Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều bài 5: Giữ chữ tín

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Giữ chữ tín. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công dân 7 cánh diều (bản word)

 1. NHẬN BIẾT (23 câu)

Câu 1: Chữ tín là gì?

A. Sự kì vọng vào người khác. 

B. Sự tự tin vào bản thân mình.

C. Sự tin tưởng đặc biệt giữa những người bạn thân. 

D. Niềm tin của con người đối với nhau . 

Câu 2: Giữ chữ tín là gì?

A. Tôn trọng mọi người. 

B. Coi thường lòng tin của mọi người đối với mình. 

C. Giữ niềm tin của người khác đối với mình.

D. Yêu thương, tôn trọng mọi người. 

Câu 3: Biểu hiện của giữ chữ tín là gì? 

A. Thực hiện lời hứa ; nói đi đôi với làm ;đúng hẹn ; hoàn thành nhiệm vụ được giao ; giữ được niềm tin với người khác .

B. Luôn luôn giữ đúng lời hứa trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người.

C. Luôn biết giữ lời hứa và tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm việc. 

D. Giữ đúng lời hứa, coi trọng lòng tin của người khác đối với mình.  

  

Câu 4: Điền vào chỗ trống: “ Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm. ...”

A. Kiến thức, mở rộng hiểu biết.

B. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác. 

C. Ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân. 

D. Được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau, . .. 

Câu 5: Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ :

A. Mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa. 

B. Khó hợp tác với nhau trong công việc. 

C. Chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.

D. Nhận được sự tin tưởng của người khác. 

Câu 6: Học sinh có thể rèn luyện việc giữ chữ tín qua những hành động sau đây?

A. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.

B. Giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè.

C. Không tiếp xúc với những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín. 

D. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Câu 7: Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải :

A. Tôn trọng mọi người. 

B. Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ. 

C. Phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm. 

D. Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín. 

Câu 8: Để giữ chữ tín với mọi người xung quanh, học sinh cần phải làm gì?

A. Tôn trọng và thực hiện đúng những cam kết của mình với mọi người xung quanh.

B. Tự kiểm tra và đánh giá việc thực hiện giữ lời đã hứa của bản thân.

C. Luôn coi trọng lòng tin của mọi người với mình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Điền vào chỗ trống: “Giữ chữ tín là một phẩm chất cao quý của con người . Niềm tin của mọi người bắt nguồn từ việc biết...”

A. Giữ chữ tín , giữ lời hứa.

B. Giữ niềm tin.

C. Giữ chữ hiếu.

D. Giữ đạo đức.

Câu 10: Giữ chữ tín sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau. 

B. Giúp mọi người đoàn kết. 

C. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người. 

D. Cả ba đáp án trên. 

Câu 11: Vì sao phải giữ chữ tín?

A. Giữ chữ tín hướng con người tới những điều tốt đẹp , trở thành chuẩn mực đạo đức trong quan hệ giữa người với người .

B. Giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người.

C. Giữ chữ tín góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn .

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Một người không giữ chữ tín

A. không nhận được sự tin tưởng của người khác. 

B. chịu nhiều thiệt thòi. 

C. làm việc gì cũng khó. 

D. sẽ giải quyết công việc một cách nhanh chóng. 

Câu 13: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Lòng tin.

B. Niềm tin.

C. Uy tín.

D. Giữ chữ tín.

Câu 14: Điền vào chỗ trống: “ Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm. ...”

A. Ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân. 

B. Kiến thức, mở rộng hiểu biết.

C. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác. 

D. Được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau,...

Câu 15: Học sinh có thể rèn luyện việc giữ chữ tín qua những hành động sau đây?

A. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.

B. Không tiếp xúc với những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín. 

C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

D. Giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè.

Câu 16: Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải

A. Phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm. 

B. Tôn trọng mọi người. 

C. Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ. 

D. Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín. 

Câu 17: Giữ chữ tín sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau. 

B. Giúp mọi người đoàn kết. 

C. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người. 

D. Cả ba đáp án trên. 

Câu 18: Biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín là gì?

A. Biết trọng lời hứa,  đúng hẹn.

B. Trung thực,  thống nhất giữa lời nói và việc làm.

C. Thực hiện tốt chức trách,  nhiệm vụ của bản thân. 

D. Tất cả phương án trên.

Câu 19: Giữ chữ tín sẽ nhận được những điều gì? 

A. Giúp mọi người khó khăn hơn khi hợp tác với nhau. 

B. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người. 

C. Làm cho các mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn

D. Cả A,  B,  C.

Câu 20: Người biết giữ chữ tín sẽ như thế nào?

A. Không được tin tưởng

B. Bị xem thường  

C. Bị lợi dụng

D. Được mọi người tin tưởng 

Câu 21: Học sinh muốn giữ chữ tín cần làm gì?

A. Thật thà,  trung thực và tôn trọng người khác. 

B. Phân biệt được đâu là hành vi giữa chữ tín và không giữ chữ tín. 

C. Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín

D. Tất cả các ý trên.

Câu 22: Biểu hiện không có chữ tín là gì ?

A. Nói một đằng làm một nẻo. 

B. Biết trọng lời hứa, đúng hẹn.

C. Trung thực.

D. Thống nhất giữa lời nói và việc làm.

 Câu 23: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín ?

A. Đến trễ so với thời gian đã hẹn. 

B. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

C. Thực hiện đúng như lời hứa. 

D. Đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm.

Câu 24: Ý nghĩa của việc giữ chữ tín là gì?

A. Người giữ chữ tín sẽ khó hợp tác và thành công trong công việc.

B. Khi giữ chữ tín luôn chịu thiệt thòi hơn khi hợp tác kinh doanh với người khác. 

C. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng,  tôn trọng.

D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu. 

 

Câu 25: Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín,  học sinh cần phải làm gì? 

A. Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

B. Tôn trọng mọi người. 

C. Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà,  bố mẹ. 

D. Phải giữ lời hứa với người thân,  thầy cô,  bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm

2. THÔNG HIỂU ( 14 câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về đức tính giữ chữ tín?

A. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau, . .. 

B. Người không giữ chữ tín sẽ không được mọi người tin tưởng và khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực. 

C. Chữ tín trong cuộc sống chỉ quan trọng với một số người.  

D. Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân.

Câu 2: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của người biết giữ chữ tín?

A. Không thực hiện được những điều đã cam kết trước đó. 

B. Luôn có trách nhiệm với mỗi lời nói và việc làm của bản thân. 

C. Luôn muốn người khác tin mình nhưng lại không bao giờ tin những người xung quanh.

D. Chỉ cần chú ý đúng hẹn với những người có địa vị xã hội. 

Câu 3: Hành vi, biểu hiện nào dưới đây thể hiện giữ chữ tín?

A. Hứa tất cả mọi việc để mọi người vui.

B. Luôn giữ lời hứa trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

C. Mượn dồ của bạn quên không trả.

D. Chỉ hứa suông.

Câu 4: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về giữ chữ tín?

A. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau.

B. Chỉ cần giữ lời hứa, chân thành đối với người thân.

C. Người không giữ chữ tín sẽ khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực.

D. Chữ tín trong cuộc sống rất quan trọng với tất cả mọi người.  

Câu 5: Phương án nào sau đây là sai khi bàn về đức tính giữ chữ tín? 

A. Chúng ta không cần thiết phải giữ chữ tín đối với người thân, gia đình. 

B. Biểu hiện của việc giữ chữ tín là biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ.

C. Để rèn luyện việc giữ chữ tín, chúng ta phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.

D. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

Câu 6: Ý kiến nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc giữ chữ tín?

A. Người giữ chữ tín sẽ có được niềm tin từ người khác.

B. Việc giữ chữ tín sẽ xây dựng được tinh thần đoàn kết với mọi người. 

C. Khi giữ chữ tín sẽ nhận được sự hợp tác tích cực từ người khác. 

D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu. 

Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc giữ chữ tín? A. Giữ chữ tín hướng con người tới những điều tốt đẹp , trở thành chuẩn mực đạo đức trong quan hệ giữa người với người .

B. Chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau .Giữ chữ tín là giữ niềm tin của người khác đối với mình .

C. Giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người, được mọi người tin tưởng và tôn trọng , góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn .

D. Tất cả các nhận định trên.

Câu 8: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây khi nói về người chưa biết giữ chữ tín?

A. Giữ lời hứa trong mọi hoàn cảnh .

B. Luôn làm tốt những việc mà mình đã nhận .

C. Chỉ giữ đúng lời hứa với thầy cô giáo , còn bạn bè thì không cần .

D. Hoàn thành đúng thời hạn các nhiệm vụ học tập được giao .

Câu 9: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về người biết giữ chữ tín?

A. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng thái độ của mọi người đối vớimình, biết trọng tình cảm và tin tưởng nhau.

B. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.

C. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng sự tôn trọng của mọi người đối vớimình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.

D. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng thái độ và tin tưởng nhau.

Câu 10: Người biết giữ chữ tín sẽ có những hành động nào sau đây? 

A. Hứa trước quên sau. 

B. Không hứa hẹn với ai điều gì. 

C. Né tránh, phớt lờ khi có người nhờ giúp đỡ. 

D. Luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Câu 11: Hành động nào sau đây là đúng khi nói về người giữ chữ tín?

A. Luôn có trách nhiệm với mỗi lời nói và việc làm của bản thân.

B. Chỉ cần chú ý đúng hẹn với những người có địa vị xã hội.

C. Luôn muốn người khác tin mình nhưng lại không bao giờ tin những người xung quanh.

D. Không thực hiện được những điều đã cam kết trước đó.

Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về giữ chữ tín?

A. Thất tín dù chỉ một lần cũng sẽ ảnh hưởng đến người khác . 

B. Làm tốt công việc như đã cam kết chính là giữ chữ tín. 

C. Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín,  trẻ con chưa cần giữ chữ tín. 

D. Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt hại lâu dài. 

Câu 13: Tại sao người thất tín sẽ khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực? 

A. Thất hứa dẫn đến dần dần làm mất lòng tin của mọi người đối với mình, không biết tin tưởng người khác. 

B. Người thất tín không có ý chí, động lực để tốt hơn trong tương lai.

C. Người thất tín thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

D. Người thất tín hay đi làm trễ. 

Câu 14: Hành động nào sau đây là đúng đối với người biết giữ chữ tín?

A. Kí cam kết với nhà trường và thực hiện đúng cam kết

B. Có thói quen vay tiền,  mượn đồ của bạn rồi “ quên " không trả

C. Thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

D. Hay đi làm trễ. 

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên người ta phải biết giữ chữ tín?

A. Tiên học lễ, hậu học văn.

B. Lời nói như đinh đóng cột.

C. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

D. Không thầy đố mày làm nên.

 Câu 2: Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về giữ chữ tín?

A. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

B. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.

C. Chữ tín còn quý hơn vàng.

D. Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.

Câu 3: Câu ca dao nào dưới đây bàn về chữ tín?

A. Thiếu cơm thiếu áo chẳng màng/ Thiếu tình đoàn kết, xóm làng không vui.

B. Một hòn chẳng đắp nên non/ Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn.

C. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ/Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng. 

D. Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Câu 4: Hành động trong tình huống nào sau đây là đúng đối với người biết giữ chữ tín?

A. Trong buổi sinh nhật của Ngọc, Việt và Tuấn đến muộn gần 45 phút mà không báo trước và cũng không xin lỗi. 

B. Danh tìm quả bóng để chơi mà không thấy, thì ra là Hiếu đã mượn một tuần trước và hứa cuối tuần trả nhưng lại quên. 

C. Tiến hứa với cô giáo hôm nay sẽ mang vở bài tập Toán và làm bài đầy đủ. Cô giáo kiểm tra và rất hài lòng.

D. Chiều nay, do mải chơi với nhóm bạn, Khánh đã quên nhiệm vụ đón em gái đi học về như lời bố dặn. 

Câu 5: Tình huống nào dưới đây thể hiện không biết giữ chữ tín? 

A. Hán mượn truyện của Trường, hẹn Chủ nhật sẽ trả nhưng hôm đó thì Hán bị ốm, Hán nhờ em trai mang sang trả bạn. 

B. Buổi sáng, mẹ đi làm. Mẹ dặn Na dọn nhà và nấu cơm. Na nói mẹ cứ yên tâm nhưng do mải chơi nên đến khi mẹ về, Na mới cuống cuồng đi nấu cơm. 

C. Sơn thường đi học muộn, làm mất điểm thi đua của lớp.  Bạn đã hứa với cô sẽ rút kinh nghiệm và nay bạn đã đi học đúng giờ.

D. Mặc dù, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng ông Chu vẫn cố gắng trả lương công nhân đúng hạn. 

Câu 6: Hành động nào sau đây thể hiện đúng với việc giữ chữ tín?

A. Là chủ của một xưởng gỗ, ông Trí thường chậm trả lương cho công nhân theo đúng hợp đồng lao động. 

B. Chị Phúc và chị Ngân chung nhau mở cửa hàng bán rau.  Nhiều lần, chị Ngân đề nghị nhập thêm rau không rõ nguồn gốc với giá thành rẻ, màu sắc tươi mới nhằm thu lợi nhuận cao nhưng chị Phúc nhất quyết không đồng ý. 

C. Bà Hà mở cửa hàng thịt lợn sạch.  Nhưng thực tế, bà vẫn lấy thịt bị bệnh, không rõ nguồn gốc để bán. 

D. Bố hứa đến sinh nhật sẽ đưa hai anh em Linh đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình.

          

Câu 7: Em đồng ý với tình huống nào sau đây?

A. Lần nào phạm lỗi Liên cũng hứa sẽ không phạm sai lầm , nhưng sau đó vẫn chứng nào tật ấy . 

B. Xuân hứa với cô giáo sẽ không đi học muộn nữa , nhưng do xe bị hỏng giữa đường nên Xuân không thực hiện được lời hứa . 

C. Hạ hứa với Thu 9 giờ sáng dạy Thu tập đàn , nên dù trời mưa rất to Hạ vẫn đến nhà bạn đúng hẹn . 

D. Quách xin phép mẹ đi sang nhà các bạn chơi và hứa 6 giờ chiều sẽ về . Gần 6 giờ , Quách đứng dậy ra về , dù các bạn cố nài nỉ Quách chơi thêm lát nữa.

Câu 8: Hồng hứa với bố mẹ Na và cô giáo chủ nhiệm là sẽ cố gắng giúp đỡ Na học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào Na không làm được, Hồng đều làm giúp và đưa cho Na chép. Hồng nói : “Mình đã hứa nên mình sẽ giúp bạnbằng mọi cách.” Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hồng?

A. Hồng là học sinh có tinh thần học tập tự giác, tích cực. 

B. Hồng là người chưa biết giữ chữ tín bởi cách làm của Hồng không giúp Na học tiến bộ lên mà còn làm cho Na ỷ lại, không chủ động tiếp thu kiến thức. 

C. Hồng là người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với bạn bè cùng lớp. 

D. Hồng là người biết giữ chữ tín, trọng lời hứa.

Câu 9: Phụng bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. Lan hứa với Phụng và cô giáo sẽ sang nhà giúp Phụng học tập.  Dù trời mưa nhưng Lan vẫn đều đặn đến nhà giúp bạn. Phụng cảm động và nói : “Cảm ơn bạn vì đã giúp đỡ mình!”.  Em có nhận xét gì về việc làm của Lan?

  1. Phụng là người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ với bạn bè.

  2. Phụng là người biết giữ chữ tín, trọng lời hứa.

  3. Phụng là người có tính cẩn thận, tỉ mỉ và chăm chỉ học tập.

  4. Cả hai phương án A, B.

Câu 10: Trong thời gian bố đi công tác, Kim ở nhà tưới cây đều đặn mỗi ngày đúng như lời dặn của bố.  Khi trở về, bố rất vui và khen Kim:“Con đã làm thật tốt những gì bố dặn !”. Em có nhận xét gì về bạn Kim?

A. Bạn Kim là người tích cực, tự giác trong học tập. 

B. Bạn Kim là người giữ chữ tín vì thực hiện như lời hứa với bố.

C. Bạn Kim là người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với gia đình.

D. Bạn Kim là người thật thà, trung thực.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Nhà Lâm có nghề làm bánh trung thu. Vì bánh rất ngon nên người mua rất đông.  Bố mẹ và những người thợ phải làm cả ngày lẫn đêm mới kịp trả đơn hàng cho khách. Tết Trung thu năm nay, Lâm thấy mẹ bàn với bố nhập thêm bánh của hãng khác và dán Hiềnn hiệu nhà Lâm vào để bán.  Em có nhận xét gì về việc làm của bố mẹ Lâm? 

A. Việc làm của bố mẹ Lâm là đúng, bởi trong kinh doanh buôn bán, quan trọng nhất vẫn là có lãi. Nếu không nhập thêm bánh của hãng khác thì sẽ không có đủ bánh để bán, như vậy là bỏ qua cơ hội kinh doanh tốt.

B. Việc làm của bố mẹ Lâm là đúng. Việc dán Hiềnn hiệu của nhà Lâm vào để bán thì khách hàng cũng không thể nhận ra, mà cửa hàng lại có thêm doanh thu.

C. Việc làm của bố mẹ Lâm là không vi phạm pháp luật, vì vậy không ảnh hưởng gì tới uy tín của gia đình.

D. Việc làm của bố mẹ Lâm là không đúng, bởi khách hàng mua bánh của nhà Lâm là bởi uy tín làm bánh ngon lâu nay của gia đình. Việc nhập bánh của hãng khác và dán Hiềnn hiệu của gia đình vào để bán là đang lừa dối khách hàng, như vậy sẽ gây mất uy tín bao lâu nay của gia đình.

Câu 2: Tối nay là sinh nhật Nga, Hiền đã hứa sang sớm để chuẩn bị cùng bạn, nhưng bà nội bất ngờ bị ốm, bố mẹ sang thăm bà. Hiền phải ở nhà trông em đến lúc bố mẹ về, Hiền vùng vằng, không chịu ở nhà trông em vì đã hứa với Nga thì không thể không đến sớm.  Em có nhận xét gì về cách cư xử của Hiền? Nếu là Hiền, em sẽ làm gì?

A. Cách cư xử của Hiền là đúng, bởi Hiền đã hứa với Nga thì không thể thất hứa, như vậy sẽ bị đánh giá là người không biết giữ chữ tín.

B. Cách cư xử của Hiền là không đúng, bởi mặc dù Hiền đã hứa với Nga là đến sớm nhưng có thể đến muộn một chút vì thất hứa một chuyện nhỏ không đáng kể. 

C. Cách cư xử của Hiền là chưa hợp lý, bởi mặc dù đã hứa với Nga nhưng trong trường hợp có việc đột xuất không sắp xếp được thì Hiền có thể gọi điện báo trước và xin lỗi Nga.

D. Cách cư xử của Hiền là chưa linh hoạt, bởi mặc dù đã hứa với Nga nhưng Hiền có thể linh hoạt cân nhắc giữa việc nào cần thực hiện trước và cần gấp, việc thất hứa không quan trọng.

Câu 3: Hùng và Huy hứa sẽ giúp Sơn bán chiếc điện thoại di động. Tuy nhiên, Hùng phát hiện ra chiếc điện thoại đó không phải của Sơn mà do bạn ấy lấy của mẹ.  Vì thế, Hùng bàn với Huy không bán giúp chiếc điện thoại ấy nữa nhưng Huy nói :“Chúng mình đã hứa rồi thì nhất định phải làm!".  Nếu là Hùng, em sẽ làm gì trong tình huống trên? 

A. Nếu là Hùng, em đã hứa sẽ bán giúp Sơn chiếc điện thoại di động nên em thực hiện lời hứa để không bị cho là người thất hứa, mặc dù biết chiếc điện thoại đó là của mẹ Sơn. 

B. Nếu là Hùng, chiếc điện thoại di động đó thuộc về ai cũng không liên quan đến em và Huy, em chỉ thực hiện đúng lời hứa là giúp Sơn bán chiếc điện thoại di động đó thôi. 

C. Nếu là Hùng, em sẽ nói với Sơn rằng mình và Huy hứa bán giúp Sơn chiếc điện thoại di động vì nghĩ rằng nó là của Sơn, nhưng chiếc điện thoại này của mẹ bạn ấy vì vậy chúng mình không thể bán nó mà không có sự cho phép của mẹ bạn.  

D. Cả hai phương án A, B đều đúng.

Câu 4: Bố mẹ hứa sẽ mua đàn cho Minh nếu bạn đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. Minh đã cố gắng học và đã đạt được danh hiệu đó nhưng do ảnh hưởng của dịch

bệnh,  công việc khó khăn,  thu nhập giảm nên bố mẹ vẫn chưa mua đàn cho Minh. Nếu là Minh em sẽ làm gì? 

A. Không bao giờ tin tưởng bố mẹ nữa vì họ đã thất hứa.

B. Yêu cầu bố mẹ mua đàn theo như lời hứa.

C. Yêu cầu bố mẹ phải đền tiền do không thực hiện đúng theo lời hứa.

D. Thông cảm với bố mẹ và xin bố mẹ mua một món quà có giá trị vật chất nhỏ hơn để phù hợp với thu nhập, điều kiện kinh tế của gia đình.

=> Giáo án công dân 7 cánh diều bài 5: Giữ chữ tín (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay