyện không hay sau đó.

D. Không đồng ý. Vì bạn chưa gọi được thêm người mà đã nóng vội đánh lại như vậy thì rất dễ bị thua.

Câu 2: “Q là học sinh nam lớp 7, bị hai bạn nam ngồi cạnh hay trêu chọc cả trong và ngoài giờ học ở lớp. Hai bạn ấy có những hành động bạo lực như ném sách của Q, dùng sách đập vào đầu Q. Hai bạn ấy còn doạ, nếu mách cô giáo thì sẽ bị đánh. Không chịu được tình trạng này, sau một số lần bị trêu chọc Q đã báo với cô giáo chủ nhiệm lớp. Cô chủ nhiệm đã nói chuyện với hai bạn kia và Q, đồng thời yêu cầu chấm dứt những hành vi này. Được cô giáo nhắc nhở, lại được các bạn trong lớp góp ý, hai bạn cùng lớp nhận ra hành vi của mình là sai trái, từ đó không còn trêu chọc Q như trước nữa.”

Cách giải quyết của cô giáo chủ nhiệm trong tình huống trên có phù hợp khi ứng phó với bạo lực học đường không? Vì sao?

A. Phù hợp vì làm như vậy giúp cả lớp trở nên chăm học hơn, không quan tâm đến việc thực hiện các hành vi bạo lực học đường nữa.

B. Phù hợp vì làm như vậy sẽ giúp hai bạn nhận ra được sai phạm của mình và không làm chuyện bé xé ra to.

C. Không phù hợp vì hành vi của hai bạn gây ra tổn thương về mặt thể chất cho Q nên hai bạn phải bị kỷ luật thật nặng để răn đe tất cả.

D. Không phù hợp vì cách làm của cô là lạm quyền, không thể hiện được đức tính của một giáo viên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay