Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều Ôn tập Bài 4, 5, 6 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 4, 5, 6. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công dân 7 cánh diều (bản word)

ÔN TẬP BÀI 4 + 5 + 6

Câu 1: Biết cách quản lí tiền giúp ta chủ động

  • A. trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.
  • B. trong lao động.
  • C. làm những gì mình thích.
  • D. tìm kiếm việc làm.

Câu 2: Chi tiêu có kế hoạch là

  • A. chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả.
  • B. mua những gì là “mode” thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết.
  • C. tăng xin - giảm mua, tích cực “cầm nhầm”.
  • D. mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền.

Câu 3: Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Chi tiêu có kế hoạch.
  • B. Chỉ vay tiền khi thực sự cần và phải trả đúng hẹn.
  • C. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền.
  • D. Lãng phí thức ăn, điện, nước.

Câu 4: Quản lí tiền là biết sử dụng tiền

  • A. hợp lí, có hiệu quả.
  • B. mọi lúc, mọi nơi.
  • C. vào những việc mình thích.
  • D. cho vay nặng lãi.

Câu 5: Để quản lí tiền có hiệu quả, cần

  • A. đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.
  • B. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.
  • C. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
  • D. đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.

Câu 6: Nhà Lâm có nghề làm bánh trung thu. Vì bánh rất ngon nên người mua rất đông.  Bố mẹ và những người thợ phải làm cả ngày lẫn đêm mới kịp trả đơn hàng cho khách. Tết Trung thu năm nay, Lâm thấy mẹ bàn với bố nhập thêm bánh của hãng khác và dán Hiềnn hiệu nhà Lâm vào để bán.  Em có nhận xét gì về việc làm của bố mẹ Lâm?

  • A.            Việc làm của bố mẹ Lâm là đúng, bởi trong kinh doanh buôn bán, quan trọng nhất vẫn là có lãi. Nếu không nhập thêm bánh của hãng khác thì sẽ không có đủ bánh để bán, như vậy là bỏ qua cơ hội kinh doanh tốt.
  • B.            Việc làm của bố mẹ Lâm là đúng. Việc dán Hiềnn hiệu của nhà Lâm vào để bán thì khách hàng cũng không thể nhận ra, mà cửa hàng lại có thêm doanh thu.
  • C.            Việc làm của bố mẹ Lâm là không vi phạm pháp luật, vì vậy không ảnh hưởng gì tới uy tín của gia đình.
  • D.            Việc làm của bố mẹ Lâm là không đúng, bởi khách hàng mua bánh của nhà Lâm là bởi uy tín làm bánh ngon lâu nay của gia đình. Việc nhập bánh của hãng khác và dán Hiềnn hiệu của gia đình vào để bán là đang lừa dối khách hàng, như vậy sẽ gây mất uy tín bao lâu nay của gia đình.

Câu 7: Tối nay là sinh nhật Nga, Hiền đã hứa sang sớm để chuẩn bị cùng bạn, nhưng bà nội bất ngờ bị ốm, bố mẹ sang thăm bà. Hiền phải ở nhà trông em đến lúc bố mẹ về, Hiền vùng vằng, không chịu ở nhà trông em vì đã hứa với Nga thì không thể không đến sớm.  Em có nhận xét gì về cách cư xử của Hiền? Nếu là Hiền, em sẽ làm gì?

  • A.            Cách cư xử của Hiền là đúng, bởi Hiền đã hứa với Nga thì không thể thất hứa, như vậy sẽ bị đánh giá là người không biết giữ chữ tín.
  • B.            Cách cư xử của Hiền là không đúng, bởi mặc dù Hiền đã hứa với Nga là đến sớm nhưng có thể đến muộn một chút vì thất hứa một chuyện nhỏ không đáng kể.
  • C.            Cách cư xử của Hiền là chưa hợp lý, bởi mặc dù đã hứa với Nga nhưng trong trường hợp có việc đột xuất không sắp xếp được thì Hiền có thể gọi điện báo trước và xin lỗi Nga.
  • D.            Cách cư xử của Hiền là chưa linh hoạt, bởi mặc dù đã hứa với Nga nhưng Hiền có thể linh hoạt cân nhắc giữa việc nào cần thực hiện trước và cần gấp, việc thất hứa không quan trọng.

Câu 8: Hùng và Huy hứa sẽ giúp Sơn bán chiếc điện thoại di động. Tuy nhiên, Hùng phát hiện ra chiếc điện thoại đó không phải của Sơn mà do bạn ấy lấy của mẹ.  Vì thế, Hùng bàn với Huy không bán giúp chiếc điện thoại ấy nữa nhưng Huy nói :“Chúng mình đã hứa rồi thì nhất định phải làm!".  Nếu là Hùng, em sẽ làm gì trong tình huống trên?

  • A.   Nếu là Hùng, em đã hứa sẽ bán giúp Sơn chiếc điện thoại di động nên em thực hiện lời hứa để không bị cho là người thất hứa, mặc dù biết chiếc điện thoại đó là của mẹ Sơn.
  • B.   Nếu là Hùng, chiếc điện thoại di động đó thuộc về ai cũng không liên quan đến em và Huy, em chỉ thực hiện đúng lời hứa là giúp Sơn bán chiếc điện thoại di động đó thôi.
  • C.   Nếu là Hùng, em sẽ nói với Sơn rằng mình và Huy hứa bán giúp Sơn chiếc điện thoại di động vì nghĩ rằng nó là của Sơn, nhưng chiếc điện thoại này của mẹ bạn ấy vì vậy chúng mình không thể bán nó mà không có sự cho phép của mẹ bạn. 
  • D.   Cả hai phương án A, B đều đúng.

Câu 9: Bố mẹ hứa sẽ mua đàn cho Minh nếu bạn đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. Minh đã cố gắng học và đã đạt được danh hiệu đó nhưng do ảnh hưởng của dịch

bệnh,  công việc khó khăn,  thu nhập giảm nên bố mẹ vẫn chưa mua đàn cho Minh. Nếu là Minh em sẽ làm gì?

  • A. Không bao giờ tin tưởng bố mẹ nữa vì họ đã thất hứa.
  • B. Yêu cầu bố mẹ mua đàn theo như lời hứa.
  • C. Yêu cầu bố mẹ phải đền tiền do không thực hiện đúng theo lời hứa.
  • D. Thông cảm với bố mẹ và xin bố mẹ mua một món quà có giá trị vật chất nhỏ hơn để phù hợp với thu nhập, điều kiện kinh tế của gia đình.

Câu 10: Hành động nào sau đây là phù hợp để khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác?

  • A.   An ủi, động viên, hỏi thăm, lắng nghe kịp thời.
  • B.   Giúp đỡ người khác khi khó khăn, hoạn nạn.
  • C.   Sử dụng từ ngữ một cách trịnh trọng.
  • D.   Cả phương án A, B đều đúng.

Câu 11: Trong cuộc sống, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được biểu hiện cụ thể như thế nào?

  • A.   Thờ ơ, phớt lờ khi thấy người khác cần giúp đỡ.
  • B.   Biết san sẻ niềm vui, xoa dịu nỗi buồn với những người xung quanh.
  • C.   Biết cảm thông, thấu hiểu với những người thân trong gia đình, đối với người ngoài thì không cần thiết.
  • D.    Lập hội nhóm trong lớp để cô lập các bạn khác.

Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

  • A.   Quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong đời sống xã hội giúp chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau. 
  • B.   Trong cuộc sống, sự quan tâm, sẻ chia và đồng cảm chính là sợi dây gắn kết giúp tạo dựng mối quan hệ mật thiết với mọi người xung quanh.
  • C.   Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện qua ánh mắt, lời nói, cử chỉ,  cái ôm,..
  • D.   Quan tâm, cảm thông và chia sẻ làm cho chúng ta yếu đuối, ỷ lại vào người khác.

Câu 13: Trong cuộc sống chúng ta ủng hộ cách xử sự nào sau đây ?

  • A. Đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại.
  • B. Thấy người khác chết mà không cứu.
  • C. Chẳng ăn được thì đạp đổ.
  • D. Thấy nhà hàng xóm bị cháy mà vẫn bình chân như vại.

Câu 14: Hoạt động nào sau đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

  • A. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
  • B. Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm ;
  • C. Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn ;
  • D. Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ;

Câu 15: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

  • A. Khi ai đó có lời đề nghị thì mình mới cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ
  • B. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp mọi người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và yêu thương
  • C. Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần tới sự quan tâm,cảm thông và chia sẻ.
  • D. Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông chia sẻ chỉ cần tặng quà là đủ.

Câu 16: Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ :

  • A. Mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa.
  • B. Khó hợp tác với nhau trong công việc.
  • C. Chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.
  • D. Nhận được sự tin tưởng của người khác.

Câu 17: Điền vào chỗ trống: “ Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm. ...”

  • A.   Ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân.
  • B.   Kiến thức, mở rộng hiểu biết.
  • C.   Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác.
  • D.   Được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau,...

Câu 18: Học sinh có thể rèn luyện việc giữ chữ tín qua những hành động sau đây?

  • A.   Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.
  • B.   Không tiếp xúc với những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín.
  • C.   Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  • D.   Giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè.

Câu 19: Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải :

  • A.   Phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.
  • B.   Tôn trọng mọi người.
  • C.   Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ.
  • D.   Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín.

Câu 20: Giữ chữ tín sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.
  • B. Giúp mọi người đoàn kết.
  • C. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
  • D. Cả ba đáp án trên.

Câu 21: Biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín là gì?

  • A. Biết trọng lời hứa,  đúng hẹn.
  • B. Trung thực,  thống nhất giữa lời nói và việc làm.
  • C. Thực hiện tốt chức trách,  nhiệm vụ của bản thân.
  • D. Tất cả phương án trên.

Câu 22: Những biểu hiện nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

  • A.   Chế giễu, trêu chọc người khuyết tật.
  • B.   Không chơi với những bạn học kém hơn mình.
  • C.   Tham gia thiện nguyện giúp đỡ bà con vùng lũ lụt.
  • D.   Ganh ghét, đố kị với người khác.

Câu 23: Biểu hiện nào sau đây không đúng với người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

  • A.   Tham gia dạy học cho trẻ em bị bỏ rơi.
  • B.   Lảng tránh thật xa khi có tai nạn giao thông.
  • C.   Phụ việc gia đình giúp bố mẹ.
  • D.   Thăm hỏi mẹ Việt Nam anh hùng.

Câu 24: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ?

  • A.   Ganh ghét, đố kị với người khác.
  • B.   Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
  • C.   Đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
  • D.   Không giao lưu kết bạn với người nghèo.

Câu 25: Trong những việc làm sau, theo em việc nào nên làm để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

   A. Không chơi với những bạn học kém.

   B. Gọi cấp cứu khi thấy tai nạn giao thông.

   C. Rủ bạn đi chơi khi mẹ ốm.

   D. Không quan tâm đến mọi người xung quanh.



 

=> Giáo án công dân 7 cánh diều bài 5: Giữ chữ tín (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay