Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều Ôn tập Bài 1, 2, 3 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 1, 2, 3. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 1 + 2 + 3

 

Câu 1: Chia sẻ được hiểu là gì?

  • A. đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.
  • B. thường xuyên chú ý đến mọi người và những sự việc xung quanh.
  • C. san sẻ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
  • D. hành động vụ lợi và luôn đề cao lợi ích cá nhân lên trên hết.

Câu 2: Cảm thông được hiểu là gì?

  • A. đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.
  • B. thường xuyên chú ý đến mọi người và những sự việc xung quanh.
  • C. san sẻ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
  • D. hành động vụ lợi và luôn đề cao lợi ích cá nhân lên trên hết.

Câu 3: Hành động nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

  • A. Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.
  • B. Tỏ thái độ thờ ơ trước khó khăn, mất mát, nỗi đau của người khác.
  • C. Khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn.
  • D. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân.

Câu 4: Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ có điều gì?

  • A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
  • B. nhận được sự yêu quý của mọi người.
  • C. luôn bị người khác lợi dụng, dụ dỗ.
  • D. có tiền đồ và tương lai sáng lạn hơn.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

  • A. Người biết cảm thông, chia sẻ luôn bị người khác lợi dụng, chèn ép.
  • B. Giúp cuộc sống tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc.
  • C. Giúp con người có động lực vượt qua những khó khăn, thử thách.
  • D. Khiến cho các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

 

Câu 6: Truyền thống quê hương là gì?

  • A.Truyền thống quê hương là những truyền thống của dòng họ được hình thành và khẳng định qua thời gian.
  • B. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương.
  • C. Truyền thống quê hương là những truyền thống gia đình của mỗi vùng miền, địa phương, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • D. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác..

Câu 7: Một số truyền thống quê hương tiêu biểu của dân tộc Việt Nam như:

  • A. Dũng cảm, bất khuất.
  • B. Yêu thương con người, tương thân tương ái.
  • C. Cần cù lao động.
  • D. Cả 3 phương án trên.

Câu 8: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần phê phán hành vi nào sau đây ?

  • A. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
  • B. Những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.
  • C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
  • D. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.

Câu 9: Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, học sinh cần phải làm gì?

  • A. Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ.
  • B. Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau.
  • C. Tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.
  • D. Cả hai phương án B, C đều đúng.

Câu 10: Ý nghĩa của truyền thống đoàn kết và yêu thương con người của dân tộc Việt Nam là gì?

  • A. Góp phần quảng bá hình ảnh đẹp của quê hương tới bạn bè ở khắp nơi trong nước và thế giới.
  • B. Nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta phải biết ghi nhớ, gìn giữ những nét đẹp, tinh hoa văn hóa vốn có của dân tộc.
  • C. Giúp dân tộc ta một lòng cùng Đảng và Nhà nước vượt qua những khó khăn.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành, khẳng định qua thời gian và:

  • A. được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • B. được lưu truyền từ những quan niệm, tư tưởng cũ.
  • C. được lưu truyền từ những tư tưởng lâu đời.
  • D. được lưu truyền từ những định kiến xã hội phong kiến.

Câu 12: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình?

  • A.   Truyền thống nhân ái.
  • B.   Truyền thống đoàn kết dân tộc.
  • C.   Truyền thống hiếu thảo.
  • D.   Truyền thống hiếu học.

Câu 13: Truyền thống nào sau đây tôn vinh tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững của dân tộc Việt Nam?

  • A. Truyền thống yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm.
  • B. Truyền thống hiếu học.
  • C. Truyền thống nghệ thuật các làn điệu dân ca.
  • D. Đức tính trung thực.

Câu 14: Học tập tự giác, tích cực được thể hiện qua việc làm nào sau đây: 

  • A. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.
  • B. Xác định đúng mục đích học tập.
  • C. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Tại sao chúng ta phải học tập tự giác, tích cực?

  • A. Giúp chúng ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.
  • B. Giúp chúng ta có sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác.
  • C. Gặt hái nhiều thành công và được mọi người thừa nhận, tôn trọng.
  • D. Cả 2 phương án A, C đều đúng.

Câu 16: Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập?

  • A.   Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.
  • B.   Nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập.
  • C.   Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  • D.   Tự hào về những truyền thống dân tộc mà ông cha để lại.

Câu 17: Người không có tinh thần học tập tự giác, tích cực có thể gánh chịu hậu quả nào sau đây? 

  • A.   Kết quả học tập sa sút.
  • B.   Bản thân người học rơi vào tình trạng trì trệ, ỷ lại.
  • C.   Không mở rộng được hiểu biết.
  • D.   Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Di sản văn hóa nào dưới đây là di tích lịch sử, văn hoá của Việt Nam?

  • A.   Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh).
  • B.   Khu du lịch Tràng An (Ninh Binh).
  • C.   Lễ hội đua thuyền định Bình Thuỷ (An Giang).
  • D.   Bàu Trắng (Bình Thuận).

Câu 19: Theo em, đâu là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam?

  • A.   Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội).
  • B.   Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang).
  • C.   Động Phong Nha (Quảng Bình).
  • D.   Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Câu 20: Di sản văn hóa nào dưới đây được công nhận là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia?

  • A.   Truyện Kiều (Nguyễn Du).
  • B.   Nhã nhạc cung đình Huế.
  • C.   Lễ hội đua thuyền định Bình Thuỷ (An Giang).
  • D.   Lễ cấp sắc của người Dao Tiền (Phú Thọ).

Câu 21: Hãy cho biết đâu là di sản văn hóa vật thể của Việt Nam trong các di sản văn hóa được liệt kê dưới đây?

  • A.   Dân ca Quan Họ Bắc Ninh.
  • B.   Nghề gốm Thanh Hà (Quảng Nam).
  • C.   Lễ hội Ada Koonh (Mừng lúa mới) của người Pa Cô.
  • D.   Quần thể di tích Cố đô Huế.

Câu 22: Hưng có bảng thành tích học tập khiến nhiều bạn bè nể phục. Không những thế, Hưng còn là học sinh năng động, tích cực tham gia các hoạt động

thiện nguyện, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Em có nhận xét gì là bạn Hưng?

  • A.   Thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện cho thây bạn Hưng là người có ý thức gìn giữ các truyền thống của dân tộc, cụ thể là truyền thông tương thân, tương ái.
  • B.   Thông qua việc tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa cho thấy bạn Hưng là người có ý thức gìn giữ truyền thống nhớ về cội nguồn của dân tộc.
  • C.   Thông qua thành tích học tập của bạn Hưng cho thấy bạn là người có ý thức giữ gìn truyền thống hiếu học của dân tộc.
  • D.   Thông qua hành động của bạn Hưng cho thấy bạn là người có ý thức gìn giữ các truyền thống dân tộc như nhân ái, hiếu học, nhớ về cội nguồn.

                                               

Câu 23: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về tính siêng năng, cần cù của dân tộc Việt Nam?

  • A. Thua keo này bày keo khác.
  • B. Lửa thử vàng gian nan thử sức.
  • C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • D. Không vào hang cọp, sao bắt được cọp con.

Câu 24: Năm 2008, không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là:

  • A.   Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
  • B.   Di sản văn hoá thế giới.
  • C.   Di sản văn hóa đại diện toàn quốc.
  • D.   Di sản văn hóa đại diện thế giới.

Câu 25: Hát Xoan – Phú Thọ được UNESCO chính thức đưa trở thành Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm bao nhiêu?

  • A.   2017.
  • B.   2018.
  • C.   2019.
  • D.   2020.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay