Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều bài 3: Học tập tự giác tích cực

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Học tập tự giác tích cực. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công dân 7 cánh diều (bản word)

1. NHẬN BIẾT (32 câu )

Câu 1: Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực đó là

A. Hoàn thành nhiệm vụ mà không cần ai nhắc nhở.

B. Chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao.  

C. Chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi. 

D. Tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô. 

Câu 2: Học tập tự giác, tích cực được thể hiện qua việc làm nào sau đây

A. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. 

B. Xác định đúng mục đích học tập.

C. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập? 

A. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.

B. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

C. Nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập.  

D. Tự hào về những truyền thống dân tộc mà ông cha để lại.

Câu 4: Tại sao chúng ta phải học tập tự giác, tích cực?

A. Giúp chúng ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.

B. Gặt hái nhiều thành công và được mọi người thừa nhận, tôn trọng. 

C. Giúp chúng ta có sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác.

D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.

Câu 5: Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

A. Được mọi người thừa nhận và tôn trọng. 

B. Bị bạn bè xa lánh, cô lập.

C. Vất vả hơn so với những người khác.

D. Có được sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông của mọi người. 

Câu 6: Ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực đối với bản thân mỗi học sinh?

A. Giúp chúng ta chủ động , sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập.

B. Thể hiện tinh thần lạc quan, tích cực của bạn trong cuộc sống. 

C. Thể hiện tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam.

D. Thể hiện tấm lòng tôn sư trọng đạo đối với thầy, cô giáo.

Câu 7: Người không có tinh thần học tập tự giác, tích cực có thể gánh chịu hậu quả nào sau đây?  

A. Kết quả học tập sa sút. 

B. Bản thân người học rơi vào tình trạng trì trệ, ỷ lại. 

C. Không mở rộng được hiểu biết. 

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Biểu hiện của tinh thần tự giác học tập đó là:

A. Làm bài tập khi thầy, cô giáo nhắc nhở. 

B. Lập thời khóa biểu học tập thời gian hợp lý và rõ ràng để luyện tính tự giác.

C. Cần siêng năng học tập, làm đầy đủ những yêu cầu thầy cô đưa ra, soạn bài mới trước khi đến lớp. 

D. Cả 2 phương án B, C đều đúng.

Câu 9: Điền vào chỗ trống sau: “Muốn đạt được kết quả cao trong học tập không có gì quan trọng bằng....”

A. Sự hạnh phúc.

B. Tấm lòng yêu thương.

C. Tinh thần học tập tự giác , tích cực.

D. Tinh thần bất khuất, kiên cường.

Câu 10: Học tập tự giác, tích cực được thể hiện qua những việc nào dưới đây ?

A. Xây dựng mục tiêu cho bản thân. 

B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích. 

C. Không có trách nhiệm thực hiện kế hoạch đã đặt ra. 

D. Chỉ tham gia các hoạt động khi được yêu cầu. 

Câu 11: Học tập tự giác, tích cực là

A. Chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao.  

B. Chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi. 

C. Tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô. 

D. Chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra. 

Câu 12: Học tập tự giác, tích cực được thể hiện qua việc làm nào sau đây

A. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.

B. Xác định đúng mục đích học tập.

C. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. 

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Tại sao chúng ta phải học tập tự giác, tích cực?

A. Giúp chúng ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.

B. Giúp chúng ta có sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác. 

C. Gặt hái nhiều thành công và được mọi người thừa nhận, tôn trọng. 

D. Cả 2 phương án A, C đều đúng.

Câu 14: Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập? 

A. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.

B. Nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập. 

C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

D. Tự hào về những truyền thống dân tộc mà ông cha để lại.

Câu 15: Người không có tinh thần học tập tự giác, tích cực có thể gánh chịu hậu quả nào sau đây?  

A. Kết quả học tập sa sút. 

B. Bản thân người học rơi vào tình trạng trì trệ, ỷ lại. 

C. Không mở rộng được hiểu biết.

D.Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực đối với bản thân mỗi học sinh?

A. Thể hiện tinh thần lạc quan, tích cực của bạn trong cuộc sống. 

B. Giúp bạn có thêm nghị lực vượt qua khó khăn, thử thách, vượt qua thất bại, củng cố niềm tin và tiến tới thực hiện ước mơ. 

C. Thể hiện tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam.

D. Thể hiện tấm lòng tôn sư trọng đạo đối với thầy, cô giáo.

Câu 17: Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

 A. Có được sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông của mọi người. 

 B. Bị bạn bè xa lánh, cô lập.

 C. Vất vả hơn so với những người khác.

 D. Được mọi người thừa nhận và tôn trọng. 

Câu 18: Chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Trách nhiệm của học sinh.

B. Học tập tự giác, tích cực.

C. Cần cù lao động.

D. Tinh thần hiếu học.

Câu 19: Biểu hiện của tinh thần tự giác học tập đó là

A. Làm bài tập khi thầy, cô giáo nhắc nhở.

B. Lập thời khóa biểu học tập thời gian hợp lý và rõ ràng để luyện tính tự giác.

C. Cần siêng năng học tập, làm đầy đủ những yêu cầu thầy cô đưa ra, soạn bài mới trước khi đến lớp. 

D. Cả 2 phương án B, C đều đúng.

Câu 20: Điền vào chỗ trống sau: “Học tập và trau dồi tri thức không ngừng luôn là chìa khoá chung để dẫn đến.......”

A. Thành công.

B. Hạnh phúc.

C. Yêu thương.

D. Sự tự chủ tài chính.

 

Câu 21: Học tập tự giác, tích cực được thể hiện qua những việc nào dưới đây ?

A. Không có trách nhiệm thực hiện kế hoạch đã đặt ra. 

B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích. 

C. Xây dựng mục tiêu cho bản thân. 

D. Chỉ tham gia các hoạt động khi được yêu cầu. 

Câu 22: Học tập tự giác, tích cực là gì? 

A. Chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo. 

B. Chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao. 

C. Tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô. 

D. Chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi. 



Câu 23: Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là gì? 

A. Chăm chỉ.

B. Tự ti. 

C. Khiêm tốn. 

D. Chây lười, ỷ lại. 

Câu 24: Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, mỗi học sinh cần phải làm những việc nào dưới đây ?

A. Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đặt ra. 

B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích. 

C. Xây dựng mục tiêu cho bản thân. 

D. Tích cực tham gia mọi hoạt động. 

Câu 25: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực ?

A. Thường xuyên nghỉ học để đi chơi. 

B. Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 

C. Không làm bài tập về nhà. 

D. Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.

Câu 26: Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực ?

A. Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập ;

B. Nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người. 

C. Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ

D. Cả hai phương án A và C đều đúng.

Câu 27: Tự giác học tập là

A. Chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người. 

B. Chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo.

C. Chỉ quan tâm đến công việc của lớp. 

D. Học trên lớp, về nhà không cần học. 

Câu 28: Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta những gì?  

A. Có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng. 

B. Nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn. 

C. Có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới. 

D. Thành công trong cuộc sống và được mọi người tin yêu, quý mến. 

Câu 29: Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được đức tính nào sau

đây?

A. Ý chí kiên cường, bền bỉ

B. Tự lập, tự chủ, khoan dung. 

C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ. 

D. Cả 2 phương án A, B.

Câu 30: Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên làm gì?

A. Làm việc riêng trong giờ học. 

B. Tiếp thu tri thức một cách thụ động

C. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.  

D. Chép bài của bạn trong giờ kiễm tra. 

Câu 31: Học sinh cần làm những gì để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập?

A. Bỏ bê công việc học để đi chơi

B. Cần góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập để các bạn đạt kết quả tốt hơn.  

C. Luôn mong sự giúp đỡ từ người khác. 

D. Dễ dàng từ bỏ khi gặp một vấn đề khó

Câu 32: Để thể hiện sự chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập, học sinh cần làm gì?

A. Học và làm bài đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài

B. Dễ dàng từ bỏ khi gặp một vấn đề khó 

C. Tích cực hợp tác khi học nhóm

D. Cả hai phương án A, C đều đúng.  

2. THÔNG HIỂU ( 17 câu)

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây là đúng khi nói về tính tự giác, tích cực trong học tập?

A. Mải chơi điện tử nên quên làm bài tập về nhà. 

B. Không tham gia thảo luận nhóm. 

C. Học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ. 

D. Không làm bài tập về nhà, ngủ trong giờ học.

Câu 2: Nhận định nào đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập ?

A. Người tích cực trong công việc thường bị lợi dụng và chịu thiệt thòi.

B. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.

C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.

D. Chỉ những bạn học kém mới cần tự giác, tích cực học tập.

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng khi bàn về học tập tự giác, tích cực?

A. Tự mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tất yếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này. 

B. Học tập tự giác, tích cực là tự mình học, tự mình làm mà không cần nghe ý kiến góp ý của bất kỳ ai.

C. Học tập tự giác, tích cực là chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra. 

D. Nhận định A, C đều đúng. 

Câu 4: Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự học tập tự giác, tích cực?

A. Chủ động trong nhiệm vụ học tập, không để ai phải nhắc nhở. 

B. Từ chối tham gia những hoạt động, cuộc thi tại trường, lớp.

C. Luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập.

D. Đối với bài tập nhóm luôn hoàn thành đúng hạn và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình.

Câu 5: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập ?

A. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.

B. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.

C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.

D. Chỉ những người đang trong hoàn cảnh khó khăn mới cần tích cực, tự giác trong công việc.

Câu 6: Ý kiến nào sau đây là không đúng khi bàn về học tập tự giác, tích cực?

A. Học tập tự giác , tích cực là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đạt được mơ ước

của bản thân.

B. Trong mọi hoàn cảnh đều nên cố gắng hoàn thiện mục tiêu học tập đã đặt ra.

C. Chỉ cần tự giác , tích cực với môn học mình yêu thích là được .

D. Để mở rộng kiến thức , rèn luyện các kĩ năng cho bản thân , chúng ta cần phải học tập tự giác , tích cực .

Câu 7: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của tự giác, tích cực trong học tập ?

A. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.

B. Người tự giác, tích cực trong học tập sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

C. Tự giác, tích cực giúp chúng ta không ngừng tiến bộ trong học tập.

D. Tự giác, tích cực trong học tập giúp nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người.

Câu 8: Ý kiến nào sau đây là đúng khi bàn về học tập tự giác, tích cực?

A. Học sinh tự giác, tích cực sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

B. Chỉ các bạn học giỏi mới cần tự giác, tích cực trong học tập.

C. Khi thầy cô giao bài tập, chỉ cần làm đủ, không cần phải đúng.

D. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

Câu 9: Ý kiến nào sau đây là đúng khi bàn về lợi ích của việc học tập tự giác, tích cực?

A. Việc học tập tự giác, tích cực thu được nhiều tiền.

B. Việc học tập tự giác, tích cực có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.

C. Việc học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta nắm giữ những chức vụ cao trong cộng đồng.

D. Việc học tập tự giác, tích cực đạt được mọi mục đích.

Câu 10: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện ở người học tập tự giác , tích cực?

A. có mục tiêu học tập rõ ràng. 

B. chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra. 

C. Ít khi tham gia những hoạt động, cuộc thi tại trường, lớp.

D. hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.

Câu 11: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự học tập tự giác, tích cực?

A. Chủ động trong nhiệm vụ học tập, không để ai phải nhắc nhở. 

B. Luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập.

C. Từ chối tham gia những hoạt động, cuộc thi tại trường, lớp.

D. Cả 2 phương án A, B.

Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng khi bàn về học tập tự giác, tích cực?

A. Tự mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tất yếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này. 

B. Học tập tự giác, tích cực là chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra. 

C. Học tập tự giác, tích cực là tự mình học, tự mình làm mà không cần nghe ý kiến góp ý của bất kỳ ai.

D. Nhận định A, B đều đúng. 

Câu 13: Nhận định nào đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập ?

A. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công. 

B. Chỉ những bạn học kém mới cần tự giác, tích cực học tập.

C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.

D. Người tích cực trong công việc thường bị lợi dụng và chịu thiệt thòi.

Câu 14: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập ?

A. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.

B. Chỉ những người đang trong hoàn cảnh khó khăn mới cần tích cực, tự giác trong công việc.

C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.

D. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.

Câu 15: Ý kiến nào sau đây là đúng khi bàn về lợi ích của việc học tập tự giác, tích cực?

A. Việc học tập tự giác, tích cực thu được nhiều tiền.

B. Việc học tập tự giác, tích cực đạt được mọi mục đích.

C. Việc học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta nắm giữ những chức vụ cao trong cộng đồng.

D. Việc học tập tự giác, tích cực có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.

Câu 16: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của tự giác, tích cực trong học tập ?

A. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.

B. Tự giác, tích cực trong học tập giúp nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người.

C. Tự giác, tích cực giúp chúng ta không ngừng tiến bộ trong học tập.

D. Người tự giác, tích cực trong học tập sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

Câu 17: Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực ?

A. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập. 

B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở. 

C. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học.  

D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao. 


3. VẬN DỤNG (9 câu)

Câu 1: Câu tục ngữ nào dưới đây đề cao tinh thần học tập tự giác, tích cực? 

A. Đường dài mới biết ngựa hay.

B. Học hành vất vả kết quả ngọt bùi. 

C. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.. 

Câu 2: Câu ca dao nào dưới đây thể hiện tinh thần học tập tự giác, tích cực?

A. Thiếu cơm thiếu áo chẳng màng/ Thiếu tình đoàn kết, xóm làng không vui.

B. Một hòn chẳng đắp nên non/ Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn.

C. Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài/ Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.

D. Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Câu 3: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây không nói về tinh thần học tập tự giác, tích cực? 

A. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.

B. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

C. Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.

D.Học khôn đến chết, học nết đến già.

Câu 4: Em đồng ý với tình huống nào sau đây khi bàn về học tập tự giác, tích cực?

A.Tiến thường cố gắng hoàn thành bài tập trước thời hạn.

B. Mỗi khi gặp bài khó, Cúc thường lên mạng tìm lời giải và chép đáp án vào cho nhanh.

C. Mỗi khi làm bài tập nhóm, Biên luôn nộp bài chậm và nhờ các bạn hoàn thành nhiệm vụ  được nhóm phân công. 

D. Danh thường từ chối mỗi khi được lớp phân công tìm tài liệu cho bài thuyết trình. 

Câu 5: Hành động nào sau đây thể hiện đúng với tinh thần học tập tự giác, tích cực?  

A. Gặp bài tập khó, ngay lập tức Hùng gọi điện nhờ Giáp giúp. 

B. Hai chị em Na luôn chủ động trong học tập. 

C. Mỗi tối, Tuấn thường xem phim đến tận khuya, khi mẹ nhắc nhở mới làm bài tập.

D. Ban đêm, Tùng thường lên mạng xã hội để nói chuyện với mọi người. 

Câu 6: Tình huống nào dưới đây thể hiện không có tinh thần tự giác học tập tích cực?

A. Phúc rất thích tìm hiểu về các quốc gia trên thế giới. Vì thế, bạn ấy luôn tìm đọc các sách, báo về địa lí. 

B. Mỗi khi không có sự nhắc nhở của bố mẹ, Mận sẽ dành thời gian chơi cùng các bạn trong ngõ, sau đó mới vội vàng làm bài tập. 

C. Trung rất hăng hái phát biểu xây dựng bài. 

D. Hà Anh luôn chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài. 



Câu 7: Những lời nói nào sau đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Còn ba bài nữa thôi . Cố lên.

B. Mình sẽ xem lại bài giảng của cô đế giải cho bằng được bài này.

C. Mình sẽ quyết tâm đạt kết quả như kế hoạch đã lập ra .

D. Con đã ôn bài chưa ?- “Đã kiểm tra ngay đâu mà bố mẹ lo”.

Câu 8: Từ khi được bố mẹ mua cho điện thoại thông minh, Hiếu có biểu hiện sa sút trong học tập. Mỗi buổi tối, thay vì ngồi vào bàn học bài, Hiếu sử dụng điện thoại và nói dối bố mẹ là tìm tài liệu hoặc trao đổi việc học với bạn. Đến cuối học kì, kết quả học tập của Hiếu giảm sút nên bố mẹ quyết định không cho Hiếu sử dụng điện thoại nữa. Em có nhận xét gì về bạn Hiếu?

A. Bạn Hiếu chưa tích cực, tự giác trong học tập. 

B. Bạn Hiếu là người chưa biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với gia đình.

C. Bạn Hiếu là người không trung thực vì Hiếu được mua cho điện thoại thông minh để học tập nhưng bạn không lo học tập mà chỉ sử dụng điện thoại làm việc riêng và nói dối bố mẹ.

D. Cả hai phương án A, C đều đúng.

Câu 9: Hà thường tự giác trong học tập, nhất là khi làm việc nhóm. Hà cho rằng nhóm có nhiều người nên mỗi thành viên phải tự giác, chủ động thực hiện nhiệm vụ. Không những thế, Hà còn xây dựng kế hoạch cải thiện khả năng thuyết trình của mình một cách chủ động và đầy quyết tâm. Việc làm của Hà thể hiện Huế là người như thế nào?

A. Hà là người yêu nước, đoàn kết và dũng cảm. 

B. Hà là học sinh có tinh thần học tập tự giác, tích cực. 

C. Hà là người có tính cần cù, kiên trì trong lao động. 

D. Hà là người có tôn sư trọng đạo và hiếu thảo.

Câu 10: Nam là học sinh lớp 7A. Do kinh tế gia đình khó khăn nên bố mẹ Nam phải làm nhiều công việc khác nhau và không thể dành nhiều thời gian cho Nam. Dù vậy, Nam luôn chủ động trong học tập, đặt mục tiêu cụ thể và quyết tâm thực hiện bằng sự cố gắng, nỗ lực cao. Kết quả là Nam luôn học tốt và được thầy, cô giáo khen ngợi. Em có nhận xét gì về bạn Nam?

A. Nam là một người biết quản lý thời gian hiệu quả. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn vẫn luôn chủ động và quyết tâm, nổ lực để học tốt.

B. Nam là người biết tích cực, tự giác trong học tập. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn vẫn luôn chủ động và quyết tâm, nổ lực để học tốt.

C. Nam là người yêu nước, có tinh thần tự tôn dân tộc. 

D. Nam là người có tấm lòng yêu thương, biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với mọi người xung quanh.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Nhóm 2 của lớp 7E bao gồm: Huế, Ngọc và Thảo. Các bạn đang thảo luận về chủ đề học tập tự giác, tích cực. Bạn Huế cho rằng hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ học tập thầy cô giáo giao là học tập tự giác, tích cực. Ý kiến của bạn Thành cho rằng học tập tự giác, tích cực là phải đặt ra mục tiêu học tập thật cao để có động lực phấn đấu. Bạn Ngọc lại cho rằng ngày nào cũng có đống bài tập, khi nào thầy cô, bố mẹ nhắc nhở mình hoàn thành cũng không sao. Nếu em là Thảo, em có ý kiến gì về điều này?

A. Theo em, ý kiến của bạn Huế là đúng. Học tập tự giác, tích cực chính là hoàn thành đầy đủ các bài tập, nhiệm vụ mà thầy cô giáo giao.

B. Theo em, ý kiến của bạn Huế cũng đúng nhưng chưa đủ. Chúng ta còn cần phải vận dụng những điều thầy cô giáo dạy vào cuộc sống nữa. Đó mới là ý nghĩa thật sự của việc học.

C. Theo em, ý kiến của bạn Ngọc là đúng. Thầy cô giáo ngày nào cũng giao bài tập, khi nào thầy cô nhắc nhở thì mình hoàn thành, ấy vẫn là hoàn thành bài tập và nhiệm vụ được giao mà.

D. Theo em, ý kiến của bạn Thành là đúng, bởi ngoài việc hoàn thành bài tập, nhiệm vụ mà thầy cô giao, chúng ta phải phấn đấu làm thêm thật nhiều bài khó.

Câu 2: Hiến là học sinh mới của lớp 7A. Vì điểm bài kiểm tra môn Tiếng Anh quá thấp so với các bạn, Hiến tự hứa với bản thân rằng: “Mình sẽ cố gắng học thật chăm chỉ để giỏi tiếng Anh hơn !". Nếu em là Hiến, em sẽ làm gì để học giỏi môn Tiếng Anh ?

A. Cố gắng học Tiếng Anh thật chăm chỉ, học càng nhiều càng tốt, bất kể ngày đêm. 

B.Học Tiếng Anh vào buổi tối, đặc biệt thường xuyên học vào buổi đêm cho yên tĩnh, dễ tiếp thu kiến thức hơn. 

C. Xác định mục đích học tập là để giỏi Tiếng Anh hơn, sau đó lập thời gian biểu khoa học, hợp lí và quyết tâm thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

D. Không học những môn khác, chỉ dành thời gian để ôn luyện môn Tiếng Anh nhằm đạt được mục tiêu đề ra là học giỏi Tiếng Anh trong thời gian nhanh nhất. 

Câu 3: Vào sáng Chủ nhật, Ngọc qua nhà thấy Hiếu đang xem lại các bài tập môn Tiếng Anh. Ngọc thắc mắc: “Sao cậu ôn bài sớm thế ? Ui giời, còn đến hai tuần nữa mới thi mà, chưa phải ôn đâu. Mấy bạn ở lớp đã có ai ôn đâu. Thôi, gấp sách lại, chúng mình đi chơi đi!”. Hiếu đáp: “Nhưng mà, đến lúc thi mới ôn bài thì tớ sợ không kịp mất. Hay cậu và tớ cùng ôn bài chung nhé!”.  Ngọc băn khoăn trước đề nghị của Hiếu. Nếu em là Ngọc, em sẽ làm gì?

A. Nói với Hiếu rằng thời gian đang còn nhiều mà hôm nay là ngày nghỉ Chủ nhật, Hiếu nên đi chơi để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi thì mới học tập hiệu quả được.

B.Vào nhà và cùng ôn bài với Hiếu để chuẩn bị tốt cho bài thi Tiếng Anh sắp tới.

C. Khuyên Hiếu không nên ôn bài sớm như vậy vì từ giờ đến lúc thi còn thời gian 2 tuần nữa, Hiếu sẽ quên mất những gì đã ôn tập.

D. Cả hai phương án A, B đều đúng. 

Câu 4: Trà thấy các bạn đang tập văn nghệ và nghĩ: “Mình muốn đi học thanh nhạc mà trung tâm văn hoá ở xa nhà mình quá!”. Tuy nhiên, ba mẹ của Trà có quan điểm cho rằng chỉ nên đi học thêm những môn văn hóa như Toán, Văn, Anh, đối với những bộ môn năng khiếu nghệ thuật thì không cần thiết phải dành thời gian học thêm. Nếu là Trà, em sẽ làm gì?

A. Em sẽ thuyết phục bố mẹ rằng bộ môn nào có những lợi ích nhất định trong cuộc sống. “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, không chỉ mỗi kiến thức văn hóa, chúng ta cần trang bị rất nhiều kĩ năng và kiến thức xã hội nữa. 

B. Em sẽ hỏi ý kiến bố mẹ và không đi học nữa nếu di chuyển bất tiện, tốn thời gian.

C. Em sẽ hỏi ý kiến bố mẹ, xem bố mẹ có cách nào để di chuyển thuận lợi không.

D. Cả 2 phương án A, C đều đúng.

=> Giáo án công dân 7 cánh diều bài 4: Học tập tự giác, tích cực (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay