Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều Bài 8: bạo lực học đường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: bạo lực học đường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Bạo lực học đường là hành vi như thế nào?

A. Là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

B. Là hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

C. Là hành vi cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu không phải là một biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Vu khống, đổ lỗi cho người khác.

B. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập

C. Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm

D. Chiếm đoạt, huỷ hoại gây tổn thất tài sản của người khác.

Câu 3: Sử dụng hình ảnh cá nhân để uy hiếp, đe doạ, ép buộc người khác làm theo ý mình là biểu hiện của:

A. Hành vi bạo lực thể chất

B. Hành vi bạo lực về tinh thần

C. Hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản

D. Hành vi bạo lực trực tuyến

Câu 4: Đâu là một nguyên nhân chủ quan của bạo lực học đường?

A. Những tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

B. Trong lớp có một bạn nào đó có năng lực học tập vượt trội

C. Những kích thích từ môn Giáo dục công dân.

D. Sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm.

Câu 5: Đâu là một nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường?

A. Sự suy đồi của hệ thống chính trị và tình hình kinh tế.

B. Sự vượt trội về mặt thể chất của một số học sinh

C. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình

D. Tính cách nông nổi, bồng bột.

Câu 6: Hậu quả của bạo lực học đường đối với người gây ra bạo lực là gì?

A. Có thể bị tổn thương về thể chất, tinh thần

B. Có thể bị lệch lạc nhân cách

C. Có thể phải chịu các hình thức kỉ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Hậu quả của bạo lực học đường đối với người bị bạo lực là gì?

A. Có thể bị đưa đi tù nếu không thể chịu đựng được bạo lực.

B. Có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.

C. Có thể mất năng lực vượt lên số phận.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Hậu quả của bạo lực học đường đối với gia đình là gì?

A. Gây ra áp lực về học tập thi cử cho con cái.

B. Gây ra không khí căng thẳng, bất an, tổn hại về vật chất.

C. Gây ra những nỗi lo về tính chất của các bộ phim chất lượng kém

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Cho những hành vi sau:

1. Nói xấu, xúc phạm bạn khi bạn không chép bài cho mình.

2. Đánh hội đồng bạn học cùng trường vì không chịu làm “ôsin” sai vặt trong lớp.

3. Giận bạn vì bạn không cho mình nhìn bài.

4. Lăng mạ bạn khi bạn không chơi với nhóm của mình.

5. Đánh bạn cùng trường vì cho là nhìn đểu mình.

6. Lập nhóm đánh nhau với nhóm ở lớp khác.

Hành vi nào là bạo lực học đường?

A. 1, 2, 3

B. 3

C. 5

D. 2, 4, 6

Câu 3: Hành vi “Lấy đồ ăn sáng của bạn khác” có phải là bạo lực học đường không?

A. Có vì đây là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác.

B. Có vì đây là hành vi thiếu tôn trọng, gây tổn hại về tinh thần cho người khác.

C. Có vì đây là hành vi gây tổn hại về thể chất cho người khác, cụ thể là người khác sẽ mất ăn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Hành vi “Véo tai, giật tóc một bạn khi đang nô đùa” có phải là bạo lực học đường không?

A. Có vì đây là hành vi hành hạ, ngược đãi người khác.

B. Có vì đây là hành vi vừa gây tổn hại về mặt thể xác, vừa gây tổn hại về tinh thần cho người bị bạo lực.

C. Không vì đây chỉ là hành vi trong lúc nô đùa, không gây ra sự tổn hại về thể chất hay tinh thần.

D. Không vì đây là một hành vi phạm pháp luật, chứ không phải chỉ ở mức bạo lực học đường.

Câu 5: “K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, K đã hẹn gặp C để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, khi gặp nhau, hai bạn đã xảy ra xô xát.”

Ai là người bị bạo lực học đường trong tình huống trên?

A. K

B. C

C. Cả K và C.

D. Không có ai.

Câu 6: “K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, K đã hẹn gặp C để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, khi gặp nhau, hai bạn đã xảy ra xô xát.”

Nguyên nhân gây ra bạo lực học đường trong tình huống trên là gì?

A. Sự thiếu hụt các kĩ năng sống khi xảy ra biến cố cuộc sống dẫn đến thiếu tự chủ, thiếu kiểm soát cảm xúc.

B. Do học sinh lớp 7 luôn có tính cách mạnh mẽ, hiếu thắng, luôn muốn đánh bại người khác.

C. Cả A và B.

D. Tình huống không phải là bạo lực học đường.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: “Vào tháng 3/2020, trên mạng xã hội lan truyền clip ba nữ sinh lớp 7 đánh hội đồng, vung tay tát liên tục vào mặt một nữ sinh lớp 8, vì nữ sinh này dám “xưng chị, gọi em trên Facebook”. Đáng chú ý, trong đoạn clip này, các bạn học sinh còn đưa điện thoại để bạn quay lại sau đó đăng tải lên mạng xã hội vào tối cùng ngày. Trong khi đó, những bạn khác đứng ngoài chỉ nhìn xem và không hề can ngăn. Hậu quả, nữ sinh lớp 8 này bị xây xát mặt, bầm vùng thái dương hai bên.”

Em hãy chỉ ra những hành vi có tính chất bạo lực học đường của các nữ sinh qua sự việc trên.

A. Đánh hội đồng, vung tay tát liên tục vào mặt một nữ sinh lớp 8

B. Đăng clip sỉ nhục nữ sinh lớp 8 lên mạng

C. Chỉ đứng nhìn xem vụ đánh nhau mà không can ngăn.

D. Cả A và B.

Câu 2: Đọc tình huống ở câu 1 phần Vận dụng. Em nhận xét thế nào về biểu hiện, việc làm của các bạn chứng kiến sự việc trên?

A. Việc đứng nhìn của các bạn đó là mấu chốt trong việc đưa đoạn clip trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

B. Việc đứng nhìn của các bạn đó thể hiện thái độ thờ ơ, lãnh đạm, hoặc coi đánh nhau như thế là một trò hay. Đây là một việc làm đáng lên án.

C. Việc đứng nhìn của các bạn đó tạo nên một bối cảnh phù hợp với xã hội Việt Nam và tâm lí chung của học sinh trung học. Đây là một việc làm đáng khích lệ.

D. Cả A và C.

Câu 3: “Vào đầu năm học 2021 – 2022, tại cổng trường một trường trung học cơ sở có hai nữ sinh mặc áo thể thao lao vào đánh nhau trước sự chứng kiến của đông đảo bạn bè. Được biết, trước đó, một trong hai bạn từng nhắc nhở bạn mình đừng pha đèn xe vào mặt, từ đó đã dẫn đến mâu thuẫn. Sau đó, một bạn đã nhắn tin hẹn bạn ra gặp nhau để giảng hoà vì quen biết trước đó. Thế nhưng, một trong hai bạn không đồng ý giảng hoà nên đã xảy ra vụ việc này.”

Em có thể nói gì về nguyên nhân dẫn đến việc hai bạn nữ sinh đánh nhau?

A. Sự thiếu tự chủ, bồng bột, vì một mâu thuẫn nhỏ mà làm to chuyện.

B. Hành vi pha đèn xe vào mặt người khác là một hành vi sai trái.

C. Vì có sự xuất hiện của đông đảo các bạn học sinh khác nên hai bạn này phải đánh nhau mạnh.

D. Cả A và B.

Câu 4: “H trong một lần có mâu thuẫn với một bạn trong lớp. H đã đánh nhau với bạn đó và giành phần thắng. H được các bạn khác tung hô. Kể từ đó, H đâm ra thích bắt nạt người khác nếu không đánh họ.”

Đâu là một hậu quả mà H có thể phải nhận khi thực hiện hành vi bạo lực học đường như trong tình huống trên?

A. Khả năng đánh nhau của H bị giảm sút do đã trải qua nhiều trận đánh nên làm lộ những chiêu thức gia truyền.

B. H có thể bị lệch lạc về nhân cách, cho rằng đánh nhau như thế là giỏi, là hay.

C. Những người yêu H sẽ trở thành kẻ thù của H.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: “Trong khi phần lớn những vụ việc bạo lực học đường xảy ra ở trong và ngoài trường học, thì lại có vụ việc xảy ra ở ngay lớp học. Như trường hợp của M bị 5 bạn nam cùng lớp hành hung ngay tại lớp học, vì không cho bạn chép bài tập về nhà; hay vụ nữ sinh N bị nhóm bạn bắt quỳ gối yêu cầu xin lỗi ngay trên bục giảng trong giờ nghỉ giải lao vì không trả lời tin nhắn điện thoại. Sau vụ việc này, các bạn bị hành vi bạo lực cảm thấy rất lo sợ mỗi khi đến lớp, chỉ mong sao cho buổi học qua mau để thoát nạn, được về nhà.”

Em có thể nói gì về hành vi của các bạn gây ra hành vi bạo lực trong hai trường hợp trên?

A. Đây là những hành vi vi phạm luật hình sự, điều đó cũng cho thấy sự đáng sợ của trường học hiện nay.

B. Đây là những hành vi phổ biến ở trường học, đó chỉ là những thử thách dành cho những người yếu đuối, không đáng phải lưu tâm.

C. Đây là những hành vi gây ra tổn thương nặng nề về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực không phải chỉ ở lúc đó mà còn là ở sau này.

D. Cả A và C.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: “H là một học sinh học giỏi, nhiệt tình công tác tập thể và hay giúp đỡ các bạn trong lớp nên được các bạn quý mến. Tuy nhiên, H thường hay nhắc nhở góp ý với các bạn học hành chểnh mảng, hay quậy phá trong lớp. Thấy vậy, V đã lập một nhóm trên Facebook gồm 5 người thường xuyên nói xấu, xúc phạm H và kêu gọi các bạn khác tẩy chay H. Thời gian đầu, H bị “sốc” nên cảm thấy rất buồn bã và bất lực. Nhưng rồi H được các bạn khác giúp đỡ, chủ động cùng H gặp các bạn đã nói xấu, xúc phạm mình. Sự việc được giải quyết, hai bên giảng hoà với nhau, gác lại chuyện cũ để cùng nhau học tập.”

Hành vi bạo lực của nhóm bạn cùng lớp H biểu hiện như thế nào?

A. Học hành chểnh mảng, hay quậy phá trong lớp, làm H buồn.

B. Lập một nhóm trên mạng để nói xấu, xúc phạm, kêu gọi tẩy chay H.

C. Đánh đập, hành hạ, ngược, đãi, bôi nhọ danh dự và nhân phẩm của H.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đọc tình huống ở câu 1 phần Vận dụng cao. Em nhận xét thế nào về biểu hiện, hành vi của các bạn đã giúp H vượt qua sự việc bị bạo lực học đường?

A. Hành vi đó là sự giả tạo, vì không muốn để giáo viên chủ nhiệm kỷ luật nên mới làm như vậy. Đó là một hành vi còn đáng sợ hơn bạo lực học đường.

B. Hành vi đó thể hiện tầm nhìn chiến lược ở các bạn của H khi đã vực dậy tinh thần của một người con ngoan trò giỏi.

C. Hành vi đó thể hiện tình bạn, sự cảm thông, sẻ chia. Đó là một hành vi đáng khích lệ.

D. Cả B và C.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay