Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 2) Chủ đề 3 - Thực hiện nhiệm vụ của người học sinh trong nhà trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 chân trời sáng tạo (bản 1) . Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3 - Thực hiện nhiệm vụ của người học sinh trong nhà trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 3. THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Đâu là nội quy của trường lớp?

  1. Mặc đồng phục đúng quy định
  2. Ứng xử văn minh khi tham gia giao thông
  3. Nói cười đủ nghe nơi công cộng
  4. Giao tiếp có văn hóa, sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực.

Câu 2: Đâu là biểu hiện của sự tự tin trong giao tiếp của học sinh?

  1. Chủ động chào hỏi, bắt chuyện với thầy cô, các bạn.
  2. Nói rõ ràng, mạch lạc và lưu loát nội dung cần giao tiếp.
  3. Ánh mắt hướng vào người trò chuyện
  4. Cả A, B, C

Câu 3: Đâu là biểu hiện của sự thân thiện trong giao tiếp và ứng xử của học sinh?

  1. Tươi cười chào hỏi, lễ phép với thầy cô, thân thiện với bạn bè.
  2. Cử chỉ niềm nở
  3. Hướng sự chú ý đến người đang trò chuyện
  4. Cả A, B, C

Câu 4: Đâu là biểu hiện của sự thân thiện trong giao tiếp và ứng xử của học sinh?

  1. Tươi cười chào hỏi, lễ phép với thầy cô, thân thiện với bạn bè.
  2. Cử chỉ niềm nở
  3. Hướng sự chú ý đến người đang trò chuyện
  4. Cả A, B, C

Câu 5: Đâu là biểu hiện của sự thân thiện trong giao tiếp và ứng xử của học sinh?

  1. Chủ động chào hỏi, bắt chuyện với thầy cô, các bạn.
  2. Nói rõ ràng, mạch lạc và lưu loát nội dung cần giao tiếp.
  3. Ánh mắt hướng vào người trò chuyện
  4. Cả A, B, C

Câu 6: Ý nào dưới đây là truyền thống của nhà trường?

  1. Truyền thống dạy tốt, học tốt.
  2. Truyền thống hoạt động của Đoàn thanh niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao.
  3. Truyền thống tương thân tương ái – Uống nước nhớ nguồn.
  4. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 7: Tại sao phải có thiết lập những quy định trong nội quy của trường, lớp và cộng đồng?

  1. Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì đó là trách nhiệm, là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.
  2. Nhằm giúp giáo viên học sinh dựa vào đó để thực hiện, nhằm mang lại một môi trường quy củ, có nề nếp…
  3. Vì sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật giữ được nhân phẩm của con người, không phạm vào các lỗi cơ bản của pháp luật nhà nước.
  4. Cả A, B, C

Câu 8: Bản thân em đã làm gì để tự hào về truyền thống của trường mình?

  1. Chăm ngoan, học giỏi và tích cực tham gia các hoạt động
  2. Tìm hiểu nhiều hơn nữa về truyền thống của trường
  3. Giới thiệu với bạn bè về truyền thống của trường
  4. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 9: Cần phải làm gì để đóng góp xây dựng và phát huy truyền thống nhà trường?

  1. không đi học đầy đủ
  2. tích cực tham gia các hoạt động
  3. Lôi kéo các bạn không tham gia các hoạt động
  4. Thờ ơ với các hoạt động nhà trường tổ chức.

Câu 10: Ý nào dưới đây là nội quy thường có của các lớp học?

  1. Học sinh đến trường phải mặc đúng quy định trang phục của trường, quần đồng phục, áo đồng phục phải bỏ trong quần.
  2. Học sinh ra vào trường phải quẹt thẻ theo đúng quy định, nếu quá 3 lần/1 kỳ không quẹt thẻ thì sẽ bị hạ 1 bậc hạnh kiểm của kỳ học đó.
  3. Học sinh vào lớp muộn quá 5 phút (bất cứ tiết học nào) đều không được vào lớp và phải lao động công ích trong suốt thời gian còn lại của một tiết.
  4. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 11: Hành động nào sau đây là không nên?

  1. Ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực.
  2. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
  3. Nói to, gây ồn ào, mất trật tự.
  4. Đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế; phê phán hành vi sai trái.

Câu 12: Ý nào dưới đây là biện pháp phù hợp cho tập thể lớp trong việc thực hiện tốt nội quy, quy định của trường lớp, cộng đồng?

  1. Xây dựng tiêu chí thi đua.
  2. Học tập còn chưa tập trung.
  3. Tích cực tham gia hoạt động được giao.
  4. Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao.

Câu 13: Đâu không phải là nội dung quy định của nhà trường?

  1. Lịch sử hình thành và phát triển của trường
  2. Không được đi xe đạp qua cổng trường, gửi xe đạp đúng nơi quy định.
  3. Tuyệt đối không được đi xe máy khi chưa có bằng lái xe.
  4. Phải giữ gìn sách vở, tài liệu các môn học đã mượn ở thư viện.

Câu 14: Ý nào dưới đây là quy định về trang phục khi ở trường?

  1. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
  2. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
  3. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
  4. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.

Câu 15: Ý nào dưới đây là quy định về bảo vệ tài sản trường?

  1. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
  2. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
  3. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
  4. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Em sắp xếp các quy định ở cột A sao cho phù hợp với cột  B

Cột A

1. Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo

2. Học và làm bài đầy đủ

3. Mặc trang phục theo quy định của trường

4. Có ý thức bảo vệ tài sản trường, lớp

5. Tôn trọng, bảo vệ tài sản chung

6. Ứng xử có văn hóa nơi công cộng

Cột B

a) Nội quy của trường, lớp

b) Quy định chung của công cộng

  1. 1 – a; 2 – a; 3 – a; 4 – b; 5 – a; 6 - b
  2. 1 – a; 2 – b; 3 – a; 4 – b; 5 – a; 6 – b
  3. 1 – a; 2 – a; 3 – a; 4 – a; 5 – b; 6 - b
  4. 1 – a; 2 – a; 3 – b; 4 – b; 5 – a; 6 - b

Câu 2: Đâu là biện pháp chung của lớp nhằm thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng?

  1. Theo dõi việc thực hiện của từng cá nhân.
  2. Xây dựng tiêu chí thi đua.
  3. Giúp đỡ những bạn gặp khó khăn khách quan
  4. Cả A, B, C

Câu 3: Đâu là biện pháp của từng cá nhân nhằm thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng?

  1. Luôn ý thức thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng là tự trọng và tôn trọng những người xung quanh.
  2. Xây dựng tiêu chí thi đua.
  3. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể
  4. Cả A và C

Câu 4: Những quy định nào sau đây trong nội quy của trường, lớp?

(1) Quy tắc giao tiếp, ứng xử

(2) Quy định trong học tập

(3) Quy định về trang phục

(4) Quy định về thái độ tham gia hoạt động chung

(5) Quy định về bảo vệ tài sản và môi trường

(6) Quy định về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng

(7) Quy định về trách nhiệm tham gia hoạt động, phong trào chung được tổ chức trong cộng đồng

  1. (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
  2. (1) (2) (3) (4) (5)
  3. (2) (3) (4) (5)
  4. (3) (4) (5) (6)

Câu 5: K và H chơi thân với nhau, K luôn chỉn chu, H thì luộm thuộm. Các bạn trong lớp thường trêu chọc hai bạn luôn khác nhau mà lại chơi được với nhau. H nghe thấy vậy tỏ ra ngại ngùng. Nếu là K em ứng xử thế nào?

  1. Nếu là K, em sẽ giải thích cho các bạn hiểu và không còn thái độ, lời nói coi thường bạn H
  2. Nếu là K. em có thể giúp H ăn mặc gọn gàng hơn và nói với bạn không cần tự tin hay ngại ngùng, sống là chính mình.
  3. Cả A, B đều đúng
  4. Cả A, B đều sai

Câu 6: Ý nào dưới đây là quy định về quy tắc giao tiếp ứng xử?

  1. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
  2. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
  3. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
  4. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.

Câu 7: Ý nào dưới đây là quy định của cộng đồng nơi em sống?

  1. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
  2. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
  3. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
  4. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.

Câu 8: Hoạt động nào sau đây góp phần phát huy truyền thống hiểu học và phát triển văn hóa đọc?

  1. Thực hiện những việc làm giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học
  2. Tham gia phong trào đọc sách do Đoàn Thanh niên nhà trường phát động
  3. Học tập hướng nghiệp – trải nghiệm tại làng nghề
  4. Cả A, B, C

Câu 9: Những lời nói, hành vi ứng xử lễ phép, tôn trọng, biết ơn thầy cô trong học tập, hoạt động ở lớp, ở trường?

  1. Tham gia các hoạt động phòng trào thể hiện sự tri ân đối với thầy cô (biểu diễn văn nghệ, thể thao, báo tường, viết về thầy cô,...)
  2. Nói lời biết ơn; thể hiện sự biết ơn bằng thành tích học tập, rèn luyện của mình.
  3. Quan tâm, động viên và hỏi thăm sức khỏe của thầy, cô, đặc biệt là các thầy, cô giáo cũ.
  4. Cả A, B, C

Câu 10: Hành vi nào sau đây là cách ứng xử lễ phép, tôn trọng, biết ơn thầy, cô giáo trong học tập, hoạt động ở lớp, ở trường?

  1. Lắng nghe tích cực khi thầy cô giảng bài cũng như khi thầy cô quan tâm, chia sẻ, nhắc nhở.
  2. Chủ động nói lời cảm ơn chân thành sự giúp đỡ, quan tâm của thầy cô; xin lỗi với thái độ cầu thị khi mắc khuyết điểm.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Trong tiết học trước, cô giáo gọi M trả lời bài. Lúc đo M đang tức giận cậu bạn thân, M đã không thể trả lời mà cứ đứng im lặng. Cô hỏi: “ Tại sao em không nói? Em đang có chuyện gì à?”. M vẫn không nói gì. Cô buồn, nhin M rồi đi lên phía bục giảng. Hôm nay, M chủ động gặp cô giáo để giải thích. Em có lời khuyên gì đối với M trong trường hợp trên?

  1. M chủ động gặp cô giáo để xin lỗi vì trong tiết học trước đã không trả lời khi cô hỏi.
  2. Trình bày lí do M không tập trung trong giờ học.
  3. M xin hứa sẽ sửa đổi và mong cô tha lỗi với thái độ chân thành, hối lỗi.
  4. Cả A, B, C

Câu 2: K là thành viên mới của câu lạc bộ Tiếng Anh. Chủ nhiệm câu lạc bộ đề nghị K giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm học Tiếng Anh với các bạn trong câu lạc bộ. K nên xử lý như thế nào để thể hiện sự tự tin, thân thiện khi giao tiếp, ứng xử với thầy cô, các bạn trong tình huống trên?

  1. Vui vẻ, tự tin giới thiệu bản thân mình
  2. Chia sẻ về mong muốn của mình khi tham gia câu lạc bộ.
  3. Chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân.
  4. Cả A, B, C

Câu 3: Ai là người là có cách cư xử không tốt trong tình huống sau: Linh không những hát hay mà còn học giỏi nên được nhiều bạn trong lớp yêu mến. Tuy nhiên, vẫn có một số bạn nói xấu Linh khiến Linh rất buồn và không muốn tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, lớp.

  1. Các bạn
  2. Linh
  3. Không ai
  4. Tuấn

Câu 4: Em được giao nhiệm vụ quá sức so với khả năng thực hiện. Trong trường hợp này, em cần xử lí như thế nào?

  1. Xác định rõ khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình
  2. Trao đổi với người giao nhiệm vụ khả năng không thực hiện được nhiệm vụ
  3. Đề xuất sự hỗ trợ từ mọi người
  4. Cả A, B, C

Câu 5: Em được giao nhiệm vụ khi đang bận rất nhiều công việc khác. Trong trường hợp này, em cần xử lí như thế nào?

  1. Xác định nhiệm vụ nào là nhiệm vụ cần ưu tiên.
  2. Lập kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên.
  3. Trao đổi với người giao nhiệm vụ về phương án hỗ trợ.
  4. Cả A, B, C

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: Hiển nhút nhát và ngại tham gia các hoạt động chung. Ngày mai, cả lớp sẽ tham gia hoạt động “Ngày Chủ nhật xanh” Hiền nói với chị gái sẽ lấy lí do ốm để ở nhà.

Nếu là chị gái của Hiển, em sẽ khuyên bạn điều gì?

  1. Nếu là chị gái của Hiển, em sẽ khuyên nhủ, khuyến khích em gái nên thoát ra khỏi vùng an toàn của bản thân, tham gia nhiều hoạt động để trở nên mạnh dạn, tự tin hơn và có thêm nhiều người bạn mới, mối quan hệ mới. .
  2. Nếu là chị gái của Hiển, em sẽ nói cho Hiến nghe những điều thú vị, mới lạ của các hoạt động chung và lợi ích khi Hiến tham gia chúng
  3. Cả A, B đều đúng
  4. Cả A, B đều sai

Câu 2: Vì bận đột xuất nên cô giáo để lớp tự quản giờ Ngữ văn và giao nhiệm vụ thảo luận cho trưởng nhóm. Trong lúc nhóm thảo luận, Mạnh ngồi làm việc riêng, khi bạn trưởng nhóm nhắc, Mạnh khó chịu đáp lại

Đó không phải việc của bạn!

Nếu là một thành viên trong nhóm, em sẽ làm gì?

  1. Nếu là một thành viên trong nhóm, em sẽ cảnh cáo Mạnh vì thái độ học tập và làm việc nhóm của bạn không tốt
  2. Nếu là một thành viên trong nhóm, em sẽ không làm gì để tránh gây bất hòa với Mạnh
  3. Nếu là một thành viên trong nhóm, em sẽ giải thích cho Mạnh hiểu làm việc nhóm là việc các thành viên trong nhóm cùng đóng góp ý kiến, suy nghĩ của bản thân về một bài tập hoặc một nhiệm vụ thảo luận mà giáo viên giao cho.
  4. Cả A, B, C

Câu 3: Nhà trường có truyền thống hoạt động thể dục thể thao rất sôi nổi, em sẽ

  1. tích cực tham gia để phát huy truyền thống
  2. không tham gia khi phát động phong trào.
  3. lôi kéo các bạn không nên tham gia vì ảnh hưởng đến việc học
  4. im lặng, không có ý kiến gì.

Câu 4: Đâu là những biểu hiện của ứng xử tự tin, thân thiện trong giao tiếp?

  1. Trình bày ý kiến của bản thân trước tập thể
  2. Bình tĩnh và nhìn vào mắt người giao tiếp.
  3. Thái độ vui vẻ, hoà đồng, chân thành, cởi mở.

đ. Lời nói nhẹ nhàng, trong sáng.

  1. Cao giọng để đối phương nghe rõ.
  2. Lắng nghe và đồng cảm với người giao tiếp.
  3. Giao tiếp thoải mái, tự nhiên, đứng thẳng và hướng mắt về đối tượng.
  4. Chủ động ngắt câu chuyện khi không muốn nghe.
  5. a, b, c, đ, e
  6. b, c, đ, e, g
  7. b, c, đ, g, h, i
  8. a, b, c, đ, g, h

Câu 5: Minh, Huấn, Vân được giao nhiệm vụ của nhóm và Minh được phân công làm nhóm trưởng. Gần đến hạn nộp, Minh hỏi Huấn và Vân khi nào thì thống nhất và hoàn thiện sản phẩm. Lúc này, Huấn mới nhớ ra mình đã quên thực hiện nhiệm vụ được giao. Em hãy đưa ra những hành động thể hiện người có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ theo tình huống trên.

  1. Minh tổ chức họp nhóm để cả nhóm báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ. Huấn chia sẻ khó khăn của mình khi sắp hết hạn và yêu cầu hỗ trợ
  2. Minh và Vân chia sẻ tài liệu để Huấn thực hiện nhiệm vụ nhanh hơn.
  3. Minh phân chia nhiệm vụ của Huấn làm 2 phần, Huấn thực hiện 1 phân, Minh và Vân hỗ trợ 1 phần (làm giúp một phân công việc cho Huấn);
  4. Cả A, B, C

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 2) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay