Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 2) Chủ đề 5 - Tham gia hoạt động cộng đồng CHỦ ĐỀ 5

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 chân trời sáng tạo (bản 1) . Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 5 - Tham gia hoạt động cộng đồng CHỦ ĐỀ 5. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5. THAM GIA HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Đâu là hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương?

  1. Nấu những bữa cơm tình thương
  2. Tổng vệ sinh trên địa bàn dân cư
  3. Tuyên truyền về văn hóa giao thông
  4. Tham gia hoạt động thiện nguyện tại làng trẻ em mồ côi SOS

Câu 2: Đâu là hoạt động văn hóa – xã hội tại địa phương?

  1. Nấu những bữa cơm tình thương
  2. Tổng vệ sinh trên địa bàn dân cư
  3. Tuyên truyền về văn hóa giao thông
  4. Tham gia hoạt động thiện nguyện tại làng trẻ em mồ côi SOS

Câu 3: Các hoạt động cộng đồng diễn ra tại địa phương như

  1. Quét dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
  2. Hỏi thăm và giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, người già neo đơn.
  3. Trang trí khu vực dân cư nơi mình sinh sống...
  4. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 4: Ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng đối với cá nhân là gì?

  1. Giúp đỡ được các hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.
  2. Rèn luyện các phẩm chất như chăm chỉ, có trách nhiệm.
  3. Xây dựng được các công trình của thanh niên phục vụ cộng đồng.
  4. Phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể của các lực lượng khác nhau trong cộng đồng...

Câu 5: Đâu là những biện pháp thu hút các bạn vào hoạt động cộng đồng?

  1. Làm gương cho các bạn bằng sự tham gia tích cực của bản thân
  2. Thuyết phục, giúp cho các bạn thấy được ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng đối với bản thân xã hội.
  3. Tuyên truyền cho các bạn thấy sự cần thiết của việc tham gia các hoạt động cộng đồng.
  4. Cả A, B, C

Câu 6: Ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng đối với cộng đồng là gì?

  1. Rèn luyện các phẩm chất như chăm chỉ, có trách nhiệm.
  2. Tạo ra sự kết nối các thành viên trong cộng đồng....
  3. Nâng cao được giá trị của bản thân...
  4. Hình thành và phát triển các năng lực như giao tiếp, hợp tác, tự chủ, giải quyết vấn đề

Câu 7: Đâu là các cá nhân, tổ chức, nhóm có thể tham gia hoạt động xã hội?

  1. Hội liên hiệp phụ nữ
  2. Hội nông dân
  3. Nhà hảo tâm, doanh nghiệp
  4. Cả A, B, C

Câu 8: Biện pháp mở rộng các mối quan hệ trong cộng đồng là gì?

  1. Tham gia câu lạc bộ cộng đồng, phát động phong trào cộng đồng.
  2. Thiết lập quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng.
  3. Thiết lập mạng lưới cộng đồng kết nối trên không gian mạng…
  4. Cả A, B, C

Câu 9: Biện pháp thu hút cộng đồng tham gia hoạt động xã hội là gì?

  1. Đề xuất nội dung hoạt động phong phú, thiết thực.
  2. Đưa ra hình thức hoạt động đã dạng cho hoạt động xã hội trở nên hứng thú hơn.
  3. Sắp xếp thời gian tổ chức các hoạt động hợp lí.
  4. Cả A, B, C

Câu 10: Đâu là những thuận lợi khi thực hiện hoạt động cộng đồng?

  1. Nhiều bạn có nhu cầu tham gia hoạt động
  2. Được sự ủng hộ của nhà trường
  3. Tìm kiếm các hoạt động phù hợp
  4. Cả A, B

Câu 11: Đâu là những khó khăn khi thực hiện hoạt động cộng đồng?

  1. Nhiều bạn có nhu cầu tham gia hoạt động
  2. Được sự ủng hộ của nhà trường
  3. Tìm kiếm các hoạt động phù hợp
  4. Cả A, B

Câu 12: Đâu là biện pháp để thực hiện tốt nội quy, quy định của cộng đồng?

  1. Nhờ bạn bè, người đi cùng nhắc nhở.
  2. Học cách quan sát kĩ cung đường và nơi mình thường xuyên đi qua xem vị trí nào có thùng rác.
  3. Cả A, B đều đúng
  4. Cả A, B đều sai

Câu 13: Để tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng đạt kết quả tốt, chúng ta cần

  1. xây dựng kế hoạch tuyên truyền một các khoa học và phù hợp với điều kiện thực tiễn trên cơ sở xác định rõ hình thức, mục tiêu, đối tượng, nội dung tuyên truyền cũng như người thực hiện, địa điểm, thời gian và kết quả mong đợi.
  2. Sau mỗi hoạt động tuyên truyền, cần thu thập các thông tin phản hồi làm căn cứ tin cậy cho việc điều chỉnh các hoạt động tiếp theo.
  3. Ghi lại các video, hình ảnh, thu thập các thông tin phản hồi về thực hiện kế hoạch tuyên truyền.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 14: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của các hoạt động cộng đồng là gì?

  1. Cần thành lập các tổ chức thực hiện hoạt động cụ thể.
  2. Có đội ngũ bài bản, chuyên ngh iệp.
  3. Có sự cộng tác cố định của các tổ chức, cá nhân
  4. Cả A, B, C

Câu 15: Biện pháp nào sau đây là biện pháp mở rộng các mối quan hệ trong cộng đồng?

  1. Đề xuất nội dung các hoạt động phong phú, thiết thực.
  2. Tham gia các câu lạc bộ.
  3. Đưa ra các hình thức hoạt động đa dạng.
  4. Sắp xếp thời gian tổ chức các hoạt động hợp lí.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Em hãy xác định những cá nhân, tổ chức mà em có thể thiết lập và mở rộng quan hệ để thu hút vào các hoạt động xã hội

(1) Thầy, cô giáo

(2) Ban đại diện cha mẹ học sinh

(3) Tổ chức đoàn thể

(4) Doanh nghiệp

  1. (1)(2)(3)
  2. (1)(2)(3)(4)
  3. (2)(3)(4)
  4. (3)(4)(1)

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Để vận động thu hút các thành viên trong cộng đồng tham gia hoạt động xã hội, chúng ta cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức hoạt động và vai trò của các lực lượng tham gia một cách cụ thể thì mới mang lại hiệu quả cao.
  2. Tuyên truyền trong cộng đồng về văn hoá ứng xử nơi công cộng sở giúp cho mọi người cùng có nhận thức đúng về văn hoá ứng xử nơi công cộng, từ đó mỗi người sẽ tạo lập hành vị và thói quen hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá nơi công cộng.
  3. Để các hoạt động này thu hút được kết quả tốt đẹp và có sự lan tỏa rộng rãi thì cần chý ý thực hiện những biện pháp mở rộng quan hệ trong cộng đồng cũng như là thu hút cộng đồng tham gia hoạt động xã hội một cách phù hợp.
  4. Cả A, B, C

Câu 3: Đâu là biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút thầy, cô giáo vào các hoạt động xã hội?

  1. Trình bày rõ ràng ý tưởng hoạt động
  2. Gợi ý một số nội dung phù hợp mà thầy cô có thể tham gia
  3. Tạo niềm tin về việc đảm bảo kết quả học tập tốt.
  4. Cả A, B, C

Câu 4: Đâu là biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút thầy, cô giáo vào các hoạt động xã hội?

  1. Chuẩn bị tốt hồ sơ cá nhân
  2. Thuyết trình lợi ích do hoạt động cộng đồng mang lại cho nhà tài trợ.
  3. Tạo niềm tin về việc đảm bảo kết quả học tập tốt.
  4. Cả A, B

Câu 5: Đâu là biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút các tổ chức đoàn thể vào các hoạt động xã hội?

  1. Lựa chọn tổ chức đoàn thể phù hợp với tính chất của hoạt động cộng đồng
  2. Thuyết trình lợi ích do hoạt động cộng đồng mang lại cho nhà tài trợ.
  3. Giới thiệu truyền thống hoạt động xã hội của trường
  4. Cả A, C

Câu 6: Biện pháp thu hút cộng đồng tham gia các hoạt động xã hội là?

  1. Đề xuất nội dung các hoạt động phong phú, thiết thực.
  2. Tuyên truyền về lợi ích khi tham gia hoạt động.
  3. Sắp xếp thời gian tổ chức các hoạt động hợp lí.
  4. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 7: Một số biểu hiện của giao tiếp, ứng xử có văn hóa là?

  1. Nói năng lịch sự, tế nhị
  2. Tôn trọng đối tượng giao tiếp và nhu cầu của họ.
  3. Chăm chú lắng nghe khi người khác nói.
  4. Cả A, B, C

Câu 8: Biểu hiện của giao tiếp, ứng xử có văn hóa là?

  1. Tự làm mọi việc nhà để bố mẹ không cần thuê người giúp việc.
  2. Chi tiêu tiết kiệm, hợp lí trong cuộc sống.
  3. Không đòi hỏi bố mẹ chi tiêu cho những nhu cầu chưa hợp lí của mình.
  4. Cả A, B, C

Câu 9: Đâu là những vấn đề đang tồn tại trong giao tiếp, ứng xử?

  1. Gây rối loạn trật tự xã hội.
  2. Thiếu sự tôn trọng mọi người.
  3. Thiếu hòa đồng và nhã nhặn.
  4. Cả A, B, C

Câu 10: Đâu là biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút các doanh nghiệp vào các hoạt động xã hội?

  1. Lựa chọn tổ chức đoàn thể phù hợp với tính chất của hoạt động cộng đồng
  2. Chú trọng bản mô tả thực trạng của vấn đề xã hội
  3. Thuyết phục về khả năng thành công của hoạt động.
  4. Cả B, C

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Những nội dung cần tuyên truyền về văn hóa ứng xử là gì?

  1. Rèn luyện đức tính chăm chỉ, lao động
  2. Giữ gìn vệ sinh chung.
  3. Tuân thủ cấc quy định chung nơi công cộng.
  4. Cả B, C đều đúng

Câu 2: Đâu là những nội dung cần tuyên truyền về văn hóa ứng xử?

  1. Giữ thái độ hòa nhã, lịch sự trong giao tiếp với mọi người
  2. Tôn trọng sự khác biệt
  3. Có ý thức xây dựng môi trường sống xanh-sạch-đẹp
  4. Cả A, B, C

Câu 3: Đâu là những biểu hiện của người giao tiếp, ứng xử có văn hóa?

  1. Biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và cảm thông với họ
  2. Chân thành, cầu thị khi giao tiếp
  3. Luôn nhã nhặn, mỉm cười khi giao tiếp
  4. Cả A, B, C

Câu 4: Trong các hành động dưới đây, đâu là hành động thiếu văn minh ở nơi công cộng?

  1. Chen lấn, không xếp hàng khi mua vé.
  2. Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe bus.
  3. Vứt rác bừa bãi ở công viên.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử văn minh khi nói, cười nơi công cộng?

  1. Tranh luận gay gắt trong thư viện.
  2. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
  3. Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên khi ở nơi công cộng
  4. Kể chuyện với bạn khi ngồi trên xe bus và phá lên cười rất to.

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: Khi có người nói chuyện to tiếng trong rạp chiếu phim, em nên làm gì?

  1. Lặng lẽ đổi chỗ để tiếp tục xem phim.
  2. Góp ý nhẹ nhàng, yêu cầu họ nói chuyện bé tiếng lại.
  3. Không lên tiếng vì mọi người xung quanh cũng không ai có ý kiến gì.
  4. Tất cả các phương án trên

Câu 2: Cho tình huống sau

“Là thành viên của Câu lạc bộ “Bảo vệ hành tinh xanh”, Linh luôn có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ nhất. Một trong những hoạt  động mà Linh tham gia là thu gom pin đã qua sử dụng và chuyên đến các điểm thu gom pin cũ gần nơi sinh sống, để rác thải độc hại này được xử lí đúng cách, đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Linh thuyết phục mọi người ở khu dân cư cùng thực hiện thu gom pin cũ với thông điệp " Không vứt pin đã qua sử dụng vào thùng rác”. Những hộ gia đình ở xa nơi thu gom pin cũ, các bạn trong Câu lạc bộ đến tận nơi để thu gom và chuyển đến địa điểm tập kết.”

Em hãy xác định biểu hiện có trách nhiệm của bạn Linh trong tình huống trên.

  1. Chủ động tham gia hoạt động vì cộng đồng: Tham gia Câu lạc bộ “Bảo vệ hành tinh xanh”.
  2. Thực hiện nhiệm vụ thu gom pin đã qua sử dụng và thuyết phục mọi người ở khu dân cư cùng thực hiện
  3. Đến tận nhà các hộ gia đình ở xa nơi tập kết để trực tiếp thu gom.
  4. Cả A, B, C

Câu 3: Đoàn Thanh niên phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” để dọn dẹp đường làng, ngõ xóm. Em muốn vận động người thân và bạn bè cùng tham gia. Đâu là cách vận động, thu hút các thành viên tham gia hoạt động xã hội trong tình huống trên?

  1. Nhắc mọi người trước ngày thực hiện về thời gian, trang phục, dụng cụ lao động…
  2. Động viên, tạo năng lực tích cực cho mọi người trong quá trình tham gia hoạt động.
  3. Chuẩn bị đồ ăn, nước uống trong quá trình di chuyển.
  4. Tìm hiểu trước địa điểm, hoàn cảnh của em nhỏ, chia sẻ với mọi người đầy đủ thông tin.

Câu 4: Đâu là trang phục phù hợp khi vào viếng lăng Bác?

  1. Áo hai dây.
  2. Váy ngắn trên đầu gối.
  3. Áo hở vai.
  4. Áo cộc hoặc dài tay, quần hoặc váy dưới gối.

Câu 5: Nhóm em lên kế hoạch thực hiện hoạt động thiện nguyện giúp đỡ các em nhỏ vùng cao và mong muốn có sự tham gia Hội Phụ nữ và các tổ chức, cá nhân khác ở địa phương. Đâu là cách vận động, thu hút các thành viên tham gia hoạt động xã hội trong tình huống trên?

  1. Tìm hiểu trước địa điểm, hoàn cảnh của em nhỏ, chia sẻ với mọi người đầy đủ thông tin.
  2. Lên kế hoạch chi tiết, cụ thể về thời gian, phân công nhiệm vụ, đồ dùng cần chuẩn bị, gửi kế hoạch cho tất cả thành viên tham gia.
  3. Nhắc mọi người trước ngày thực hiện về thời gian, trang phục, dụng cụ lao động…
  4. Cùng nhau thực hiện, động viên tinh thần lẫn nhau.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 2) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay