Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời Ôn tập Bài 10, 11, 12 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 10, 11, 12. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 10 + 11 + 12

 

Câu 1: Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS?

  • A. Ma túy,mại dâm .
  • B. Cờ bạc, rượu chè.
  • C. Xâm hại tình dục, bạo lực gia đình.
  • D. Cả A,B,C.

Câu 2: Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là?

  • A. Tử hình.
  • B. Chung thân.
  • C. Phạt tù.
  • D. Cảnh cáo.

Câu 3: Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm chiếm đoạt chất ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm?

  • A. Từ 1 năm đến 3 năm.
  • B. Từ 3 năm đến 5 năm.
  • C. Từ 2 năm đến 7 năm.
  • D. Từ 2 năm đến 5 năm.

Câu 4: Tác hại của tệ nạn xã hội là?

  • A. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.
  • B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
  • C. Rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc.
  • D. Cả A,B,C.

Câu 5: Tệ nạn nguy hiểm nhất là?

  • A. Cờ bạc.
  • B. Ma túy.
  • C. Mại dâm.
  • D. Cả A,B,C.

 

Câu 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch (1)………., vi phạm đạo đức và (2)………, gây hậu quả xấu đến (3)………. của đời sống.”

  • A. (1) chuẩn mực xã hội; (2) pháp luật; (3) kinh tế, xã hội.
  • B. (1) lợi ích của cộng đồng; (2) pháp luật; (3) mọi mặt.
  • C. (1) chuẩn mực xã hội; (2) pháp luật; (3) mọi mặt.
  • D. (1) chuẩn mực xã hội; (2) phong tục tập quán; (3) mọi mặt.

Câu 7: Những tệ nạn xã hội phổ biến nhất hiện nay là

  • A. Cờ bạc, rượu chè, mại dâm.
  • B. Cờ bạc, trộm cướp, cá độ.
  • C. Cờ bạc, ma tuý, mại dâm.
  • D. Rượu chè, cá độ, ma túy.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân chính khiến con người vướng vào tệ nạn xã hội

  • A. Đời sống vật chất được nâng cao.
  • B. Bố mẹ quá nuông chiều con cái.
  • C. Bị dụ dỗ, lôi kéo do thích thể hiện.
  • D. Lười lao động, đua đòi, ham chơi.

Câu 9: Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là

  • A. Chuẩn mực xã hội.
  • B. Tệ nạn xã hội.
  • C. Lối sống xã hội.
  • D. Thực trạng xã hội.

Câu 10: Đâu không phải nguyên nhân chủ quan của tệ nạn xã hội

  • A. Môi trường sống không lành mạnh.
  • B. Tò mò, lười biếng.
  • C. Ham chơi, đua đòi.
  • D. Thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ.

Câu 11: Đâu không phải nguyên nhân khách quan của tệ nạn xã hội

  • A. Mặt trái của nền kinh tế thị trường.
  • B. Thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ.
  • C. Sự nuông chiều quá mức và buông lỏng con cái của cha mẹ.
  • D. Môi trường sống không lành mạnh.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không nói về tác hại của tệ nạn xã hội

  • A. Ảnh hưởng xấu đến đạo đức con người.
  • B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
  • C. Đề cao hoá các chuẩn mực đạo đức xã hội.
  • D. Làm suy thoái giống nòi, dân tộc.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không nói về tác hại của tệ nạn xã hội

  • A. Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần.
  • B. Gây tổn hại về mặt tinh thần, thậm chí là tính mạng.
  • C. Tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.
  • D. Tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

 

Câu 14: Hôm nay, bố của H nghỉ ở nhà vì bị ốm. Mẹ H đi làm về muộn nên rất mệt. Mẹ nhờ H nấu cháo cho bố. Nhưng H và V hẹn nhau cùng đi dự sinh nhật T.

  • A. Ở nhà nấu cháo giúp bố và không đi sinh nhật T.
  • B. Bảo bố tự nấu cháo và đi sinh nhật T.
  • C. Nhờ V đợi mình một chút để nấu cháo và mời bố ăn, gọi điện nói trước và xin lỗi T vì sẽ đến muộn một chút.
  • D. Đi sinh nhật T luôn vì đã có hẹn trước.

Câu 15: Em hãy thử hình dung nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà cha mẹ thì em sẽ ra sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà, anh chị, em

  • A. Nếu không có tình yêu thương, chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì cuộc đời em sẽ đầy khó khăn, vất vả và bất hạnh.
  • B. Nếu không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà, anh chị em là đứa con bất hiếu, sống không có đạo đức, gia đình bất hạnh, em sẽ bị xã hội lên án.
  • C. Cả A và B đều sai.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 16: Câu tục ngữ: Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần khuyên chúng ta điều gì

  • A. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.
  • B. Anh, em phải lo cho nhau.
  • C. Anh, em phải trung thực với nhau.
  • D. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

Câu 17: Nghỉ hè, N dự định đến thăm và ở lại chơi với người bạn mới quen trên mạng. Bố mẹ không cho N đi vì không biết rõ bạn kia là ai và đi một mình rất nguy hiểm. N khó chịu và cho rằng bố mẹ không tôn trọng quyền tự do riêng tư của N. Phát biểu đúng là

  • A. N có thể đi chơi mà không cần xin phép gia đình.
  • B. Gia đình đã đảm bảo thực hiện quyền của N.
  • C. N đang bảo vệ quyền riêng tư của mình.
  • D. Cả N và gia đình N đều không thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.

 

Câu 18: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về tệ nạn xã hội

  • A. Dùng thử ma tuý một lần cũng có thể gây nghiện.
  • B. Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa các tệ nạn xã hội.
  • C. Hoạt động mại dâm được sự kiểm soát của nhà nước là hợp pháp.
  • D. Không nên làm bạn, giao lưu với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lôi kéo và mang tiếng xấu.

Câu 19: Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi nào sau đây

  • A. Tố giác các tội phạm về ma túy.
  • B. Trồng cây có chứa chất ma túy.
  • C. Sản xuất, tàng trữ chất ma túy.
  • D. Tổ chức sử dụng chất ma túy.

Câu 20: Khoản 1 trong Điều 4 của Luật phòng chống ma túy là

  • A. Phòng chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội.
  • B. Nhà nước có chính sách khuyến khích bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội.
  • C. Nghiêm cấm trồng cây chứa chất ma túy.
  • D. Cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán, sản xuất, sử dụng chất ma túy.

Câu 21: Nhà của B có ba chị em. B là con trai duy nhất trong nhà. Tuy chị gái B vừa thi đậu vào đại học nhưng bố mẹ muốn để dành tiền cho B đi du học nên bắt chị của B ở nhà lấy chồng. Nếu là B trong tình huống này, em sẽ ứng xử như thế nào

  • A. Khuyên bố mẹ cho chị đi học tiếp và tìm cách sắp xếp việc du học sau.
  • B. Khuyên bố mẹ đừng cho chị đi lấy chồng mà cho chị đi làm kiếm tiền trước.
  • C. Bảo chị bỏ nhà ra đi để không phải lấy chồng sớm.
  • D. Tán thành với ý kiến của bố mẹ.

 

Câu 22: Một lần, trên đường đi học thêm về, đến đoạn đường vắng, H (một học sinh lớp 7) gặp chú G hàng xóm đang đi xe máy cùng đường. H đã nhờ chú G soi đường giúp mình. Lúc này, sẵn có hơi men trong người, G đã cưỡng hiếp cháu H. Sau đó, H và gia đình đã trình báo sự việc với cơ quan công an về hành vi của G. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc hai tình huống trên

  • A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  • B. Không đi một mình trên đoạn đường vắng.
  • C. Đề cao cảnh giác ngay cả với những người mà mình quen biết.
  • D. Học võ để có thể tự vệ, khống chế đối phương,…khi bị tấn công tình dục.

Câu 23: Vì bố mẹ không cho tiền tiêu vặt nên L buồn bực, đã bỏ nhà đi. Lên thành phố, L gặp một người phụ nữ tên K, người này đã cho tiền và hứa tìm cho L một công việc kiếm nhiều tiền. L nghe lời dụ dỗ và bị bán cho một người đàn ông đang có nhu cầu mua dâm. Khi phát hiện sự việc, L liên hệ với gia đình và trình báo cơ quan chức năng. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc hai tình huống trên

  • A. Đề cao cảnh giác, từ chối mọi sự giúp đỡ về tiền bạc hoặc lợi ích vật chất của người khác, nhất là từ người lạ mới quen biết.
  • B. Trước khi nhận lời mời, mỗi người cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm mà mình định đến và đặc điểm, nhân thân của những người đi cùng mình như thế nào.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Không nên đi làm kiếm tiền khi chưa đủ 20 tuổi.

Câu 24: Một người bạn thân của em gần đây có biểu hiện học hành sa sút, thường xuyên bỏ học đi chơi. Khi tìm hiểu, em biết rằng bạn đã bị một nhóm bạn xấu rủ rê chơi cờ bạc và hút ma tuý. Trong tình huống này, em sẽ làm gì để giúp bạn thân của mình

  • A. Khuyên bạn không nên chơi cùng nhóm bạn kia và chấm dứt hành vi chơi cờ bạc, hút ma túy, vì đó là những hành vi vi phạm pháp luật, gây nhiều hậu quả đến sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội.
  • B. Bí mật thông báo tình hình tới bố mẹ của bạn và những người lớn đáng tin cậy khác để phối hợp cùng họ giúp đỡ bạn vượt qua khó khăn, tránh xa tệ nạn.
  • C. Theo dõi và ngăn cản khi bạn có ý định sử dụng ma túy. 
  • D. A và B.

Câu 25: Đặt tên cho bức tranh dưới đây

  • A. Ma túy và bạn.
  • B. Thế giới tươi đẹp.
  • C. Tác hại của ma túy.
  • D. Nói không với ma túy.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay