Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều Ôn tập Bài 4, 5, 6 (P1)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 4, 5, 6. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 7 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP BÀI 4 + 5 + 6
Câu 1: Biểu hiện của giữ chữ tín là gì?
- A. Biết giữ lời hứa.
- B. Tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối.
- C. Đến trễ so với thời gian đã hẹn.
- D. Không tin tưởng nhau.
Câu 2: Chữ tín là gì?
- A. Coi trọng, giữ gìn niềm tin của mọi người đối với mình.
- B. Đặt mình vào vị trí của người khác để nhận biết và hiểu họ.
- C. Sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.
- D. Niềm tin của con người đối với nhau.
Câu 3: Trong cuộc sống, để có được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người xung quanh, chúng ta cần phải thực hiện điều gì?
- A. Yêu thương mọi người.
- B. Tin tưởng người khác.
- C. Biết giữ chữ tín.
- D. Tôn trọng người khác.
Câu 4: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau là biểu hiện của đức tính nào?
- A. Liêm khiết.
- B. Tự trọng.
- C. Trung thực.
- D. Giữ chữ tín.
Câu 5: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc giữ chữ tín?
- A. Hứa nhưng không thực hiện.
- B. Thực hiện đúng những gì đã nói.
- C. Nói một đằng làm một nẻo.
- D. Không tin tưởng mọi người.
Câu 6: Học sinh có thể rèn luyện việc giữ chữ tín qua những hành động sau đây?
- A. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.
- B. Giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè.
- C. Không tiếp xúc với những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín.
- D. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
Câu 7: Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải :
- A. Tôn trọng mọi người.
- B. Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ.
- C. Phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.
- D. Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín.
Câu 8: Để giữ chữ tín với mọi người xung quanh, học sinh cần phải làm gì?
- A. Tôn trọng và thực hiện đúng những cam kết của mình với mọi người xung quanh.
- B. Tự kiểm tra và đánh giá việc thực hiện giữ lời đã hứa của bản thân.
- C. Luôn coi trọng lòng tin của mọi người với mình.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Điền vào chỗ trống: “Giữ chữ tín là một phẩm chất cao quý của con người . Niềm tin của mọi người bắt nguồn từ việc biết...”
- A. Giữ chữ tín , giữ lời hứa.
- B. Giữ niềm tin.
- C. Giữ chữ hiếu.
- D. Giữ đạo đức.
Câu 10: Giữ chữ tín sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?
- A. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.
- B. Giúp mọi người đoàn kết.
- C. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
- D. Cả ba đáp án trên.
Câu 11: Vì sao phải giữ chữ tín?
- A. Giữ chữ tín hướng con người tới những điều tốt đẹp , trở thành chuẩn mực đạo đức trong quan hệ giữa người với người .
B. Giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người.
- C. Giữ chữ tín góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn .
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Một người không giữ chữ tín:
A. không nhận được sự tin tưởng của người khác.
B. chịu nhiều thiệt thòi.
C. làm việc gì cũng khó.
D. sẽ giải quyết công việc một cách nhanh chóng.
Câu 13: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Lòng tin.
- B. Niềm tin.
- C. Uy tín.
- D. Giữ chữ tín.
Câu 14: Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, bản thân mỗi học sinh cần phải làm gì?
- A. Động viên, khích lệ bạn bè cùng thực hiện.
- B. Cần quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác.
- C. Chủ động quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác.
- D. Tất cả các đáp án A, B, C.
Câu 15: Mỗi học sinh cần phải làm gì để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với thầy, cô giáo?
- A. Ủng hộ sách vở cho các bạn vùng lũ.
- B. Dành những lời chúc tốt đẹp cho thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
- C. Chăm chỉ học tập.
- D. Cả hai phương án B, C đều đúng.
Câu 16: Vì sao con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau ?
- A. Giúp người gặp khó khăn tạo thành sức mạnh to lớn, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.
- B. Giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp.
- C. Gia đình êm ấm, hạnh phúc; đất nước sẽ phồn vinh và thịnh vượng hơn; xã hội văn mình, tốt đẹp.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 17: Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người thân trong gia đình, bản thân mỗi học sinh cần phải làm gì?
- A. Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà.
- B. Đến thăm bạn trong lớp khi bị ốm.
- C. Làm thiệp tặng sinh nhật bạn bè.
- D. Giúp đỡ cụ già qua đường.
Câu 18: Đối với bạn bè, mỗi học sinh cần có những hành động như thế nào để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
- A. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn quên.
- B. Đến thăm khi bạn ốm.
- C. Tâm sự chia sẻ mỗi khi bạn có chuyện buồn.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 19: Tình huống nào dưới đây thể hiện không biết giữ chữ tín?
- A. Hán mượn truyện của Trường, hẹn Chủ nhật sẽ trả nhưng hôm đó thì Hán bị ốm, Hán nhờ em trai mang sang trả bạn.
- B. Buổi sáng, mẹ đi làm. Mẹ dặn Na dọn nhà và nấu cơm. Na nói mẹ cứ yên tâm nhưng do mải chơi nên đến khi mẹ về, Na mới cuống cuồng đi nấu cơm.
- C. Sơn thường đi học muộn, làm mất điểm thi đua của lớp. Bạn đã hứa với cô sẽ rút kinh nghiệm và nay bạn đã đi học đúng giờ.
- D. Mặc dù, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng ông Chu vẫn cố gắng trả lương công nhân đúng hạn.
Câu 20: Hành động nào sau đây thể hiện đúng với việc giữ chữ tín?
- A. Là chủ của một xưởng gỗ, ông Trí thường chậm trả lương cho công nhân theo đúng hợp đồng lao động.
- B. Chị Phúc và chị Ngân chung nhau mở cửa hàng bán rau. Nhiều lần, chị Ngân đề nghị nhập thêm rau không rõ nguồn gốc với giá thành rẻ, màu sắc tươi mới nhằm thu lợi nhuận cao nhưng chị Phúc nhất quyết không đồng ý.
- C. Bà Hà mở cửa hàng thịt lợn sạch. Nhưng thực tế, bà vẫn lấy thịt bị bệnh, không rõ nguồn gốc để bán.
- D. Bố hứa đến sinh nhật sẽ đưa hai anh em Linh đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình.
Câu 21: Em đồng ý với tình huống nào sau đây?
- A. Lần nào phạm lỗi Liên cũng hứa sẽ không phạm sai lầm , nhưng sau đó vẫn chứng nào tật ấy .
- B. Xuân hứa với cô giáo sẽ không đi học muộn nữa , nhưng do xe bị hỏng giữa đường nên Xuân không thực hiện được lời hứa .
- C. Hạ hứa với Thu 9 giờ sáng dạy Thu tập đàn , nên dù trời mưa rất to Hạ vẫn đến nhà bạn đúng hẹn .
- D. Quách xin phép mẹ đi sang nhà các bạn chơi và hứa 6 giờ chiều sẽ về . Gần 6 giờ , Quách đứng dậy ra về , dù các bạn cố nài nỉ Quách chơi thêm lát nữa.
Câu 22: Hồng hứa với bố mẹ Na và cô giáo chủ nhiệm là sẽ cố gắng giúp đỡ Na học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào Na không làm được, Hồng đều làm giúp và đưa cho Na chép. Hồng nói : “Mình đã hứa nên mình sẽ giúp bạnbằng mọi cách.” Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hồng?
- A. Hồng là học sinh có tinh thần học tập tự giác, tích cực.
- B. Hồng là người chưa biết giữ chữ tín bởi cách làm của Hồng không giúp Na học tiến bộ lên mà còn làm cho Na ỷ lại, không chủ động tiếp thu kiến thức.
- C. Hồng là người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với bạn bè cùng lớp.
- D. Hồng là người biết giữ chữ tín, trọng lời hứa.
Câu 23: Phụng bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. Lan hứa với Phụng và cô giáo sẽ sang nhà giúp Phụng học tập. Dù trời mưa nhưng Lan vẫn đều đặn đến nhà giúp bạn. Phụng cảm động và nói : “Cảm ơn bạn vì đã giúp đỡ mình!”. Em có nhận xét gì về việc làm của Lan?
- A. Phụng là người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ với bạn bè.
- B. Phụng là người biết giữ chữ tín, trọng lời hứa.
- C. Phụng là người có tính cẩn thận, tỉ mỉ và chăm chỉ học tập.
- D. Cả hai phương án A, B.
Câu 24: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ?
- A. Thương cảm trước nỗi đau của người khác.
- B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình.
- C. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.
- D. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân.
Câu 25: Hành động nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với bố mẹ, người thân trong gia đình?
- A. Giúp mẹ làm việc nhà, nấu cơm, quét nhà, rửa bát.. .
- B. Nói năng nhẹ nhàng, lễ phép với ông bà, bố mẹ.
- C. Chăm sóc khi bố mẹ, ông bà ốm.
- D. Tất cả các phương án trên.
=> Giáo án công dân 7 cánh diều bài 4: Học tập tự giác, tích cực (2 tiết)